Phương hướng mục tiêu sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Duyên Hà

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã duyên hà, huyện thanh trì, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 84 - 86)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Định hướng và một số giải pháp chủ yếu sản xuất rau an toàn

4.3.1. Phương hướng mục tiêu sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Duyên Hà

Sản xuất rau an toàn tại xã Duyên Hà phải theo hướng sản xuất hàng hóa, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo đánh giá. Muốn phát triển sản xuất hàng hóa sản phẩm việc đầu tiên cần làm là mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ ở trong thành phố Hà Nội mà còn sang các huyện, tỉnh lân cận. Thị trường rau an toàn trong nước ngày càng tăng nhanh do đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Vấn đề sức khỏe dần được đưa lên làm vấn đề quan tâm hàng đầu. Nhìn chung, nhu cầu về rau an toàn càng ngày càng gia tăng, đặc biệt nếu rau an toàn đảm bảo chất lượng thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng sử dụng rau an toàn. Dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu về rau cũng theo đó mà gia tăng thêm. Đó là cơ hội lớn cho sản xuất rau an toàn phát triển. Sản xuất rau an toàn hiện nay phải có những giải pháp phát triển hợp lý để có thể nắm bắt được cơ hội này.

Phát triển sản xuất rau an toàn cần dựa trên cơ sở phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh và khắc phục hiệu quả những hạn chế, khó khăn. Cần đưa vào sử

dụng những diện tích đất đai có khả năng sản xuất rau an toàn nhằm tránh gây lãng

phí đất, tăng cường đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất cây trồng .Theo “Quy

hoạch phát triển rau quả đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” của BộNông nghiệp và

Phát triển nông thôn, trong những năm tới đây phương hướng phát triển sản xuất

rau an toàn là:

Tiếp tục chương trình phát triển rau quả trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng (nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới) của các vùng. Kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có, trồng mới theo hướng sản xuất chuyên canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; Đáp

77

ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Tập trung phát triển các loại cây, rau có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Trong thời gian tới, cần chú trọng đến thị trường Châu – Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật…

Sản xuất rau phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu ngay tại thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thời kỳ 2010 – 2020, ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD/năm.

Định hướng quy hoạch theo Quyết định 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ (Diện tích cây ăn quả đến năm 2010 đạt 1 triệu ha, đến năm 2020 khoảng 1,3 triệu ha; diện tích rau đến năm 2010 đạt 700 nghìn ha, đến năm 2020 khoảng 750 nghìn ha.

Từ những định hướng phát triển trên UBND xã Duyên Hà cũng đã có những định hướng, hướng đi phát triển phù hợp nhất với địa phương mình, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân phát triển sản xuất rau an toàn. Hỗ trợ bà con nông

dân trong áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ

tầng hiện đại sản xuất rau an toàn, đưa VietGAP sảnxuất rau an toàn phát triển hơn

tại Duyên Hà. Đảm bảo chất lượng rau tốt, xây dựng thương hiệutrên thị trường và

tạo được uy tín với người tiêu dùng về rau an toàn Duyên Hà. Giatăng diện tích sản

xuất và nâng cao năng suất cây trồng, thâm canh cây trồng chủchốt.

Tạo được mối liên kết chặt chẽ, bền vững và lâu dài giữa bà con nông dân với các nhà doanh nghiệp, nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm rau an toàn. Mối liên kết giữa các bên trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ cần phải được. Hiện có rất ít doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh tiêu thụ rau an toàn. Bà con nông dân thường tự sản xuất, tự tiêu thụ, các khâu này mang tính chất tự phát và đầu ra thường không

78

ổnđịnh. Giá cả hàng hóa cũng là một trong những yếu tố quyết định đến phát triển

sản xuất. Ổn định được đầu ra, các hộ nông dân sẽ yên tâm sản xuất, đem lại thu

nhậpổn định và lâu dài, đời sống các hộ sản xuất được đảm bảo. Đối với các doanh

nghiệp thì tiền thuê cửa hàng cao, chi phí thuê người giám định, chi phí bảo quản lớn… khiến giá rau an toàn cao hơn hẳn, khó cạnh tranh với rau thường. Cần có các chính sách ưu đãi cụ thể để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh rau an toàn tại xã.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã duyên hà, huyện thanh trì, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)