PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn một số địa phương ở Việt Nam
a) Hải Dương
Mô hình sản xuất rau an toàn tại Hải Dương được bắt đầu thực hiện từ năm 2003, đã đem lại những kết quả khả quan. Năm 2006 - 2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hải Dương xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ở Phạm Kha (huyện Thanh Miện) nhằm hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học cho bà con nông dân áp dụng vào trong sản xuất góp phần tăng năng suất, đảm bảo chất lượng cây rau màu. Các loại rau được trồng phổ biến ở đây gồm cải bắp, cà chua, cải dưa, các loại rau ăn lá, su hào, súp lơ, các loại rau gia vị… Năm 2007, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận thương hiệu rau an toàn cho sản phẩm rau của xã. Đây là thương hiệu rau an toàn đầu tiên cho tỉnh Hải Dương. Để có được thương
20
hiệu đó, người trồng rau ở Phạm Kha đã phải thực hiện theo 6 bước quy trình đã đề ra, trong đó quan trọng nhất là dùng các chế phẩm sinh học để thay thế việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học cho rau, đảm bảo thời gian cách ly thuốc trước khi thu hoạch 10 ngày. Năm 2009, Viện Nghiên cứu rau quả trung ương cũng đã cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rau cải ngọt tại trang trại của anh Phạm Văn Hát (xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ) với quy mô sản xuất 0,5 ha và sản lượng đạt 7 tấn/năm. Đó là trang trại đầu tiên của Hải Dương có sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP (Huyền Cao, 2015).
Mặc dù vậy, vấn đề chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rau quả của Hải Dương vẫn còn nhiều thách thức cần phải giải quyết. Trên thị trường hiện nay chưa có nhiều sản phẩm rau quả có chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; sản lượng và giá trị hàng hóa của loại rau quả này chiếm tỷ trọng rất thấp.
Trong xu hướng thị trường hiện nay, sản xuất rau quả đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những yếu tố then chốt của loại hàng hóa nông sản. Sản xuất rau quả theo hướng an toàn cũng là một vấn đề lớn đang nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành của tỉnh Hải Dương (Huyền Cao, 2015).
b) Lâm Đồng
Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, khi Việt Nam đã ký hiệp định CPTPP ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, Lâm Đồng nói riêng có nhiều cơ hội, song cũng có nhiều thách thức đòi hỏi ngành nông nghiệp tìm ra các giải pháp tạo thế mạnh riêng cho nông nghiệp hội nhập và phát triển. Trong đó việc phát triển chuỗi liên kết sản xuất an toàn thực phẩm gắn với tiêu thụ sản phẩm là hết sức quan trọng.
Với nhiều chính sách phát triển thu hút, tính đến hết năm 2017 toàn tỉnh Lâm Đồng có 68 chuỗi. Trong đó 35 chuỗi rau, củ quả với 1.144 hộ liên kết, diện tích 1.631,24ha, sản lượng 151.765 tấn/năm (Văn Phương, 2016).
Việc tiêu thụ sản phẩm nông sản rất đa dạng, ngoài thi ̣ trường tiêu thu ̣ truyền thống tại TP. Hồ Chı́ Minh, ngành Nông nghiê ̣p và Phát triển nông thôn đã tâ ̣p trung mở rộng thi ̣ trường tiêu thụ tại TP. Hà Nô ̣i, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và các tı̉nh khác để tiêu thu ̣ nông sản an toàn. Tốc độ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của các chuỗi liên kết an toàn thực phẩm khá cao, nhiều chuỗi sau 2 năm đã tăng gấp 2-
21
3 lần so với khi xây dựng chuỗi, điển hình như HTX Anh Đào, HTX Su Su Công Thành.
Bên cạnh việc phát triển chuỗi nông sản an toàn thì diện tích sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP và tương đương cũng có bước phát triển nhanh chóng. Toàn tỉnh có 200 tổ chức và hộ nông dân được cấp chứng nhận sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic với quy mô trên 2.000 ha nhằm đáp ứng rau an toàn và hoa chất lượng cao… góp phần nâng tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,32% trong cơ cấu ngành (cơ cấu kinh tế: ngành nông lâm thủy sản chiếm tỷ lệ 46,8%). Với 19 sản phẩm được đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu, trong đó có 8 nhãn hiệu được cấp chứng nhận và 9 nhãn hiệu tập thể.
Có thể khẳng định rằng các chương trình phát triển nông nghiệp ngành, của tỉnh Lâm Đồng đi đúng hướng, trên cơ sở ứng dụng các công nghệ cao phù hợp, chủ động sản xuất trong điều kiện ứng phó biến đổi khí hậu: sản xuất rau an toàn có chứng nhận; sản xuất theo chuỗi giá trị; xây dựng và phát triển thương hiệu; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giá thành nông sản phù hợp là mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế (Văn Phương, 2016).