Chỉ tiêu ĐVT Rau an toàn không theo tiêu chuẩn VietGAP CC (%) Rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP CC (%) Rau hữu cơ CC (%) Tổng Diện tích ha 6,16 10,62 50,8 87,59 1,04 1,79 58 Số hộ tham gia sản xuất rau an toàn Hộ 20 12,19 143 87,2 1 0,61 164 Sản lượng Tấn 614,01 10,62 5063,36 87,59 103,63 1,79 5781 Năng suất bình quân Tấn/ha 99,68 100,01 99,67 100 99,64 99,97 99,67
Nguồn: UBND xã Duyên Hà, 2020 Về số hộ tham gia sản xuất rau an toàn, rau an toàn không theo tiêu chuẩn VietGAP có 20 hộ (12,19%) so với tổng số hộ là 164 hộ. Số hộ tham gia sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP có 143 hộ, chiếm cơ cấu lớn trong tổng số hộ là 87,2%. Rau hữu cơ có số hộ tham gia sản xuất là 1 hộ (0,61%) so với tổng số hộ. Về sản lượng, nhờ áp dụng đúng kĩ thuật, áp dụng khoa học vào sản xuất và tiêu thụ, năng suất cao nên sản lượng rau an toàn cũng cao, sản lượng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 5063,36 tấn, chiếm sản lượng nhiều nhất trong các nhóm rau, so với tổng số giống như diện tích chiếm 87,59% tổng sản lượng. Sản lượng rau an toàn không theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 614,01 tấn (10,62%) và sản lượng rau hữu cơ là 103,63 (1,79%) so với tổng sản lượng.
Về năng suất bình quân, bình quân năng suất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 99,67 tấn/ha bằng tổng năng suất bình quân của xã Duyên Hà. Bên cạnh đó, năng suất bình quân rau an toàn không theo tiêu chuẩn VietGAP lại là 99,68 tấn/ha hơn tổng năng suất bình quân là 0,01%. Rau hữu cơ có năng suất bình
61
quân kém hơn là 99,64 tấn/ha (0,03%). Tổng năng suất bình quân qua 3 nhóm rau của xã Duyên Hà là 99,67 tấn/ha.
4.1.4. Đầu ra của sản xuất rau an toàn xã Duyên Hà
Sau khi kết thúc đợt bón phân lần cuối cùng, 10 ngày sau thì thu hoạch được sản phẩm. Sản phẩm đạt chuẩn, loại bỏ lá gốc, lá bị vàng, bị thối, sâu bệnh, không ngâm nước, không làm dập nát. Vì là sản xuất rau an toàn nên khâu thu hoạch phức tạp hơn, cần phải đảm bảo không để sản phẩm bị hư hỏng, vì là những sản phẩm chứa nhiều nước, dễ bị hư hỏng nên cần phải cẩn thận trong thu hoạch và đưa đi tiêu thụ. Tại Duyên Hà tình hình sơ chế, chế biến rau trước khi đi tiêu thụ có thể thực hiện được. Tại xã đã có nhà sơ chế, chế biến rau an toàn, nếu được sơ chế qua, bảo quản trong điều kiện phù hợp thì sản phẩm sẽ giữ được lâu hơn, sẽ hạn chế được việc dập nát rau, sản lượng bán ra được tăng lên so với không có sự bảo quản. Không có bao bì cho sản phẩm vì chưa đăng kí được thương hiệu. Vậy nên giá thành rau an toàn Duyên Hà không được cao.
Trong sản xuất rau an toàn thì vấn đề quan trọng nhất là đầu ra cho sản phẩm. Hiện nay phần lớn rau được sản xuất ra được thương lái thu mua, một phần là các hộ nông dân đưa ra chợ bán, một phần được các cửa hàng rau sạch nhập về để kinh doanh. Mặc dù có thị trường tiêu thụ rau lớn là thị trường thành phố Hà Nội, nhưng khi đem đi tiêu thụ hầu như rau an toàn và rau bình thường bị xen lẫn vào nhau, chưa có sự khác biệt lớn để người tiêu dùng biết đến và sử dụng, chỉ một phần các hộ nông dân tìm được cho mình mối cung cấp rau cho các cửa hàng rau sạch, giá bán có chênh một ít so với bán ngoài chợ và bán cho thương lái. Đa phần thương lái thu mua rau thì người ta cũng là để nhập cho các siêu thị, chuỗi cửa hàng ăn uống lớn hoặc bán tại chợ đầu mối.
Cũng có một ít là những người dân ở thành phố người ta biết được đây là rau sạch, rau an toàn, người ta tới tận nơi xem và mua với số lượng lớn để tiêu dùng hoặc cũng có thể vừa tiêu dùng vừa buôn bán.
Các hộ nông dân xã Duyên Hà tiêu thụ sản phẩm với hai hình thức chủ yếu là trực tiếp và gián tiếp. Mỗi hình thức tiêu thụ đều có ưu điểm, nhược điểm riêng.
62
Với rau an toàn thì cách thức vận chuyển cần phải lưu ý hơn rau bình thường nên chủ yếu vẫn là hình thức tiêu thụ gián tiếp.
27%
73%
Hình thức tiêu thụ rau an toàn tại xã Duyên Hà
Trực tiếp Gián tiếp
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020
Đồ thị 4.2. Hình thức tiêu thụ rau an toàn tại xã Duyên Hà năm 2019
Bà con nông dân xã Duyên Hà tiêu thụ gián tiếp ở đây là bán sản phẩm cho các đối tượng trung gian là thương lái và các cửa hàng rau sạch. Với hình thức tiêu thụ gián tiếp tỉ lệ tiêu thụ gián tiếp là 73%, bà con nông dân hàng ngày sản xuất ra với khối lượng lớn rau đồng thời với tính chất đặc thù của rau nên cần những phương tiện vận chuyển phù hợp với đặc điểm và số lượng. Hình thức trực tiếp ở đây là tự bà con nông dân đem sản phẩm ra thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm trực tiếp tới tay người tiêu dùng không qua trung gian. Và còn có thêm một số ít là người tiêu dùng người ta tự đến tận nơi sản xuất người ta mua về sử dụng với số lượng lớn. Hình thức tiêu thụ này chiếm khoảng 27%. Với những loại rau như bắp cải, cà chua, cải xanh là những loại rau có nhu cầu tiêu thụ lớn nhất là vào mùa đông thì sản lượng một sào trung bình từ 1000 – 1600 kg/sào với gieo trồng trong 3 vụ thì cần phải tiêu thụ nhanh để tránh ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
4.1.5. Kết quả sản xuất rau an toàn
Sản xuất rau an toàn là quy trình sản xuất phức tạp, tuân thủ theo những quy định về phân bón, thuốc BVTV đảm bảo dư lượng chất hóa học trong sản phẩm không vượt quá mức quy định cho phép. Đặc biệt sản xuất rau an toàn đòi hỏi công lao động nhiều hơn sản xuất rau bình thường. Để thấy được sự khác biệt giữa rau an
63
toàn và rau bình thường, đề tài tiến hành so sánh chi phí sản xuất, kết quả và hiệu quả giữa những hộ tham gia sản xuất rau an toàn và những hộ không tham gia sản xuất rau an toàn.
Cây rau bắp cải là cây trồng truyền thống của xã, các hộ nông dân đều có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất và trình độ thâm canh. Qua bảng ta thấy được về mật độ gieo trồng cây giống thì ở cả hai nhóm hộ là như nhau, trung bình một sào 510.000 đồng tiền giống.
Từ bảng 4.14, ta có thể thấy: Ở cả hai nhóm hộ đều sử dụng 100% các loại phân vô cơ là đạm, lân, kali, NPK và phân hữu cơ là phân chuồng ủ hoai mục. Với nhóm hộ tham gia sản xuất rau an toàn do tuân thủ quy định sản xuất, sử dụng đúng và đủ liều lượng phân bón và thuốc BVTV có tỉ lệ sử dụng đạm, kali, NPK cho cây bắp cải thấp hơn ở nhóm hộ không tham gia sản xuất rau an toàn. Lượng phân đạm mà hộ sản xuất rau an toàn bằng 75% lượng đạm mà hộ không sản xuất rau an toàn sử dụng, phân kali bằng 50% hộ không sản xuất rau an toàn; phân NPK hộ sản xuất rau an toàn chỉ sử dụng 25kg/sào trong khi đó hộ không sản xuất rau an toàn lại sử dụng tới 30kg/sào; về phân chuồng hộ không tham gia sản xuất rau an toàn sử dụng nhiều hơn hộ tham gia sản xuất rau an toàn trung bình 2 tạ/sào.
Để đạt được năng suất cao, hộ không tham gia sản xuất rau an toàn đã sử dụng một lượng thuốc BVTV và thuốc kích thích lớn hơn 33,3% so với hộ tham gia sản xuất rau an toàn.
Về công lao động, sản xuất bắp cải tốn nhiều công lao động từ khâu làm đất, tưới nước, bón phân; riêng bón phân có một lần bón lót và năm lần bón thúc trong quá trình cây hồi xanh, trải lá nhỏ, trải lá rộng, chuẩn bị cuốn, cuốn( bón trước thu hoạch 20 ngày) vì vậy quá trình sản xuất rau an toàn công lao động bình quân một sào là 14,2 ngày công trong khi sản xuất bình thường chỉ 11,17 ngày công.
Là một trong những cây trồng chủ chốt trong vụ đông, tại Duyên Hà trong các loại rau thì cà chua là một trong những loại rau đem lại doanh thu lớn. Trung bình đối với những hộ sản xuất rau an toàn thì một sào cà chua đem lại thu nhập là 20 triệu đồng/sào. Lượng phân tổng hợp sử dụng cho cà chua nhiều hơn gấp đôi so với bắp cải. Tại Duyên Hà, các hộ nông dân sử dụng hạt giống để sản xuất, đối với cà chua trung bình mỗi sào 440 nghìn đồng tiền giống.
64