PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của những nước trên thế giới về sản xuất rau an toàn
a) Úc, với diện tích tự nhiên là 768 triệu hecta (7.680.000 km²), rộng gấp 23 lần Việt Nam. Tuy có đến gần 2/3 diện tích (436 triệu hecta) là đất có thể canh tác nhưng Úc chỉ sử dụng có 46 triệu hecta gồm 18 triệu hecta trồng trọt và 28 triệu hecta đồng cỏ. Lao động nông nghiệp của Úc chỉ có 371.900 người, nhưng với kinh
17
nghiệm và trình độ sản xuất của mình, nông nghiệp Úc không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn còn có thể đảm bảo xuất khẩu. Trình độ của nông dân Úc thấp hơn so với các ngành nghề khác trong nước, chỉ khoảng 31% là có trình độ đại học hoặc cao đẳng (trung bình toàn quốc 52%). Hộ nông dân có trình độ đại học (khoảng 67.768 USD/năm) cao hơn hẳn so với hộ không có trình độ (khoảng 44.076 USD) (theo Kipatrick,1996). Giá trị nông sản của Úc đạt khoảng 25 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 3,8% giá trị tổng sản lượng quốc gia, trong đó suất khẩu đạt 10-20 tỷ USD, chiếm 75-80% tổng sản lượng nông sản (Thái Thị Bun My, 2007).
Để phát triển ngành làm vườn, Úc đã xây dựng chính sách 3 điểm: - Cải thiện mức lãi trong thu nhập của nông dân
- Tăng cường sức cạnh tranh của mặt hàng rau, hoa, quả. - Nâng cao tính bền vững của ngành làm vườn
Để triển khai 3 điểm nói trên, Nhà nước Úc đã có sáng kiến tổ chức nhiều cơ quan hỗ trợ về nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tiếp thị, kiểm dịch… để tạo sự đồng bộ trong dây chuyền sản xuất. Các trung tâm về nông nghiệp xây dựng chiến lược và định hướng phát triển cho ngành; cơ quan xét duyệt và hỗ trợ tài chính, cơ quan phát triển thị trường; cơ quan kiểm định xuất khẩu. Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành với các hiệp hội tư nhân, ngành làm vườn Úc đã đáp ứng tương đối tốt tình hình thực tế, tạo một mạng lưới nghiên cứu và sản xuất khít khao từ a đến z, ít bị lãng phí về nhân sự và tài chính. Hình thức tổ chức này mang lại hiệu quả cao, đồng thời làm cho các nhà đầu tư yên tâm hợp tác (Thái Thị Bun My, 2007).
Quy trình sản xuất tốt GAP (Good Agriculture Practice) đã được nghiên cứu, tổ chức và nghiêm chỉnh thực hiên trong từng khâu của dây chuyền sản xuất và cho từng loại cây, con để nông sản luôn đảm bảo an toàn vệ sinh,đáp ứng yêu cầu về chất lượng của nhà sản xuất và người tiêu thụ trong và ngoài nước.
Nhờ những mô hình triển khai ở các Trung tâm Xuất sắc, ngành rau, hoa, quả đã trở thành một ngành mũi nhọn của nông nghiệp Úc. Ngày nay, hầu như toàn bộ vành đai xanh ven các thành phố lớn hoặc những vùng làng nghề xa xôi
18
đã sản xuất rau an toàn, hoa quả theo công nghệ cao, vừa có năng suất cao vừa đảm bảo an toàn vệ sinh (Thái Thị Bun My, 2007).
b) Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu rau lớn trên thế giới. Công nghệ sản xuất rau an toàn của Thái Lan cũng có nhiều tiến bộ so với nước ta. Chính vì vậy chúng ta cần phải học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu về quản lý, sản xuất cũng như kiểm tra chất lượng rau an toàn của Thái Lan.
Về tiêu thụ, Thái Lan có phương thức tiêu thụ tập trung vào chợ đầu mối. Đồng thời Thái Lan cũng áp dụng các phương pháp tự kiểm tra chất lượng, sơ chế, đóng gói, gắn nhãn mác, cung ứng cho toàn hệ thống siêu thị bán lẻ và xuất khẩu. Rau an toàn của Thái lan có uy tín và chất lượng trên thị trường do Thái Lan đã nhanh chóng nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng và có những phương pháp kiểm tra nhanh chất lượng rau an toàn vừa hiệu quả lại ít tốn kém. Điều này rất đáng để học hỏi. Chợ đầu mối tại Thái Lan là một đơn vị kinh tế tư nhân, tự đảm bảo chất lượng hàng nông sản, rau, quả được cung ứng tại chợ. Đồng thời chợ cũng tự đầu tư, trang bị phòng kiểm tra chất lượng theo các phương pháp thử nhanh do Bộ Y tế Thái Lan công nhận. Phương pháp thử nhanh GT – test do Bộ Y tế Thái Lan công bố được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc và các ngành khác. Tiếp đó, chợ đầu mối còn thực hiện luôn công việc tự xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa nhập chợ. Chợ đầu mối đứng ra đảm bảo chất lượng của rau an toàn và sẽ có trách nhiệm làm tốt các nhiệm vụ của mình. Kiểm tra chất lượng rau an toàn kịp thời gây lòng tin cho người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ an tâm sử dụng sản phẩm rau an toàn điều đó góp phần tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Công việc cấp chứng nhận sản phẩm GAP (Good Agriculture Practice) tại Thái Lan có những đặc điểm cơ bản sau:
Tất cả các chi phí, phương tiện, nhân sự phục vụ cho công tác kiểm tra và chứng nhận cơ sở, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia (Q) và GAP đều được Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn 100%.
Việc kiểm tra và chứng nhận được Nhà nước giao cho Trung tâm quản lý dịch hại tỉnh hoặc cấp vùng (tương ứng ở Việt Nam là cấp Trung tâm bảo vệ thực
19
vật Vùng hoặc Chi cục bảo vệ thực vật); còn công tác hướng dẫn tư vấn nông dân thực hiện GAP là do Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện.
Giá trị chứng nhận cho cây ăn trái là 4 năm, cây rau là 1 năm. Sau khi cấp chứng nhận, Trung tâm sẽ kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ, nếu vi phạm lần 2 về các tiêu chuẩn sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận GAP.
Một cán bộ của Trung tâm phụ trách khoảng 30 ha đăng ký chứng nhận sản phẩm (tạm hiểu là cán bộ giám sát). Lực lượng này được chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm đào tạo và được Nhà nước trả lương hàng tháng. Gần đến cuối vụ, cán bộ giám sát sẽ quyết định phân tích các chỉ tiêu dư lượng nào và đăng ký với Hội đồng cấp giấy chứng nhận của Trung tâm tiến hành xem xét và cấp giấy chứng nhận và logo dán trên sản phẩm.
Nông dân Thái Lan được trang bị kiến thức sản xuất rau an toàn theo hướng sinh học và GAP, được trang bị GT test kit (kiểm tra nhanh) miễn phí để tự kiểm tra dư lượng thuốc khi có sử dụng thuốc thuộc nhóm lân hữu cơ và cac ba mat trên đồng ruộng.
Bên cạnh đó Cục Khuyến nông Thái Lan chuyển giao, tập huấn cho các nhóm nông dân sản xuất rau an toàn để tự kiểm tra chất lượng trước khi cắt bán. Điều quan trọng nhất trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn là phải giữ được uy tín và lòng tin của khách hàng. Rau an toàn Thái Lan đã làm được điều đó (Thái Thị Bun My, 2007).