Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã duyên hà, huyện thanh trì, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 35 - 42)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai

Xã Duyên Hà là một xã vùng bãi ven sông Hồng cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km, cách trung tâm huyện khoảng 5km.

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã: 276,36 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 107,09 ha

Đất phi nông nghiệp: 165,97 ha Đất chưa sử dụng: 3,3 ha

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của xã Duyên Hà năm 2019

Mục đích sử dụng Diện tích (ha) CC (%)

Đất xây dựng trung tâm công cộng 2,5 0,9

Đất cơ quan 1,9 0,69 Đất ở 75 27,14 Đất nghĩa địa 1,2 0,43 Đất công nghiệp - TTCN 6,03 2,18 Đất sản xuất rau 107 38,72 Đất canh tác hỗn hợp 20,6 7,45 Đất chưa sử dụng 3,3 1,19 Đất nuôi trồng thủy sản 23,43 8,48 Đất giao thông + đất khác 35,4 12,81 Tổng cộng 276,36 100

Nguồn: UBND xã Duyên Hà, 2020 Khu vực làng xóm: Theo mô hình nhà ở nông thôn vùng đồng bằng, quần tụ thành từng thôn, trong mỗi thôn đều nhà văn hoá, sân thể thao, có nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng là đình hoặc đền thờ, nhà thờ họ; mật độ xây dựng thấp, nhiều ao hồ, cây xanh vì vậy môi trường ở khá yên tĩnh và thoáng đãng. Đây là vùng dân

25

cư tương đối nghèo nhà ở 1 tầng bán kiến cố chiếm 100%. Hệ thống giao thông cơ

bản đã được bê tông hoá đi lại thuận tiện, sạch sẽ.

100% công trình hành chính, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn đã được kiên cố hoá xây dựng khangtrang. Nhìn chung xã Duyên Hà có điều kiện tự

nhiên khá thuận lợi, đất đai đã được quy hoạch, quỹ đất còn lớn tạo điều kiện để

quy hoạch và phát triển kinh tế, xâydựng cơ sở hạ tầng.

3.1.2.2. Tình hình dân số và sử dụng lao động

Dân số xã Duyên Hà tính đến năm 2019 là 6266 người , Số người trong độ

tuổi lao động 4427 người. Phần lớnngười dân làm nghề nông, một số ít hoạt động

trong ngành công nghiệp, thủcông nghiệp, dịch vụ.

Từ bảng trên cho thấy, xã Duyên Hà là xã có dân số tương đối đông với mức dân số tính đến năm 2019 tổng số dân trên địa bàn xã Duyên Hà là 6266 người tăng

1,61% so với năm 2017. Tốc độ phát triển dân số trung bình của xã tăng đều qua

các năm, bình quân giai đoạn 2017-2019 là 0,8%. Số nam và nữ cũng tăng đều qua các năm, bình quân 3 năm của số lượng nam tăng 0,88%, bình quân 3 năm của số

lượng nữ tăng 0,71%. Bìnhquân qua 3 năm tổng số hộ của xã giảm 2,39 %, tổng số

hộ năm 2017 là 1960 hộ đếnnăm 2018 giảm còn 1892 hộ và đến năm 2019 chỉ còn

1867 hộ. Điều này cho thấy xuhướng tách hộ và kiểu gia đình nhiều thế hệ tại xã

đang dần tăng hơn là những gia đình chỉ có bố mẹ và con cái.Nguồn lao động dồi

dào đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tiền đề cho sản xuất nông

27

Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số của xã Duyên Hà (2017 – 2019)

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2018 /2017 2019 /2018 Bình quân Tổng số dân Người 6167 100 6185 100 6266 100 100,29 101,31 100,8 Nam Ngưởi 3211 52,07 3224 52,13 3268 52,15 100,4 101,36 100,88 Nữ Người 2956 47,93 2961 47,87 2998 47,84 100,17 101,25 100,71 Số hộ Hộ 1960 100 1892 100 1867 100 96,53 98,68 97,61

28

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế tại địa phương

Theo số liệu thống kê qua 3 năm 2017 – 2019, ta thấy tổng giá trị sản xuất của các ngành trong ba năm của xã Duyên Hà đều tăng liên tục.

Trong đó mức đóng góp của ngành nông nghiệp tuy chỉ chiếm tỷ trọng bình

quân 17,32%, không cao nhưng đang có xu hướng tăng và ngày càng ổn định. Giá

trị của ngành chăn nuôi đang có xu hướng giảm nhẹ trong khi nuôi trồng thủy sản giảm xong tăng theo từng năm. Ngành trồng trọt năm 2017 đạt giá trị 43,67 tỷ đồng, đến 2018 đạt 34,78 tỷ đồng giảm 8,89 tỷ đồng (20,36%), đến 2019 là 36,65 tỷ đồng

tăng 1,87 tỷ đồng (5,38%), qua ba năm giảm 7,02 tỷ đồng (7,49%). Ngành chăn

nuôi có giá trị sản xuất giảm nhẹ qua ba năm, năm 2017 giá trị ngành chăn nuôi là

4,5 tỷ đồng đến 2018 là 4,3 tỷ đồng và 2019 đạt 4,2 tỷ đồng. Từ 2017 đến 2018

giảm 0,2 tỷ đồng (4,44%), từ 2018đến 2019 giảm 0,1 tỷ đồng (2,33%), qua ba năm

giảm 0,3 tỷ đồng (3,38%). Ngànhnuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 0,628 tỷ đồng,

sang 2018 giảm nhẹ còn 0,621 tỷđồng và đến 2019 là 0,771 tỷ đồng. Từ2017 đến

2018 giảm 0,007 tỷ đồng (giảm 1,11%), từ 2018 đến 2019 tăng 0,15 tỷđồng (tăng

24,15%), qua ba năm tăng 0,143 tỷ đồng (tăng 11,52%).

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế thấy rõ được hiệu quả sản xuất giữa các ngành,

nâng cao được hiệu quả kinh tế đảm bảo được những mục tiêu phát triển đã đề ra của xã.

Còn các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề,.. có đóng góp lớn trong phát triển kinh tế trên địa bàn xã. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh về giá trị và cơ cấu trong tổng thể các ngành, năm 2017 là 73,03 tỷ đồng, đến 2018

tăng thêm 3,92 tỷ đồng (5,37%), năm 2019 so với 2018 tăng 57,886 tỷ đồng

(75,23%), qua banăm tăng 61,806 tỷ đồng (40,3%).

Ngành thương mại và dịch vụ là một trong nhữngngành đang được xã đầu tư

phát triển mạnh, cũng tăng mạnh năm 2017 đến 2018 tăng từ 37,275 tỷ đồng lên

41,695 tỷ đồng đã tăng 4,42 tỷ đồng (11,86%), năm 2019 so với2018 tăng 15,911

tỷ đồng (38,16%), năm 2019 đạt giá trị là 57,606 tỷ đồng qua ba năm tăng 20,331tỷ

đồng (4,55%). Sự gia tăng nhóm hộ dịch vụ làm tăng giá trị của ngành dịch vụ,chủ

yếu là các dich vụ nhỏ, buôn bán nhỏ cho thuê mướn vật tư… Sự thay đổi này rất

phù hợp với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, thay đổi đáng kể bộ mặt của toàn xã.

29

Bảng 3.3. Tổng giá trị sản xuất xã Duyên Hà 2017 – 2019

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) 2018 /2017 2019 /2018 BQ Tổng giá trị sản xuất 218,664 100 236,393 100 324,177 100 108,11 137,13 122,62 Nông nghiệp 48,8 22,32 39,7 16,79 41,62 12,84 81,35 104,84 93,1 Trồng trọt 43,67 89,49 34,78 87,61 36,65 88,06 79,64 105,38 92,51 Chăn nuôi 4,5 9,22 4,3 10,83 4,2 10,09 95,56 97,67 96,62 Nuôi trồng thủy sản 0,628 1,29 0,621 1,56 0,771 1,85 98,89 124,15 111,52 CN, tiểu thủ CN – làng nghề 73,03 33,4 76,95 32,55 134,836 41,59 105,37 175,23 140,3 Dịch vụ thương mại 37,275 17,05 41,695 17,64 57,606 17,77 111,86 138,16 125,01

30

Chăn nuôi: So với các lĩnh vực khác, lĩnh vực chăn nuôi diễn ra khá mạnh mẽ. Người dân chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm để giảm bớt chi phí về phân chuồng bón cho cây đồng thời tăng thêm thu nhập cho kinh tế hộ. Với tổng đàn vật nuôi năm 2019 là 25037 con, đã tổ chức triển khai 8 đợt phun khử trùng tiêu độc môi trường với 135 kg thuốc và 733 lít thuốc sát trùng được 267.000m²; Tổ chức 2 đợt

tiêm chủng, chống dịch bệnh (lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả, cúm gia cầm,

bệnh dại) cho gia súc, gia cầm, đàn chó mèo với 62.985 liều, đặc biệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi như rắc 8,8 tấn vụi bột, khoanh vựng dập dịch không để phát sinh lây lan, đó tiêu hủy 50 con lợn, thực hiện việc hỗ trợ kinh phí cho người dân đảm bảo đúng quy định. Đó kiểm tra 10 hộ kinh doanh buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, kết quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Tổ chức ký cam kết cho các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, các hộ kinh doanh buôn bán thịt gia súc, gia cầm đạt 100%, đàn trâu bò số lượng 281 con, đàn lợn số lượng 532 con, đàn gia cầm số lượng 23.294 con, đàn chó mèo 930 con. Số lượng vật nuôi tăng đều qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng vẫn đang còn thấp. Chủ yếu là các trang trại nhỏ lẻ nuôi lợn và gia cầm, ngành chăn nuôi của xã tuy đã phát triển nhưng chủ yếu

tập trung theo kiểu kinh tế hộ gia đình, còn trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ rất ít.

Đây cũng là ngành mang lại thu nhập chủ yếu của người dân sau ngành trồng trọt. Vì vậy, cần định hướng cụ thể để phát triển ngành chăn nuôi trong xã trong những năm tới.

Về tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại: Trên địa bàn xã có 42 Công ty TNHH, 37 công ty Cổ phần hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và có 104 hộ gia đình làng nghề sản xuất bánh chưng - bánh dày. Vận động nhân dân làng nghề sử dụng các loại nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng, sản xuất đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; tham gia các lớp tập huấn khám sức khỏe cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ vững và phát huy thương hiệu làng nghề đã được UBND Thành phố công nhận. Không để xảy ra dịch bệnh, không có vụ việc ngộ độc thực phẩm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Nhìn chung: Nền kinh tế của xã hiện nay vẫn chủ yếu là nền sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh phát triển dịch vụ thương mại và tiểu thủ

31

công nghiệp là những ngành sản xuất mang lại thu nhập cao cho người dân. Xác định đây là ngành rất quan trọng trong thời kỳ kinh tế thị trường mở cửa, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, trong những năm tới xã cần mở rộng và phát triển các ngành dịch vụ thương mại, để không những thu hút được số lao động dư thừa mà còn mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao mức thu nhập cho người dân.

3.1.2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng

Về thủy lợi: Hoàn thành công trình như: Nâng cấp đường và hệ thống thoát

nước mặt đường các thôn. Chỉ đạo 2 HTX phối hợp với Xí nghiệp đầu tư phát triển thủy lợi Thanh Trì chủ động kiểm tra, khảo sát, lập kế hoạch nạo vét các tuyến kênh mương đảm bảo tiêu thoát nước khi có mưa lớn kéo dài. Kết quả đã nạo vét được 22 tuyến với chiều dài là 9.400m.

Về giao thông vận tải: Đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đầu tư xây dựng tuyến đường liên xã Duyên Hà - Duyên Hà - Vạn Phúc với tổng diện tích đất thu hồi là 6.183,7 m² (trong đó đất ở 1.872 m², đất nông nghiệp 4.311,7 m²), đó bàn giao trả dân 28/61 giấy chứng nhận đó được đính chính thu thồi thực hiện dự án, còn 33 giấy chứng nhận huyện đang đính chính theo quy định. Tổ chức 13 đợt ra quân, tháo dỡ 30m hàng rào tôn, 117m hàng rào cây lấn chiếm đất công, chặt cắt tỉa 65 cây hai bên đường, bóc xóa, dỡ 572 quảng cáo rao vặt trái phép. Tổ chức ký cam kết 117 hộ không để phương tiện xe máy, xe đạp, vật tư chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán.

Về giáo dục: Thực hiện toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tạo nguồn nhân lực cho tương lai, phấn đấu tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 100%, hàng năm có 100% học sinh đúng độ tuổi được đến trường, duy trì phổ cập giáo dục tiểu học và THCS đúng độ tuổi. Quan tâm chăm lo đến các đối tượng chính sách, người có công và các đối tượng xã hội, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tổ chức các lớp học nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động, tăng hộ giàu giảm hộ nghèo.

Về thương mại dịch vụ:

Tập trung thu hút đầu tư, phát triển các mô hình kinh doanh dịch vụ du lịch, ẩm thực, theo quy hoạch phát triển thương mại và quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ.

32

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm có thế mạnh tại xã.

Tạo đột phá trong phát triển thương mại - dịch vụ trên cơ sở mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và đời sống nhân dân. Khuyến khích các tổ chức kinh doanh dịch vụ hiện đại như chuỗi cửa hàng tiện lợi, bán hàng qua mạng. Phát triển các loại hình phân phối hiện đại, kêu gọi, thu hút các hộ dân đầu tư kinh doanh dịch vụ tại chợ Duyên Hà.

Tăng cường phối hợp mở các lớp đào tạo nghề về kỹ năng giao tiếp trong hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ và xúc tiến thương mại gắn với nhu cầu của doanh nghiệp cho đội ngũ lao động ngành thương mại, dịch vụ nhằm đáp ứng

yêu cầu của sự phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã duyên hà, huyện thanh trì, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)