Lượng phân bón sử dụng sản xuất rau bắp cải

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã duyên hà, huyện thanh trì, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 62 - 63)

Loại phân ĐVT Tổng lượng

phân bón Bón lót (%) Bón thúc (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Phân tổng hợp Kg/ha 100 15 20 30 35

Phân lân Kg/ha 50 100 0 0 0

Đạm Kg/ha 15 0 23 50 27

Kali Kg/ha 45 0 20 26,7 53,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020 Cách bón phân: bón lót: toàn bộ phân lân rạch hai hàng trênc mặt luống bón phân, sau đó lấp đất hoặc bón theo hốc trồng cây; bón thúc lần 1: thời kỳ hồi xanh, sau trồng 7 - 10 ngày bón phân đạm và kali theo tỉ lệ hòa tưới vào gốc kết hợp xới vun làm cỏ vét rãnh; bón thúc lần 2: thời kỳ trải lá bàng, sau trồng 20 - 25 ngày, bón tiếp đạm và kali theo tỉ lệ, bón cách gốc 20 cm kết hợp xới xáo làm cỏ lấp phân; bón thúc lần 3: thời kỳ cuốn bắp, sau trồng 30 - 35 ngày có thể bón lượng phân còn lại vào gốc hoặc hòa nước tưới. Bón thêm phân tổng hợp bổ sung chất dinh dưỡng đất để nuôi cây, để cây phát triển tốt, bón phân tổng hợp từ lần bón thúc đầu tiên. Trước khi thu hoạch 30 ngày ngừng bón phân đạm.

Sau khi trồng, tưới đủ ẩm vào buổi sáng và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh. Sau khi vun, bón thúc đợt 1 và 2, tưới rãnh cho nước ngấm 2/3 rãnh, sau đó tháo hết nước. Thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM): Trước khi trồng cây phải vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất sớm để diệt nguồn sâu non và nhộng của các loại sâu khoang, sâu xám, sâu xanh. Có thể trồng xen với cà chua để giảm mật độ sâu tơ. Luân canh với lúa nước (2 vụ lúa và 1 vụ rau). Ngừng phun thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 20 ngày. Thu hoạch khi bắp cuốn chắc, khối lượng trung bình 1 - 2,5 kg/cây, tuỳ theo giống, đủ độ tuổi sinh trưởng. Loại bỏ lá già, lá ngoài, lá giập nát, không ngâm nước.

*Cà chua: Cây cà chua sinh trưởng tốt, cho năng suất và phẩm chất tốt trong

điều kiện nhiệt độ trung bình 21 – 24°C, nếu nhiệt độ đêm thấp hơn ngày 4 - 5oC thì

55

135 ngày tùy theo giống. Đợt thu hoạch đầu khoảng 60 ngày sau khi trồng. Cà chua thích hợp với đất tơi xốp, nhiều mùn, giữ ẩm và thoát nước tốt, ít chua (pH 5.5 - 7.0). Cà chua là cây chịu úng kém, nhưng yêu cầu độ ẩm đất cao từ 70 - 80% và độ ẩm không khí thấp từ 45-55%. Cà chua có thể trồng quanh năm . Thời vụ trồng thích hợp ở miền Bắc từ tháng 8 - 12, ở miền Nam từ tháng 10 - 2 (vụ Đông xuân), tháng 6 - 10 (vụ Hè thu) hoặc trồng trái vụ trong mùa mưa. Mật độ trồng khoảng 18000 - 20.000 cây/ha (hàng cách hàng 60 - 70cm, cây cách cây 45 - 50cm). Yêu cầu đất trồng: Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là đất có cấu tượng nhẹ, nhiều mùn, giữ ẩm và thoát nước tốt (Đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, đất bazan,…), pH từ 5,5 - 7,5, thích hợp nhất từ 6 - 6,5. Cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ. Đất trồng cà chua phải có thời gian để ải, thời gian ải tuỳ theo mùa vụ. Đất phải sạch cỏ dại, tơi xốp. Trồng 1 hàng không nên làm giàn, tạo hình, chiều rộng luống từ 0,7 - 0,8m. Trồng 2 hàng cần làm giàn, tạo hình, chiều rộng luống khoảng 1,2m. Chiều cao luống từ 0,2 - 0,3m tuỳ theo mùa vụ trồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã duyên hà, huyện thanh trì, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)