Một số giải pháp phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã duyên hà, huyện thanh trì, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 86)

4.3.2.1. Giải pháp về quy mô sản xuất rau an toàn

Duy trì củng cố có hiệu quả vùng sản xuất rau an toàn tập trung, duy trì phát

triển nhân rộng quy mô vùng sản xuất rau an toàn, đặc biệt là sản xuất rau an toàn VietGAP và rau hữu cơ, các mô hình phát triển kinh tế chất lượng cao như mô hình liên doanh liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn theo chuỗi áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) trong sản xuất rau an toàn truy xuất nguồn gốc từ hộ sản xuất đến người tiêu dùng với các công ty, tập đoàn, các doanh nghiệp, mô hình trồng rau hữu cơ, rau chất lượng cao.

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng xã phát triển theo hướng đô thị, hoàn thành các tiêu chí thành Phường vào năm 2023. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, quản lý đất đai – trật tự xây dựng, quản lý vùng sản xuất rau an toàn theo đúng quy hoạch.

4.3.2.2. Giải pháp về đầu vào sản xuất rau an toàn

Trên địa bàn xã hiện nay có hai hình thức tổ chức sản xuất rau an toàn là hộ gia đình và HTXNN. Để phát triển sản xuất rau an toàn Duyên Hà cần phát triển các HTXNN kiểu mới nhằm hướng dẫn các xã viên thay đổi cách nghĩ, cách làm, giúp bà con ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngoài ra các HTX kiểu mới còn nhiệm vụ tạo sự liên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thành viên như việc liên doanh, liên kết trong sản xuất giống, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông dân như. Các HTXNN hoạt động tốt là động lực để phát triển hình thức liên doanh trong sản xuất nông nghiệp.

79

Khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, sản xuất rau an

toàn có quy hoạch, tập trung mới có thể thu được hiệu quả cao và có thể ứng dụng

được các tiến bộ khoa học công nghệ một cách dễ dàng. Vậy nên, kinh tế trang trại cần được phát triển để người nông dân tích lũy được vốn, kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất, tích tụ ruộng đất, thúc đẩy hình thành vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện thu hút lao động nông thôn, mở rộng quy mô sản xuất và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

4.3.2.3. Giải pháp về đầu ra sản xuất rau an toàn

Trong điều kiện sản xuất hàng hoá hiện nay, vấn đề được các hộ nông dân quan tâm là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm rau an toàn cho các hộ nông dân cần quan tâm một số vấn đề sau:

Tổ chức cung cấp thông tin thị trường: Để thông tin thị trường đến với người sản xuất một cách nhanh chóng, chính xác, chính quyền xã cần nghiên cứu xây dựng hệ thống cung cấp thông tin cho người dân, liên hệ thông tin từ trung ương đến xã. Ngoài ra cần phải có đội ngũ chuyên gia có khả năng nắm bắt dự báo thị trường để kịp thời phổ biến cho các hộ nông dân chủ động áp dụng trong sản xuất và giảm thiểu được những rủi ro về giá khi tham gia thị trường.

Hình thành các tổ chức tiêu thụ: Các HTX tiêu thụ, các tổ hợp tác tiêu thụ đảm nhận hoạt động thu gom, hoàn thiện đóng gói sản phẩm sau đó bán cho các tư thương mua buôn hoặc vận chuyển đến các thị trường bán buôn ở các trung tâm tiêu thụ lớn. Nếu có điều kiện có thể tổ chức dự trữ, bảo quản sản phẩm. Việc hình

thành các tổ chức tiêu thụ một mặt làm giảm sự cạnh tranh không cần thiết giữa

người sản xuất, mặt khác sẽ tăng cường sức mạnh để tăng khả năng thành công

trong đàm phán bán hàng do lợi thế quy mô lớn; trong điều kiện hiện nay các

HTXNN nên đầu tư xây dựng nhà kho, phương tiện vận chuyển để mở rộng thêm

dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Các hộ sản xuất có thể thành lập HTX chuyên tiêu thụ

hoặc tổ hợp tác tiêuthụ sản phẩm.

Liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng: Để bà con nông dân yên tâm sản xuất HTXNN Duyên Hà cùng với UBND xã Duyên Hà cần đảm bảo thị trường đầu ra ổn định, tiến hành liên kết sản xuất và ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm

80

với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận. Đảm bảo hợp

đồng rõ ràng quyền lợi của các bên, chánh việc tranh chấp hợp đồng gây khókhăn

cho người nông dân.

4.3.2.4. Các giải pháp khác a) Giải pháp về điều kiện tự nhiên

Kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp có tiềm năng kinh tế liên kết đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng dịch vụ, thương mại kết hợp với du lịch sinh thái.

Tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ; Quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ nhân dân sản xuất thuận lợi: Kiến nghị khảo sát, cải tạo, sửa chữa lại hệ thống kênh mương (tưới, tiêu) phục vụ sản xuất, đặc biệt hệ thống van, vòi cấp nước sạch từ trạm nước sạch cho phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay để có nguồn nước phục vụ khu vực sản xuất rau an toàn và các vùng trồng cây khác; kiến nghị với Huyện hỗ trợ kinh phí vật tư và vận động nhân dân xã hội hóa cải tạo lại hệ thống các tuyến mương đất bị sụt lún, sạt lở (cần phải kè) để đảm bảo việc tiêu thoát nước, cứng hóa các tuyến đường giao thông nội đồng đảm bảo cơ sở vật chất phát triển nông nghiệp.

b) Giải pháp về điều kiện kinh tế xã hội

*Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật mới, tiến bộ cũng như áp dụng chặt chẽ quy trình sản xuất rau an toàn

Cần tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất cho các hộ nông dân, đây chính là phương pháp chính để cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như năng suất cây trồng.

Giống:

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giống đảm bảo kiểm soát được giống rau cả về chủng loại, số lượng và chất lượng; đồng thời tăng cường công tác khuyến nông về chuyển giao các giống mới vào sản xuất.

Thực hiện tốt công tác phục tráng các giống rau địa phương có năng suất và chất lượng cao.

Đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng một số giống rau mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đa dạng hóa

81

chủng loại rau cung cấp cho thị trường thành phố. Kỹ thuật canh tác:

Tiếp tục đẩy mạnh tập huấn kết hợp xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất sử dụng các loại phân bón, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, mô hình rau an toàn tại các xã có sản xuất rau, nhất là các xã thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn thành phố.

Ứng dụng các biện pháp tưới nước tiết kiệm nhằm thay đổi tập quán canh tác truyền thống sang ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng nước.

Ứng dụng các kỹ thuật canh tác hiệu quả cao: nhà lưới, trồng rau trên giá thể, thủy canh,…

Tiến bộ khoa học kỹ thuật khác:

Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, sơ chế, bảo quản rau an toàn: máy xới đất, máy phun thuốc, hệ thống tưới,...

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp để giảm tổn thất sau thu hoạch như: thời gian thu hoạch, quy trình bao gói sản phẩm, vật liệu bảo gói, quy trình bảo quản,...

*Tăng cường nhận thức của người nông dân trong sản xuất rau an toàn

Nhận thức của nhiều nông dân còn chưa rõ ràng. Một bộ phân nông dân còn chưa nhận thức rõ được lợi, hại của sản xuất rau an toàn không đảm bảo chất lượng, phun thuốc không hợp lý. Thậm chí vì lợi nhuận người ta còn không ngại sử

dụng những loại thuốc độc hại, thuốc cấm trong danh mục thuốc BVTV.Người dân

còn gây lẫn lộn giữa rau an toàn và rau không an toàn mà không hiểuđược đã đánh

mất uy tín của rau an toàn. Thay đổi nhận thức của người nông dânvề rau an toàn

góp phần mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn, đáp ứng nhiều hơnnữa nhu cầu về

rau an toàn ngày càng cao của thị trường hiện nay. Bên cạnh đó góp phần hình

thành hình thức sản xuất tập trung với quy mô lớn, tích lũy vốn, kinh nghiệm, giải

quyết vấn đề lao động nông thôn, cũng như với việc sản xuất rauan toàn hạn chế sử

dụng các loại phân bón, thuốc hóa học, nâng cao sức khỏe người sản xuất-người tiêu dùng, giảm thiểu vấn đề ô nhiễm nguồn nước, môi trường sống, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

82

*Cơ chế, chính sách hỗ trợ người sản xuất

Đảng và Nhà nước cần có thêm những chính sách hỗ trợ người sản xuất rau an toàn, xây dựng một hệ thống sản xuất rau an toàn, tiêu thụ rau an toàn.

Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ KHCN về công nghệ sinh học (công nghệ gen,

công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh...) phục vụ công tác chọn tạo, nhângiống và bảo

vệ thực vật. Kết hợp giữa nghiên cứu khai thác nguồn gen rau, quả vàhoa cây cảnh bản

địa có giá trị kinh tế, có khả năng cạnh tranh với việc nhập khẩu,khảo nghiệm giống,

đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nguồn gốc xuất xứ hàng hoácủa sản phẩm.

Xây dựng quy trình và phối hợp với các hoạt động khuyến nông để triển khai rộng rãi quy trình sản xuất rau quả theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại như bảo quản mát, bảo quản trong môi trường khí quyển cải biến, chiếu xạ để tạo bước đột phá trong khâu bảo quản nhằm

giảm tổn thất sau thu hoạch, kéo dài thời gian bảo quản, vận chuyển đi xa trong

nước cũng như xuất khẩu) và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật sản xuất sản phẩm rau quả, chú trọng các quy định bắt buộc để kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng phương pháp kiểm tra độ an toàn thực phẩm nhanh.

Áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, HACCP... Nghiên cứu, đề xuất áp dụng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản; Bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp đô thị; chính sách ứng dụng cơ giới hóa, khuyến nông, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất rau an toàn.

Thiết lập mối liên kết bốn nhà: Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà sản xuất chặt chẽ, đem lại sự thống nhất từ quản lý đến sản xuất kinh doanh, phát triển công nghệ sản xuất, cải thiện chất lượng giống cây trồng ngày càng tốt hơn. Sáng tạo ra những công nghệ mới, áp dụng vào sản xuất, giảm sức người trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, cải thiện môi trường. Phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.

83

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ những lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn có thể thấy rằng sản xuất rau an toàn góp phần quan trọng để khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của sản xuất nông nghiệp, góp phần đảm bảo lương thực, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, giảm bớt vấn đề ô nhiễm môi trường, tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững. sản xuất rau an toàn là sản xuất theo chiều rộng và sản xuất theo chiều sâu, vừa tăng quy mô sản xuất, số lượng sản phẩm đầu ra vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

Sản xuất rau an toàn xã Duyên Hà trong những năm vừa qua đã có những bước tiến bộ lớn, là một trong những hướng đi phát triển bền vững trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã. Xã đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa, ưu tiên mở rộng diện tích phát triển những cây trồng năng suất và giá thành cao. Trong sản xuất rau an toàn thì bắp cải, cà chua, rau cải xanh luôn chiếm tỉ lệ cao. Diện tích sản xuất của ba loại rau chính này ngày càng tăng, giai đoạn 2017 – 2019 diện tích bắp cải tăng từ 8,5 ha lên đến 9,7 ha (6,85%); diện tích cà chua tăng từ 32,8 ha lên 34,1

ha (1,96%); diện tích rau cải xanh tăng từ 7,5 ha năm 2017 qua ba năm tăng

10,53%, năm 2019 là 9,16 ha. Do áp dụng tiến bộ KHKT, nâng cao trình độ tay

nghề, sử dụnghợp lý các nguồn lực hiện có nên năng suất cây trồng được cải thiện

đáng kể: năm 2019 năng suất cà chua là 70,86 tấn/ha tăng 17,16 tấn/ha so với năm 2018 là 53,7 tấn/ha (tăng 31,96%), năm 2017 năng suất cà chua là 40,828 tấn/ha; bắp cải năm 2019 cho năng suất 179,65 tấn/ha tăng 50,10% so với năm 2018 là 119,689 tấn/ha, năm 2018 tăng 28,84% so với năm 2017 tương ứng với năng suất 2017 là 92,898 tấn/ha; mức tăng năng suất rau cải xanh qua 3 năm khá cao, tăng 12,33%, năm 2018 năng suất là 96,57 tấn/ha tăng 10,09% so với 2017, 2019 là 110,64 tấn/ha tăng 14,57% so với 2018. Kết quả của việc gia tăng diện tích sản xuất, năng suất cây trồng tăng là sản lượng cây trồng tăng cao. Sản lượng bắp cải, cà chua, rau cải xanh qua ba năm tăng mạnh. Sản lượng bắp cải tăng từ 789,64 tấn năm 2017 lên 1065,23 tấn năm 2018 (34,90%), năm 2019 tăng lên rất cao là

84

1742,63 tấn (63,59%). Tương tự cho cà chua và rau cải xanh, sản lượng cà chua năm 2019 đạt sản lượng cao nhất trong các loại rau là 2416,29 tấn tăng 622,8 tấn so

với năm 2018 (34,73%), năm 2018 so với năm 2017 tăng lên 33,93%. Rau cải xanh

đạt sản lượng 657,89 tấn năm 2017 đến năm 2018 tăng 786,09 tấn (19,49%), đến năm 2019 đạt mức sản lượng 1013,5 tấn tăng 28,93% qua ba năm tăng 24,21%. Dẫn đến thu nhập của người dân ngày càng tăng. Tuy nhiên, hình thức tổ chức sản xuất rau an toàn của xã vẫn chủ yếu là kinh tế hộ gia đình và HTXNN. Hình thức tiêu thụ chủ yếu tại địa bàn xã là hình thức gián tiếp bán cho thương lái và người bán buôn tại chợ, cửa hàng rau sạch chiếm 73%; hình thức tiêu thụ gián tiếp chỉ chiếm 27%, chưa thể trực tiếp đưa sản phẩm từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm rau an toàn không ổn định, người dân thiếu thông tin thị trường, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và các doanh nghiệp tiêu thụ, chưa có sự kết hợp giữa các bên.

Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an toàn xã Duyên Hà bao gồm: Thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra không ổn định, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất còn manh mún, chưa có sự kết hợp giữa các hộ nông dân, hoạt động của HTXNN chưa thật sự có hiệu quả. Các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, tự phát không tạo được sự thống nhất trong quản lý, sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó tình trạng thiếu thông tin KHKT trong sản xuất cùng với những nhận thức chưa đúng đắn về sản xuất rau an toàn của nhiều hộ đang là những cản trở lớn trong quá trình phát triển.

Trên cơ sở thực trạng, phương hướng và mục tiêu phát triển rau an toàn của xã Duyên Hà, đề tài đã đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ, cung

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã duyên hà, huyện thanh trì, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)