Đánh giá chung về thực trạng sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã duyên hà, huyện thanh trì, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 82 - 84)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI XÃ DUYÊN HÀ,

4.2.3. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã

4.2.3.1. Mặt đạt được

Sản xuất rau an toàn tại xã Duyên Hà những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, khí hậu nhưng vẫn duy trì được thế mạnh là vùng sản

xuấtrau an toàn quan trọng của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Diện tích sản xuất rau VietGAP ngày càng được gia tăng, diện tích sản xuất rau VietGAP xã năm 2019 là 50,8 ha tăng 69,33% so với năm 2018, năm 2018 so

75

với năm 2017 tăng lên 50% là 30 ha. Điều này chứng tỏ diện tích đất được đưavào

sản xuất rau an toàn tăng lên rất nhiều với từng năm.

Năng suất rau an toàn ngày càng được nâng cao, năm 2019 bắp cải và súp lơ đạt năng suất tiềm năng, bắp cải là 30 tấn/ha, súp lơ đạt năng suất 32 tấn/ha, do việc áp dụng khoa học kỹ thuật tốt, tuân thủ các quy định về sản xuất rau an toàn một cách nghiêm ngặt, chất lượng giống được cải thiện. So với những năm trước đây, khi mới triển khai mô hình thì năng suất đạt được như năm vừa qua là cả một tiến bộ lớn trong sản xuất rau an toàn tại xã.

Giá trị sản xuất rau an toàn khá là cao và có vị trí cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Duyên Hà ngày càng có những bước tiến mới trong sản xuất

rau an toàn vàđang có những hướng đi mới nhằm mở rộng diện tích cây trồng có

giá trị kinh tếcao và tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát triển sản xuất rau an

toàn. Mở thêmnhững lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn, tuyên truyền đến các hộ

nông dân,khuyến khích các hộ nông dân chưa tham gia tham gia vào sản xuất rau

an toànnhằm nâng cao năng suất, sản lượng và cơ cấu giá trị sản xuất trong tổng giá

trị sảnxuất ngành trồng trọt của xã.

4.2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Hình thức tổ chức sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã vẫn chủ yếu là hình

thứchộ gia đình và HXTXNN, trong kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập sâu

rộng như hiện nay chỉ hai hình thức này sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu phát

triển sản xuấtrau an toàn và các sản phẩm rau an toàn trên thị trường. Sản xuất còn

tình trạng tự phát, manh mún, xã giao đất cho dân để sản xuất chứ chưa hề có sự

quản lý thật chặt chẽ vàsự tham gia vào HTXNN để có được sự hỗ trợ và hỗ trợ lẫn

nhau là chưa có.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra gặp rất nhiều khó khăn, sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn lỏng lẻo dẫn đến sự mất ổn định và chênh lệch về giá rất lớn ở các thời điểm khác nhau trong sản xuất. Phần lớn hình thức tiêu thụ chính vẫn là chợ và thương lái thu mua dẫn đến có sự trung gian về lợi ích kinh tế giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Sự liên kết giữa bốn nhà đó là Nhà nước -

76

nhà doanh nghiệp - nhà khoa học- nhà sản xuất thực sự chưa chặt chẽ và chưa có sự

thống nhất ổn định.

Do thời tiết không ủng hộ hiện nay tại xã các hộ nông dân tập trung cơ bản phần lớn là vụ thu đông, chưa thể duy trì sản xuất đem lại năng suất lớn như vậy quanh năm. Với những cây trồng chủ chốt như bắp cải, cà chua đem lại hiệu quả

kinhtế cao cần được nhân rộng để sản xuất hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã duyên hà, huyện thanh trì, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)