PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã duyên hà, huyện thanh trì, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 42)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Tìm kiếm, thu thập các thông tin, tài liệu chính thống liên quan đến nội dung nghiên cứu đã được công bố trong các báo cáo, công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước, qua sách báo, trang web. Các thông tin cập nhật qua các năm, cập nhật trên internet…Thu thập thông tin chung cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương thông qua tài liệu thống kê của các phòng ban và tổ chức xã hội, các báo cáo kết quả sản xuất, báo cáo KTXH, niên giám thống kê các năm của xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Thông tin, số liệu sơ cấp là những thông tin mới chưa được công bố, được thu thập bằng việc xây dựng các bảng hỏi, phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các hộ, trang trại, doanh nghiệp và hợp tác xã có liên quan đến sản xuất rau an toàn nhằm thu thập thông tin về tình hình trong sản xuất rau an toàn tại địa phương.

Chọn mẫu nghiên cứu: Tiến hành điều tra chọn mẫu sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin từ các hộ, trang trại, doanh nghiệp sản xuất rau an toàn, cán bộ xã, giám đốc hợp tác xã có liên quan đến sản xuất rau an toàn tại xã

33

Duyên Hà, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Điều tra 65 mẫu điều tra (hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp, cán bộ xã, hợp tác xã) trên địa bàn xã Duyên Hà.

Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Mẫu điều tra

Hộ nông dân 60

Cán bộ xã 2

Doanh nghiệp 1

Hợp tác xã 2

Phương pháp điều tra: tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã theo bảng hỏi đã chuẩn bị trước. Ngoài ra còn thu thập và tham khảo thông tin của các cán bộ xã để nắm bắt các thông tin về kĩ thuật, cách thức sản xuất, kiến thức về đời sống, để từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục, phòng ngừa các rủi ro xảy ra, cải thiện đời sống, nâng thu nhập cho người dân.

3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Tập hợp số liệu: Sắp xếp, phân loại số liệu, tập hợp thành dạng bảng Tiến hành xử lý dữ liệu trên phần mềm Excel để tính toán, vẽ biểu đồ,… Xử lý tài liệu có sẵn: Tổng hợp những tài liệu có sẵn để chọn ra những thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để miêu tả những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội nổi bật của xã, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất rau an toàn của các hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp được tập hợp trong việc xử lý số liệu, tài liệu dùng so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác trong cùng một thời điểm hoặc cùng so sánh một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau. So sánh tình hình lúc chưa trong sản xuất rau an toàn và khi đã ứng dụng tại địa phương.

34

3.2.3.3. Phương pháp phân tổ thống kê

Thông tin được phân tổ, xắp xếp theo các tiêu chí khác nhau, theo cách tiếp cận và mục đích phân tích. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu và tăng cường khả năng trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn nghiên cứu.

3.2.3.4. Phương pháp phân tích định tính

Được sử dụng trong việc phân tích các tài liệu thu thập được từ phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, hội thảo. Thông qua ý kiến đánh giá của hộ, trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã, cán bộ xã đối với nhu cầu sản xuất rau an toàn sẽ được thể hiện.

3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ

Điều kiện sản xuất của hộ được phản ánh qua các chỉ tiêu về diện tích đất đai bình quân/hộ, diện tích đất đai bình quân/khẩu, số lao động bình quân.

Diện tích đất đai bình quân/hộ Diện tích đất đai bình quân/khẩu Số lao động bình quân

3.3.2. Chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất

Chi phí (chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí trung gian…) Diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn

Giá cả tiêu thụ từng loại rau

3.3.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất

Tổng giá trị sản xuất thu được (GO): Công thức tính là: GO = ΣQi*Pi

Trong đó: GO: là tổng giá trị sản xuất Qi: là khối lượng sản phầm thứ i Pi:là giá sản phẩm thứ i.

Chi phí trung gian (IC)

Công thức tính là: IC = ΣCi*Pi Trong đó: IC: là chi phí trung gian Ci: là vốn đầu vào thứ i Pi: là giá trị đầu tư thứ i.

35 Giá trị gia tăng (VA)/đơn vị diện tích Công thức: VA = GO-IC

Trong đó: VA: là giá trị gia tăng GO: là giá trị sản xuất IC: là chi phí trung gian Thu nhập hỗn hợp (MI)/đơn vị diện tích Công thức: MI= GO-TC

Trong đó: MI: thu nhập hỗn hợp GO: là giá trị sản xuất TC: là tổng chi phí sản xuất.

3.3.4. Chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng

Các yếu tố chi phí/đơn vị diện tích gồm: chi phí phân bón, chi phí trung gian, chi phí lao động, chi phí trung gian/kg sản phẩm, giá trị gia tăng/kg sản phẩm, thu

36

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI XÃ DUYÊN HÀ, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Quy mô sản xuất rau an toàn xã Duyên Hà

Duyên Hà là một xã có nhiều lợi thế về diện tích đất tự nhiên, giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong những năm qua, hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Duyên Hà luôn duy trì và phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt. Công tác khuyến nông và khoa học kĩ thuật được đẩy mạnh với nhiều giống cây trồng cho năng suất và được nhân dân đưa vào sản xuất.

Qua thời gian tìm hiểu thực tế ở địa bàn xã Duyên Hà thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, đóng vai trò chính trong đời sống của đa số người dân. Do có điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu nên sản xuất nông nghiệp rất đa dạng và phong phú, sản xuất rau là một trong những thế mạnh của xã. Với truyền thống sản xuất rau lâu đời, sản xuất rau là cây trồng chính đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội trên địa bàn. Năm 2010 xã đã được cấp giấy chứng nhận rau an toàn và được đầu tư nhà sơ chế. Đây là một hướng phát triển mới cho nghề trồng rau tại xã. Để đáp ứng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, hộ nông dân đã đầu tư thêm cơ sở vật chất sản xuất, công lao động, công chăm sóc cây rau đầy đủ và đúng tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn.

Về tình hình sản xuất và tiêu thụ thì rau được trồng công phu, đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng thực trạng là khi đem rau ra thị trường thì rau an toàn không khác rau bình thường. Khi mô hình mới được triển khai các hộ nông dân háo hức tham gia nhưng chỉ được qua mùa thứ nhất, đến mùa thứ hai, các hộ nông dân lại đau đầu vì hai chữ “An toàn”. Chưa xây dựng được thương hiệu, sản phẩm sản xuất ra đa phần đều được bán cho thương lái, chợ; những năm gần đây mới bán được cho những cửa hàng rau sạch. Vì tuân theo đủ các loại quy trình chặt chẽ như lượng phân bón, thời gian thu hoạch sản phẩm … thì một héc-ta rau an toàn độ tốn kém về tiền của và thời gian gấp nhiều lần so với trồng rau truyền thống. Nhưng chỉ các hộ làng biết đó là sau an toàn, rau đảm bảo; còn khi

37

tiêu thụ ở chợ, trà trộn giữa đủ các loại rau bình thường thì rau an toàn của Duyên Hà cũng như bao nhiêu loại rau khác. Giá rau vì thế cũng chẳng cao hơn được bao nhiêu, giá của rau an toàn cũng chỉ chênh so với giá của rau thường từ 1 – 2 nghìn đồng/kg. So với mức đầu tư về tiền của và công sức thì hiệu quả kinh tế mà rau an toàn đem lại cho bà con nông dân thấp so với hi vọng.

Khi triển khai dự án thì thành phố hỗ trợ vùng sản xuất RAT, tháng 5/2011, UBND TP đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng xây 5 trạm bơm nước sạch, 2 nhà sơ chế, 10ha nhà lưới và hơn 10km đường giao thông nội đồng cho xã Duyên Hà. Đến nay, hệ thống cơ sở vật chất này bước đầu được đưa vào phục vụ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay của người trồng rau Duyên Hà là đầu ra cho sản phẩm. Người dân vẫn phải mang rau ra các chợ đầu mối trên địa bàn như Thanh Trì, Hoàng Mai để tiêu thụ.

Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện mô hình, nhờ công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân tham gia vào sản xuất rau an toàn, cùng với đó là sự quan tâm tới việc sản xuất rau của người dân từ Nhà nước đến các cấp chính quyền tỉnh, thành phố, xã, qua 3 năm gần đây nhất tỉ lệ số hộ tham gia sản xuất rau an toàn đã có sự tăng lên. Trong 2 năm đầu triển khai mô hình, sản lượng, năng suất cũng như hiệu quả kinh tế mà rau an toàn mang lại cho bà con nông dân không được như mong đợi nhưng vẫn có những hộ nông dân kiên trì với rau an toàn, từ năm 2017 đến nay, do áp dụng đúng quy trình, đầy đủ các công đoạn trong sản xuất, không vì ham năng suất cao mà vi phạm quy định về liều lượng phân bón, thuốc BVTV, thuốc kích thích,… cùng với đó là áp dụng những tiến bộ KHKT mới, những thay đổi trong chăm sóc cây trồng, những hộ nông dân này đã thấy được hiệu quả thật sự từ rau an toàn.

Số hộ nông dân tham gia sản xuất rau an toàn tại xã qua ba năm tăng lên

đángkể. Qua 3 năm 2017-2019 toàn xã có số hộ sản xuất rau an toàn là 164/1867

hộ toàn xã. Điều này thể hiện sự nhận thức của người dân về rau antoàn ngày càng

được nâng cao, người dân đã nhìn thấy được hiệu quả kinh tế thật sự mà rau an toàn

mang lại. Cùng với đó là những lợi ích có được khi tham gia sản xuất rau an toàn,

38

đó là sự thành công của công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến về rau an toàn

của cán bộ xã, cán bộ nông nghiệp.

Bảng 4.1. Số hộ nông dân tham gia sản xuất rau an toàn ở xã Duyên Hà 2017-2019 Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 So sánh (%) 2018 /2017 2019 /2018 BQ Số hộ sản xuất RAT Hộ 164 164 164 100 100 100 Diện tích gieo trồng ha 107 107 107 100 100 100

Diện tích sản xuất RAT ha 58 58 58 100 100 100

Diện tích sản xuất RAT

theo quy trình VietGAP ha 20 30 50,8 150 169,33 159,665

Nguồn: UBND xã Duyên Hà, 2020 Từ năm 2016, Duyên Hà đã đề ra mục tiêu phát triển sản xuất rau an toàn, đưa rau an toàn trở thành cây trồng chủ chốt của xã trong tương lai. Xã đã quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn vì vậy diện tích sản xuất rau an toàn theo quy trình

VietGAP của xã tănglên đáng kể song diện tích gieo trồng không đổi là 107 ha qua

3 năm 2017 – 2019. Từ 2017 – 2019 diện tích sản xuất rau an toàn không thay đổi nhưng diện tích trồng rau an toàn theo quy trình VietGap tăng đều, tăng từ 20 ha năm 2017 lên 30 ha năm 2018 (50%) và tăng mạnh lên 50,8 ha năm 2019 (69,33%). Qua 3 năm tổng diện tích sản xuất rau an toàn là không đổi nhưng xã đã có sự tăng diện tích sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP rõ rệt qua 3 năm, tăng 59,665%.

Trong tổng số 58 ha rau an toàn năm 2017, cây cà chua luôn chiếm tỉ trọng

cao trong cơ cấu diện tích với khoảng 56,55%, cây bắp cải và cải xanh cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu diện tích vơi khoảng 12 – 14%. Diện tích bắp cải, cà chua, cải xanh tăng đều qua các năm, với kinh nghiệm sản xuất cũng như những

hiệu quảkinh tế trong sản xuất rau an toàn mà ba loại rau này mang lại, hầu như các

39

tăng lên 6,85% tương ứng với 1,2 ha; diện tích cà chua tăng 1,96% ứng với 1,3 ha;

diện tíchcải xanh tăng 10,53% với 1,66 ha.

Bảng 4.2. Diện tích và cơ cấu diện tích một số loại rau an toàn xã Duyên Hà giai đoạn 2017 – 2019

Rau an toàn

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha cấu (%) Diện tích (ha cấu (%) 2018 /2017 2019 /2018 BQ Bắp cải 8,5 14,66 8,9 15,34 9,7 16,72 104,71 108,99 106,85 Cà chua 32,8 56,55 33,4 57,59 34,1 58,79 101,83 102,1 101,96 Cải xanh 7,5 12,93 8,14 14,03 9,16 15,79 108,53 112.53 110,53 Su hào 2,7 4,66 2,4 4,14 1,54 2,66 88,89 64,17 76,53 Súp lơ 3,5 6,03 3,4 5,86 2,21 3,81 97,14 65 81,07 Đậu quả các loại 3 5,17 1,76 3,03 1,29 2,22 58,67 73,3 65,98 Tổng 58 100 58 100 58 100 100 100 100

Nguồn: UBND xã Duyên Hà, 2020 Trong khi đó diện tích các loại rau an toàn còn lại có tỷ trọng diện tích thấp

và có chiều hướng giảm đi. Bêncạnh ba loại rau chính kể trên, các hộ nông dân sản

xuất thêm su hào, súp lơ, đậu quả các loại. Tuy nhiên năng suất những cây trồng

này kém cho nên ở những năm gần đâyngười ta không còn trồng nhiều như trước.

Trong đó diện tích súp lơ chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2017 là 3,5 ha đến năm

2018 giảm còn 3,4 ha (2,86%), năm2019 là 2,21 ha (35%). Diện tích su hào giảm

đều qua các năm, năm 2017 là 2,7 ha đến năm 2018 giảm còn 2,4 ha (11,11%), đến

năm 2019 là 1,54 ha (35,83%). Đối với đậu quả các loại, diện tích rau an toàn cũng

giảm đêù qua các năm, năm 2017 là 3 ha đến năm 2018 là 1,76 ha (41,33%), đến

năm 2019 giảm xuống 1,29 ha (26,7%).Lý do là năm 2018 và 2019 các loại rau an

toàn này khó trồng và năng suất không được cao như các loại rau bắp cải, cà chua, cải xanh. Tùy vào từng năm một, cây nào có năng suất cao thì sẽ được tăng lên về

42

Bảng 4.3. Năng suất và sản lượng rau an toàn xã Duyên Hà giai đoạn 2017-2019

Loại rau

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển

năng suất (%) Tốc độ phát triển sản lượng (%) NS (tấn/ha) SL (tấn) NS (tấn/ha) SL (tấn) NS (tấn/ha) SL (tấn) 2018 /2017 2019 /2018 Bình quân 2018 /2017 2019 /2018 Bình quân Bắp cải 92,898 789,64 99,315 883,9 106,473 1032,79 106,91 107,21 107,06 111,94 116,84 114,39 Cà chua 40,828 1339,17 42,859 1431,5 46,358 1580,8 104,98 108,16 106,57 106,89 110,43 108,66 Cải xanh 87,718 657,89 93,99 765,1 100,510 920,67 107,15 106,94 107,04 116,29 120,34 118,31 Su hào 19,877 53,67 21,475 51,5 22,773 35,07 108,04 106,04 107,04 96,03 68,04 82,04 Súp lơ 21,52 75,33 21,059 71,6 22,869 50,54 97,86 108,59 103,23 95,05 70,59 82,82 Đậu quả các loại 23,766 71,3 34,83 61,3 34,829 44,93 146,55 100 123,28 85,97 73,3 79,64 Tổng 51,5 2987 56 3264,92 63 3664,8 109,3 112,25 110,78 109,30 112,25 110,78

(Nguồn UBND xã Duyên Hà, 2020)

43

Bảng 4.3 cho ta thấy biến động năng suất và sản lượng rau an toàn của xã Duyên Hà trong những năm qua cùng xu hướng và cùng mức độ giữa các cây trồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã duyên hà, huyện thanh trì, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)