Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhân sự tại công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ việt toàn cầu (Trang 36 - 40)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhân sự tại công ty

Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến vấn đề quản lý nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, tuy nhiên về tổng quát có thể phân ra hai loại nhân tố: xuất phát từ môi trƣờng bên trong và từ môi trƣờng bên ngoài.

1.3.1. Môi trường bên trong: Các nhân tố có ảnh hưởng bao gồm:

Sứ mệnh, mục tiêu của công ty là một lời tuyên bố về mục đích hay lý do khiến công ty đó tồn tại. Sứ mệnh sẽ hƣớng sự tập trung, truyền cảm hứng cho các nhân viên và là tiêu chuẩn đánh giá sự lựa chọn chiến lƣợc

 Chính sách, chiến lƣợc

Chính sách kinh doanh là phƣơng cách đƣờng lối hoặc phƣơng hƣớng dẫn dắt hành động trong khi phân bổ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.

 Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng của sự phát triển, là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Thỏa ƣớc lao động

Thỏa ƣớc lao động là văn bản thoả thuận giữa tập thể ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.

 Phong cách nhân viên

Nhân sự là một thành tố quan trọng cho sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp. Quan tâm chăm sóc cán bộ công nhân viên là quan tâm đến sức khoẻ của doanh nghiệp.

1.3.2 Môi trường bên ngoài: Các nhân tố bao gồm

 Tình hình kinh tế

Tình hình kinh tế tác động trực tiếp đến nguồn cung, nguồn cầu và toàn bộ các nhân tố khác trong thị trƣờng, ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của doanh nghiệp và cả các chính sách nhân sự của doanh nghiệp. Nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trƣởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tƣ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngƣợc lại khi nền kinh tế sa sút sẽ dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng lực lƣợng cạnh tranh. Thông thƣờng sẽ gây nên chiến tranh giá cả trong ngành.

 Dân số

Những thông tin của môi trƣờng dân số cung cấp những dữ liệu quan trọng cho các nhà quản trị trong việc hoạch định chiến lƣợc sản phẩm, chiến lƣợc thị trƣờng, chiến lƣợc nhân lực. Những khía cạnh cần quan tâm của môi trƣờng dân số bao gồm: (1) Tổng số dân của xã hội, tỷ lệ tăng của dân số, (2) Kết cấu và xu hƣớng thay đổi của dân số về tuổi tác, giới tính, dân tộc nghề nghiệp, và phân phối thu nhập; (3) Tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên; (4) Các xu hƣớng dịch chuyển dân số giữa các vùng...

 Văn hóa, xã hội

Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này đƣợc chấp nhận và tôn trọng, bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu đài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó thƣờng xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Một số những đặc điểm mà các nhà quản trị cần chú ý là sự tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thƣờng có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó mà nhận biết đƣợc. Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thƣờng rất rộng: "nó xác định cách thức ngƣời ta sống làm việc, sản xuất, và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ". Nhƣ vậy những hiểu biết về mặt văn hoá - xã hội sẽ là những cơ sở rất quan trọng cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị chiến lƣợc ở các doanh nghiệp. Các khía cạnh hình thành môi trƣờng văn hoá xã hội có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh nhƣ: (1) Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; (2) Những phong tục, tập quán, truyền thống (3) Những quan tâm và ƣu tiên của xã hội; Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội...

 Khoa học, công nghệ

Đây là một trong những yếu tố rất năng động chứa đựng nhiều cơ hội và đe doạ đối với các doanh nghiệp:

* Những áp lực và đe doạ từ môi trƣờng công nghệ có thể là:

(1) Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cƣờng ƣu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu.

(2) Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh.

(3) Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho những ngƣời xâm nhập mới và làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành.

(4) Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vòng đời công nghệ có xu hƣớng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trƣớc.

Bên cạnh những đe doạ này thì những cơ hội có thể đến từ môi trƣờng công nghệ đối vớicác doanh nghiệp có thể là:

(1) Công nghệ mới có thể tạo điều kiện để sản xuất sản phẩm rẻ hơn với chất lƣợng cao hơn, làm cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Thƣờng thì các doanh nghiệp đến sau có nhiều ƣu thế để tận dụng đƣợc cơ hội này hơn là các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành.

(2) Sự ra đời của công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm có nhiều tính năng hơn và qua đó có thể tạo ra những thị trƣờng mới hơn cho các sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ việt toàn cầu (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)