1.4.1. Những nhân tố khách quan:
- Dự toán NSNN:
Nếu dự toán đảm bảo chất lƣợng, yêu cầu, sát với thực tế, không phải điều chỉnh, hay bổ sung dự toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc KSC NSNN của KBNN. Tạo sự ổn định trong việc theo dõi sử dụng NSNN của các đơn vị. Thực tế cho thấy do dự toán NSNN chƣa đảm bảo nên trong quá trình KSC NSNN cơ quan tài chính, UBND thƣờng phải điều chỉnh, phát sinh nghiệp vụ quản lý “không cần thiết”, gây khó khăn trong KSC NSNN.
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN:
Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN. Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là do cơ quan Nhà nƣớc có
thẩm quyền ban hành, do vậy nếu chế độ, tiêu chuẩn, định mức phù hợp với thực tế, với nội dung công việc, tạo sự ổn định lâu dài (ít biến động, thay đổi) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả đơn vị sử dụng NSNN, cơ quan tài chính, ủy ban nhân dân trong việc quản lý và KSC NSNN. Chế độ tiêu chuẩn, định mức thống nhất, tiên tiến tạo sự công bằng, minh bạch trong quản lý và sử dụng NSNN đồng nghĩa với việc KSC đƣợc hiệu quả hơn, không có tình trạng lách luật, phá rào “ trong chi tiêu NSNN”.
- Ý thức chấp hành của các đơn vị thụ hƣởng kinh phí NSNN:
Trong quá trình chi NSNN, nếu các đơn vị thụ hƣởng kinh phí NSNN chấp hành các nguyên tắc quản lý theo dự toán, các nguyên tắc về tài chính kế toán, các định chế của KBNN về KSC NSNN thì sẽ tạo sự đồng thuận tốt giữa đơn vị và cơ quan KSC NSNN, tránh đƣợc sự phiền hà, trở ngại không đáng có. Đơn vị sử dụng NSNN phải tôn trọng cam kết chi và làm đúng thủ tục, quy trình KSC do KBNN quy định, cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành luật của các đơn vị sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp, làm cho họ thấy rõ kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành các cấp, các đơn vị cá nhân có liên quan đến quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc chứ không phải chỉ riêng ngành tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc.
1.4.2. Những nhân tố chủ quan:
- Chức năng và nhiệm vụ của KBNN:
Việc quy định quyền hạn và trách nhiệm, nhiệm vụ KSC NSNN của KBNN một cách rõ ràng cụ thể sẽ tăng cƣờng vị trí, vai trò của KBNN đồng thời cũng nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
- Chất lƣợng, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi của KBNN:
Đây là nhân tố quyết định trong quản lý, sử dụng và kiểm soát chi NSNN. Chỉ có xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ KBNN vừa có phẩm chất
đạo đức nghề nghiệp tốt, vừa có bản lĩnh, vừa có trình độ nghiệp vụ cao, thông thạo công việc, vừa là cán bộ tài chính giỏi, lại vừa có tinh thần phục vụ tốt cho các đơn vị thụ hƣởng NSNN thì chất lƣợng công tác kiểm soát sẽ đảm bảo thuận lợi, chặt chẽ, thông thoáng kỷ cƣơng và hiệu quả.
- Cơ sở vật chất- kỹ thuật của KBNN, đặc biệt là hệ thống CNTT: Thực tế cho thấy, quá trình phát triển của hệ thống KBNN luôn đƣợc sự đầu tƣ lớn, kịp thời của Nhà Nƣớc để hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, phƣơng tiện làm việc và đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin trong quá trình quản lý NSNN đã làm thay đổi cơ bản nhận thức về quy trình quản lý nghiệp vụ KSC NSNN ngày một chặt chẽ, khoa học chính xác và tuân thủ cao từng bƣớc phù hợp với thông lệ quốc tế.