Phân tích khó khăn trong công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi đầu tư qua Kho bạc Nhà nước Ninh Bình (Trang 84 - 86)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.3. Đánh giá chung công tác kiểm soát chi đầu tƣ phát triển qua KBNN

3.3.2. Phân tích khó khăn trong công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển

- Khó khăn lớn nhất là cơ chế chính sách chƣa thực sự hoàn thiện và đồng bộ. Các căn cứ để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ còn chƣa đƣợc ban hành đầy đủ và đồng bộ nhƣ: định mức, đơn giá cho công tác quy hoạch, công tác chuẩn bị đầu tƣ,... nên gây không ít khó khăn cho KBNN Ninh Bình trong quá trình kiểm soát, thanh toán.

- Công tác xây dựng dự toán, phê duyệt, giao dự toán ngân sách còn nhiều bất cập, dự toán giao nhƣng kế hoạch vốn không phù hợp với thực tế, thay đổi chủ trƣơng đầu tƣ phải thay đổi quy hoạch và thiết kế gây lãng phí vốn.

- Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện quản lý, kiểm soát chi giải ngân vốn ODA và vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ không nhất quán, thƣờng thay đổi qua các thời kỳ.

- Từ khi có Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/8/2007 của KBNN về việc ban hành Quy chế thực hiện một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN đƣợc triển khai trên toàn hệ thống KBNN, KBNN Ninh Bình đã tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện KBNN Ninh Bình nhận thấy, việc thực hiện cơ chế một cửa trong kiểm soát chi NSNN, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tƣ phát triển là rất khó khăn và khó thực hiện. Bởi vì, nếu nhƣ mục đích của quy chế giao dịch một cửa là hạn chế tiêu cực, phiền hà trong quá trình giao dịch của chủ đầu tƣ với KBNN, thì kết quả thực tế thu đƣợc không nhƣ mong đợi.

- Hiện nay, do chính sách đền bù chƣa đƣợc đồng bộ; đơn giá đền bù chƣa sát với mặt bằng thực tế... dẫn đến tình trạng chậm bàn giao đƣợc mặt bằng xây dựng cho chủ đầu tƣ và đơn vị thi công, từ đó làm ảnh hƣởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án, không có khối lƣợng hoàn thành để cơ quan Kho bạc thanh toán. Giải ngân vốn đầu tƣ phát triển chậm sẽ gây lãng phí lớn về nhiều mặt,

không chỉ cho NSNN mà còn cho cả nền kinh tế-xã hội và trực tiếp là ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của các nhà thầu.

- Cơ chế chính sách về đầu tƣ xây dựng có nhiều thay đổi nhƣng văn bản hƣớng dẫn của các Bộ, Ngành có liên quan không kịp thời, thiếu đồng bộ, không thống nhất, chƣa cụ thể... nên quá trình triển khai thực hiện tại địa phƣơng còn nhiều khó khăn, vƣớng mắc, bất cập; gây ra tình trạng phải chờ đợi hƣớng dẫn bổ sung, chờ ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền... Do vậy, các Chủ đầu tƣ, các Ban QLDA mất khá nhiều thời gian hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để giải ngân nhƣ: Việc xử lý bù chênh lệch giá nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và điều chỉnh hợp đồng xây dựng; việc xử lý các tồn đọng của các công trình chuyển tiếp; về thẩm quyền phê duyệt dự toán một số nội dung công việc...Mặt khác, việc cho phép của các cấp có thẩm quyền về “kéo dài” thời gian thanh toán của kế hoạch năm trƣớc sang năm sau từ đó làm ảnh hƣởng đến tiến độ giải ngân của năm kế hoạch.

- Việc quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ phát triển thƣờng dồn vào thời điểm cuối năm. Trên thực tế việc giải ngân ở những tháng, quý đầu năm thƣờng rất chậm và tập trung chủ yếu vào thời điểm cuối năm (thƣờng là quý 4 và tháng 1 năm sau). Thời điểm này, khối lƣợng hồ sơ, chứng từ chủ đầu tƣ gửi đến KBNN quá lớn, trong khi số lƣợng cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ trong KBNN Ninh Bình còn hạn chế. Áp lực về khối lƣợng công việc cũng nhƣ sức ép về thời gian dễ dẫn đến việc kiểm soát không chặt chẽ, những sai sót có thể bị bỏ qua làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ phát triển từ NSNN.

- Việc áp dụng tin học vào công tác quản lý, kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ còn hạn chế. Việc nhập dữ liệu, kết xuất số liệu và tổng hợp báo cáo thanh toán vốn theo các tiêu chí còn hạn chế chƣa đáp ứng kịp thời cho các cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp trong chỉ đạo điều hành (trong thực tế có nhiều báo

cáo vẫn phải làm bằng phƣơng pháp thủ công). Hiện nay, việc tổng hợp số liệu về thanh toán vốn đầu tƣ là rất khó khăn, bởi một dự án đƣợc sử dụng rất nhiều nguồn vốn và lại kéo dài qua nhiều năm không theo quy định, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung nhiều lần,...

- Lực lƣợng cán bộ mỏng, hạn chế về kinh nghiệm và kỹ năng công tác. Hiện tại số lƣợng cán bộ tham gia quản lý vốn đầu tƣ phát triển còn thiếu. Đây là những khó khăn mà KBNN Ninh Bình cần phải khắc phục nhằm đảm bảo công việc đƣợc thuân lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- Bộ máy lãnh đạo đƣợc thành lập trên cơ sở các cán bộ nghiệp vụ, công tác từ các đơn vị KBNN trực thuộc. Tuy có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vƣc chuyên môn nghiệp vụ, nhƣng còn hạn chế về kỹ năng cũng nhƣ kinh nghiệm lãnh đạo.

- Một số chủ đầu tƣ, BQL nhiều dự án còn yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ, không làm hết vai trò trách nhiệm của mình trong việc quản lý dự án. Tại địa phƣơng đến nay còn rất nhiều dự án đã hoàn thành đƣa vào sử dụng, nhiều dự án lớn kéo dài nhiều nhiều năm có nhiều hạng mục hoàn thành nhƣng CĐT, BQL vẫn chƣa tiến hành làm thủ tục quyết toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi đầu tư qua Kho bạc Nhà nước Ninh Bình (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)