Phân tích thuận lợi trong công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi đầu tư qua Kho bạc Nhà nước Ninh Bình (Trang 82 - 84)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.3. Đánh giá chung công tác kiểm soát chi đầu tƣ phát triển qua KBNN

3.3.1. Phân tích thuận lợi trong công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển

- Luôn đƣợc sự quan tâm và chỉ đạo sát sao, kịp thời của KBNN, của cấp ủy chính quyền địa phƣơng trong trong các hoạt động của đơn vị.

- Có đội ngũ cán bộ công chức trẻ, lập trƣởng tƣ tƣởng vững vàng, có tinh thần đoàn kết, nhiệt tình trong công việc, an tâm trong công tác. Đây là nhân tố quyết định trong quản lý, sử dụng và kiểm soát chi đầu tƣ phát triển từ NSNN.

Chỉ có xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ KBNN vừa có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, vừa có bản lĩnh, vừa có trình độ nghiệp vụ cao, thông thạo công việc, vừa là cán bộ tài chính giỏi, lại vừa có tinh thần phục vụ tốt cho các đơn vị thụ hƣởng NSNN thì chất lƣợng công tác kiểm soát sẽ đảm bảo thuận lợi, chặt chẽ, thông thoáng kỷ cƣơng và hiệu quả.

- Để từng bƣớc thực hiện Luật NSNN thì việc phê duyệt dự toán và quyết toán NSNN hàng năm đã đƣợc thay đổi, cụ thể về thời gian lập báo cáo quyết toán NSNN đƣợc quy định dài hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổng hợp, thẩm định, phê duyệt quyết toán ngân sách các cấp và việc kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN các cấp của cơ quan kiểm toán. Qua đó, tạo điều kiện giám sát đánh giá tình hình thực hiện NSNN của Hội đồng nhân dân các cấp thúc đẩy công tác quyết toán, phê duyệt quyết toán đƣợc chặt chẽ hơn.

- Cơ chế phân cấp quản lý NSNN, phân cấp quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi ngày càng hoàn thiện, các địa phƣơng chủ động xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu phù hợp với tình hình địa lý - kinh tế - xã hội tại địa bàn, đặc biệt là phân cấp quản lý chi cho các ngân sách gắn với hệ thống quản lý Nhà Nƣớc trên từng địa bàn theo nguyên tắc: Một khoản chi do một cấp ngân sách chi, hạn chế tối đa các khoản kinh phí ủy quyền để nâng cao chức năng giám đốc của cơ quan tài chính; tăng cƣờng sự kiểm tra; kiểm soát của cơ quan KBNN. Với việc bổ sung nhiệm vụ chi đầu tƣ phát triển, CTMTQG cho ngân sách địa phƣơng gắn với nhiệm vụ quản lý Nhà Nƣớc về đầu tƣ phát triển trên địa bàn giúp việc kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tƣ, vốn CTMTQG đƣợc thực hiện ở các đơn vị KBNN tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thanh toán cho chủ đầu tƣ, đặc biệt là các xã phƣờng thúc đẩy tiến độ giải ngân.

- Thực hiện giao dịch một cửa trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ phát triển về nguyên tắc giảm thiểu tiêu cực và tạo thuận lợi cho khách hàng.

3.3.2. Phân tích khó khăn trong công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển qua KBNN Ninh Bình giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi đầu tư qua Kho bạc Nhà nước Ninh Bình (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)