Các yếu tố nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing cho ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 58)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân đội

3.1.2. Các yếu tố nguồn lực

3.1.2.1. Tình hình lao động

Toàn hệ thống NHTMCP Quân đội tính đến thời điểm 31/12/2014 có 6.057 nhân sự, trình độ đại học và trên đại học chiếm 88,7% và trình độ cao đẳng là 11,3%, với tuổi đời trung bình là 30 tuổi và thu nhập bình quân trên đầu người năm 2014 là hơn 18 triệu đồng.

Ngân hàng TMCP Quân đội đã không ngừng mở rộng mạng lưới kênh phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh qua các năm. Đến hết năm 2014, mô hình tổ chức của MB bao gồm 12 khối và 6 phòng ban tại trụ sở chính và hơn 200 điểm giao dịch trên toàn quốc với các chức năng nhiệm vụ như sau:

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất của ngân hàng giữa hai kỳ đại hội. Hội đồng quản trị do đại hội đồng bầu ra gồm từ 5 đến 12 thành viên, được bầu hoặc bãi miễn với đa số phiếu tại đại hội đồng bằng thể thức bỏ phiếu kín. Chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng quản trị do các thành viên hội đồng quản trị bầu ra hoặc bãi miễn bằng thể thức bỏ phiếu hoặc biểu quyết. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quản trị công tác xây dựng chính sách, quy chế, các mục tiêu kinh doanh và quản lý giám sát trong toàn bộ hệ thống

Tổng giám đốc : có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật, điều lệ của Ngân hàng; trình Hội đồng quản trị các báo cáo theo đúng quy định hiện hành về tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh.

Tổng giám đốc có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện: phương án huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; trực tiếp chỉ đạo bộ máy, kiểm tra hoạt động kinh doanh.

Tổng giám đốc có thể ban hành các quy chế, quy trình nghiệp vụ kĩ thuật, quản lý trong kinh doanh và nội quy bảo mật; Bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý của Ngân hàng; đại diện cho Ngân hàng trong quan hệ quốc tế; báo cáo Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhà nước, cung cấp tài liệu cho Ban kiểm soát về kết quả hoạt động kinh doanh.

Ban kiểm soát: là những người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành NHTMCP Quân đội. Thành viên của ban kiểm soát không đồng thời là thành viên hội đồng quản trị.

Văn phòng: có chức năng làm các công việc như: Lễ tân, đối ngoại, quản lý đội xe.... Quản lý tài sản làm việc, trang thiết văn phòng và các khoản chi phí văn phòng, quản lý xây dựng cơ bản nội bộ.

Khối công nghệ thông tin: Có chức năng quản lý và đảm bảo sự an toàn, hiệu quả, chính xác, nhanh chóng trong hoạt động của hệ thống thông tin của Ngân hàng. Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin trình hội đồng quản trị phê duyệt, phối hợp với bộ phận nghiên cứu phát triển và các phòng nghiệp vụ nhằm triển khai các giải pháp, các ứng dụng mới trong công tác phát triển sản phẩm của Ngân hàng.

Khối tài chính kế toán: Chức năng của bộ phận này là xây dựng kế hoạch tài chính cho các bộ phận nghiệp vụ và chi nhánh, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch tài chính và xây dựng các báo cáo tài chính phục vụ ban lãnh đạo và các đơn vị có liên quan, thanh quyết toán tài chính các hoạt động kinh doanh và đầu tư cho các phòng nghiệp vụ, các chi nhánh và công ty trực thuộc, xây dựng chế độ chính sách kế toán áp dụng trong toàn hệ thống, xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động cho từng bộ phận nghiệp vụ và chi nhánh.

Bộ phận thanh toán bù trừ, kế toán cho vay, kế toán kinh doanh ngoại tệ: bộ phận này có chức năng kiểm soát sau các giao dịch kinh doanh (tính đúng đắn, đầy đủ, hợp lý....), xủ lý các giao dịch (hạch toán, thanh toán...).

Khối tổ chức nhân sự: quản lý, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, lập chiến lược về nhân sự...

Khối thẩm định: kiểm tra, đánh giá, xem xét, kiểm soát phê duyệt các quyết định tín dụng, các dự đầu tư...

Khối quản trị rủi ro: Kiểm soát, dự báo, phòng ngừa rủi ro phù hợp với chính sách, đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và thu nhập để hoạt động của Ngân hàng an toàn, hiệu quả, đúng định hướng.

Phòng đầu tư kinh doanh: có chức năng tham mưu cho hội đồng tín dụng và đầu tư, nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách đầu tư trình hội đồng tín dụng và đầu tư Ngân hàng xem xét, quản lý các hoạt động đầu tư của Ngân hàng như: gópvốn liên doanh liên kết, mua cổ phần các tổ chức khác; quản lý thống nhất các khoản đầu tư gián tiếp, trực tiếp của Ngân hàng Quân đội; đầu mối và theo dõi quản lý danh mục đầu tư...

Cơ quan kiểm toán nội bộ :

Kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo việc thực hiện quy chế chính sách của Ngân hàng và các quy định của pháp luật trong toàn hệ thống.

Đánh giá mức độ an toàn, xây dựng quy trình, quy chế đảm bảo giảm thiểu rủi ro trình hội đồng quản trị phê duyệt.

Kiểm toán hoạt động của Ngân hàng, phối kết hợp với bộ phận kế toán tài chính trong công tác quyết toán tài chính cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư.

Xây dựng các báo cáo độc lập gửi ban điều hành, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hỗ trợ ban kiểm soát trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của toàn hệ thống .

Khối khách hàng doanh nghiệp và cá nhân: Quản lý khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, phát triển dịch vụ tín dụng và phi tín dụng.

Khối mạng lưới và phân phối: Chịu trách nhiệm quản lý hệ thống kênh phân phối, các điểm giao dịch, phát triển kênh phân phối và mạng lưới kinh doanh.

Khối kinh tế và kinh doanh tiền tệ: Tham gia vào hoạt động vay và cho vay của ngân hàng, kinh doanh ngoại hối : kinh doanh ngoại tệ và ký quỹ, quản lý dự trữ bắt buộc; quản lý thanh khoản...

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cầu tổ chức của NHTMCP Quân đội

Ban Kiểm soát

Hội đồng Quản trị

Các Uỷ ban cao cấp

Tổng Giám đốc

Khối kiểm tra kiẻm soát nội bộ

Khối tài chính kế toán Khối tổ chức nhân sự

VP triển khai chiến lƣợc Văn phòng CEO

Phòng đầu tƣ kinh doanh Khối thẩm định

Khối quản trị rủi ro

Ban xây dựng cơ bản

Phòng chính trị

Khối khách hàng DN và cá nhân

Khối vận hành và CNTT Khối mạng lƣới và phân phối Khối nguồn vốn và KDTT

Chi nhánh Cơ quan kiểm toán nội bộ

Trải qua hơn 20 năm hoạt động, tính đến 31/12/2014 Ngân hàng TMCP Quân đội đã có bước phát triển vượt bậc. Từ một Ngân hàng ban đầu chỉ có mức vốn điều lệ nhỏ 20 tỷ đến năm 2014 vốn điều lệ Ngân hàng đã lên 11.594 tỷ, vốn điều lệ của Ngân hàng trong 3 năm gần đây:cuối năm 2011 vốn điều lệ là 7.300 tỷ, năm 2012 lên 10.000 tỷ và năm 2013 là 11.256 tỷ (Báo cáo tài chính các năm 2011,2012,2013).

Trong năm 2014 hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu như tổng tài sản đạt 200.489 tỷ (tăng 11%), tín dụng tăng 15% (100.569 tỷ), huy động vốn tăng 23% (167.609 tỷ), lợi nhuận trước thuế đạt 3.174 tỷ (tăng 5%), nợi xấu được kiểm soát chặt chẽ dưới 3% (2,73%). Số liệu chi tiết được nêu trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu

Đơn vị:tỷ đồng

STT Chỉ tiêu KQ 2013 KQ 2014 % so 2013

1 Tổng tài sản 180.381 200.489 111%

2 Vốn điều lệ 11.256 11.594 103%

3 Huy động từ dân cư và TCKT 136.089 167.609 123%

4 Dư nợ cho vay 87.743 100.569 115%

5 Tỷ lệ nợ xấu 2,45% 2,73%

6 Lợi nhuận trước thuế 3.002 3.174 105%

7 Tổng nhân sự 6.128 6.939 113%

Tổng ĐGD 209 224 107%

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014)

Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2014 Ngân hàng TMCP Quân đội có trụ sở tại số 21 Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội. Trụ sở có diện tích sàn hơn 25.084 m2, gồm 19 tầng và 3 tầng hầm với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, là nơi làm việc của hơn 1.000 cán bộ, nhân viên. Bên cạnh đó là 224 điểm giao dịch trên toàn quốc và hai chi nhánh tại Lào và Campuchia.

Mỗi CBCNV Ngân hàng đều được trang bị máy tính để bàn, điện thoại để bàn và trang bị đồng phục. Đối với các giao dịch viên, trực tiếp giao dịch với khách hàng về tiền mặt thì được trang bị thêm máy đếm tiền và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc.

3.1.2.4. Tình hình công nghệ

Ngân hàng Quân đội đã tập trung đầu tư xây dựng được nhiều hệ thống công nghệ về quản lý thông tin (MIS) và xử lý dữ liệu thông minh (datawarehouse), hệ thống dự phòng về công nghệ thông tin (back-up system).... nhằm phát triển các sản phẩm ngân hàng bán buôn và bán lẻ, sản phẩm ngân hàng điện tử. Đặc biệt năm 2007 là năm đánh dấu mốc của MB trong việc chuyển đổi thành công từ hệ thống phần mềm Ibank sang hệ thống corebankingT24 của Temenos với nhiều module ứng dụng khác nhau để phục vụ cho lợi ích của MB cũng như lợi ích của khách hàng.

Tập trung đầu tư phát triển công nghệ thông tin thích ứng và đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào trong công tác quản trị và hoạt động của Ngân hàng. Lấy công nghệ làm cơ sở, nền tảng để có thể triển khai các nghiệp vụ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Xây dựng mạng lưới phân phối (chi nhánh, điểm giao dịch) phù hợp với nhu cầu khách hàng và thị trường. Phát triển các ngành kinh doanh mới, các công ty thành viên. Áp dụng rộng rãi kỹ thuật tiên tiến hiện

đại để có thể mở những địa điểm giao dịch ảo, giao dịch trực tuyến nhằm mở rộng các kênh phân phối, thu hút khách hàng với chi phí thấp (điểm ATM, internet banking, mobile banking…). Hiện nay MB đã có 224 điểm giao dịch trên toàn quốc, gần 450 máy ATM và khoảng 5000 POS. Có kênh giao dịch internet eMB: https://ebanking.mbbank.com.vn. Kênh giao dịch qua điện thoại di động: dịch vụ liên kết với Viettel – Bankplus.

Trong năm 2010, MB đã hợp tác xây dựng dự án “Xây dựng trung tâm dữ liê ̣u (DC) - Trung tâm dự phòng (DR)” với hai nhà cung cấp là Công ty IBM Viê ̣t Nam và Công ty Hitachi. Nằm trong chiến lược phát triển công nghê ̣ của MB, dự án “Xây dự ng trung tâm dữ liê ̣u (DC) – trung tâm dự phòng (DR)” là bước đi quan trọng trong viê ̣c hiê ̣n đa ̣i hóa trang thiết bi ̣ và đẩy ma ̣nh hê ̣ thống ngân hàng đa dịch vụ để từng bước cải tiến và cho ra đời nhiều sản phẩm, tiê ̣n ích mới trong tương lai. Dự án sẽ tăng cường mạnh mẽ năng lực hệ thống của MB hiện nay và đảm bảo khả năng kinh doanh liên tục.

Trong nhiều năm qua , MB đã nỗ lực không ngừng để hoàn thiê ̣n cơ sở ha ̣ tầng công nghệ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng về các giải pháp tài chính công nghệ cao. Viê ̣c xây dựng trung tâm dữ li ệu và trung tâm dự phòng đã giúp MB nâng cấp cơ sở vật chất , tạo đà cho sự phát triển sản phẩm công nghê ̣ phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng , đồng thời chủ động kiểm soá t và phòng tránh được nhiều rủi ro công nghệ đang ngày càng gia tăng đối với hệ thống dữ liê ̣u và di ̣ch vu ̣ ngân hàng.

3.1.3. Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân đội

Các ngân hàng thương mại cũng giống các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế khi sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tư liệu lao động (tiền vốn)

chính mà khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp khác, các Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, thể hiện ở một số điểm như: Vốn vừa là phương tiện vừa là mục đích kinh doanh nhưng cũng đồng thời là đối tượng kinh doanh của các NHTM; NHTM thường kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác; hoạt động kinh doanh của NHTM có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và đối tượng khách hàng khác nhau.

Mục tiêu ban đầu khi thành lập của Ngân hàng TMCP Quân đội là đáp ứng nhu cầu về vốn và các dịch vụ tài chính của các Doanh nghiệp Quân đội làm kinh tế. Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, với đường lối chính sách đúng đắn, Ngân hàng đã gặt hái được nhiều thành công, không chỉ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Quân đội mà còn phục vụ có hiệu quả tất cả các thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của các khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Ngân hàng Quân đội là một ngân hàng thương mại và có những chức năng cơ bản của một ngân hàng thương mại. Bao gồm các chức năng: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn dưới các hình thức gửi tiền tiền kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, đầu tư chứng khoán, cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản, cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.

Các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân đội phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm:

Hoạt động huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cƣ:

Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng rất đa dạng, linh hoạt gồm tiền gửi tiết kiệm và tài khoản của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp: • Tiền gửi tiết kiệm: Ngân hàng nhận các khoản tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ, USD, EUR với các kỳ hạn khác nhau và với các phương thức trả lãi: trả trước, cuối kỳ, theo yêu cầu khách hàng.Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Quân đội còn nhận vốn ủy thác và đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. • Tài khoản khách hàng cá nhân và doanh nghiệp: mở tài khoản tại Ngân hàng, khách hàng sẽ được sử dụng các dịch vụ: nhận tiền, gửi tiền, chuyển tiền nhanh chóng và hiện đại.

Hoạt động tín dụng – Bảo lãnh:

MB sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu về vốn đa dạng của khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế với các hình thức tín dụng và bảo lãnh:

Đối với tổ chức kinh tế:

Các sản phẩm tín dụng Ngân hàng TMCP Quân đội cung cấp cho các tổ chức kinh tế bao gồm:

• Vay trung dài hạn: trên 1 năm. • Cho vay nhập khẩu

• Cho vay xuất khẩu • Cho vay sản xuất • Cho vay thương mại • Cho vay xây dựng.

• Cho vay dựa trên khoản phải thu và hàng tồn kho:

Các sản phẩm bảo lãnh Ngân hàng TMCP Quân đội cung cấp cho các tổ chức kinh tế gồm:

• Bảo lãnh dự thầu

• Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. • Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước. • Bảo lãnh bảo hành.

• Bảo lãnh thanh toán • Bảo lãnh vay vốn.

Đối với khách hàng cá nhân: gồm các sản phẩm cho vay sau: • Cho vay tiêu dùng

• Cho vay sản xuất kinh doanh • Cho vay cổ phần hóa

• Cho vay mua, sửa chữa và xây dựng mới nhà cửa, mua căn hộ chung cư • Cho vay mua ô tô trả góp

• Cho vay du học

• Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing cho ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)