Xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ đa dạng và khác biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing cho ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 109 - 111)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lƣợc Marketing cho Ngân hàng

4.2.1. Xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ đa dạng và khác biệt

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, đặc thù của vùng miền được xác định là thế mạnh và mũi nhọn. Cần tập trung hơn nữa vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh. Khả năng cung cấp thêm nhiều sản phẩm, nhất là các sản phẩm mới sẽ giúp MB tranh thủ phát triển thị phần. MB cần hoàn thiện sản phẩm dịch vụ trên cơ sở kết hợp giữa sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới nhằm tạo bước đi vững chắc của ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đông đảo khách hàng.

Xu hướng hát triển dịch vụ hiện nay là các dịch vụ hiện đại. Do đó, MB cần đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng hiện đại như internet banking hay e – banking để có thể cung cấp thông tin cũng như các tiện ích một cách nhanh nhất khi khách hàng muốn giao dịch ở bất cứ đâu. Đồng thời, chú trọng đến chất lượng dữ liệu, tốc độ đường truyền độ bảo mật của hệ thống công nghệ, tránh các sự cố gây trì trệ trong cung cấp dịch vụ đến khách hàng.

Đối với hoạt động huy động vốn, phải đẩy mạnh công tác huy động vốn, tạo đột phá trong công tác huy động vốn. Đặt mục tiêu huy động vốn là trọng tâm và ưu tiên hàng đầu. Cải tiến, phát triển các sản phẩm dịch vụ mợi, nhiều tiện ích, đi kèm lãi xuất hợp lý nhằm phục vụ khách hàng như đẩy mạnh triển khai thêm các sản phẩm huy động vốn có mục đích phù hợp với từng đối tượng khách hàng: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm an nhân, tiết kiệm học đường, tiết

kiệm bậc thang… Hay vận động người thân sử dụng sản phẩm và gửi tiết kiệm tại MB nhằm gia tăng lượng huy động vốn cho hệ thống. Việc tiến hày đơn giản hóa thủ tục gửi tiền, tăng cương nghiên cứu đưa ra sản phẩm mới, triển khai huy động vốn tại các địa bàn kinh tế phát triển, triển khai các chương trình huy động vốn từ các tổ chức cá nhân, bán lẻ và mảng vay nợ viện trợ nước ngoài là việc rất cần thiết phải tiến hành.

Khi xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, cần chú ý đánh giá phản hồi từ cả hai phía là bên trong và bên ngoài ngân hàng. Đánh giá các thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai, đúc rút kinh nghiệm nhằm đưa sản phẩm tiếp cận nhanh hơn với khách hàng, tiết kiệm chi phí hoạt động, đạt được hiệu quả như mong muốn. Đồng thời, phải tiếp nhận những đóng góp tích cực, những phản ánh về sản phẩm dịch vụ đang cung cấp, nhằm phát huy những mặt mạnhm sửa chữa khuyết điểm, làm cho sản phẩm ngày càng hoàn thiện, với nhiều tiện ích vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Sự tiện lợi khi sử dụng dịch vụ luôn là điều mà khách hàng tìm kiếm, với nhiều tiện ích khác nhau sẽ đáp ứng được nhiều nhu cầu đa dạng của khách hàng. Do đó, cần tập trung phát triển các giá trị tăng thêm của sản phẩm dịch vụ như bán chéo dịch vụ hay sản phẩm chọn gói. Sản phẩm thẻ ngày càng phát triển mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, theo đó cũng dẫn đến sự tranh giành thị phần loại sản phẩm này vô cùng gay gắt. Để phát triển mạnh mẽ loại sản phẩm thẻ, MB cần tập trung triển khai các trương trình tư vấn phát hành thẻ, đẩy mạnh hướng tới khách hàng là tân sinh viên, tích cực triển khai với khách hàng doanh nghiệp trả lương qua tài khoản, phát triển thêm thật nhiều sản phẩm thẻ với những tiện ích khác nhau để tăng sự lựa chọn cho khách hàng, từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh.

Việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, các sản phẩm tín dụng cá nhân phục vụ nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng là điều MB phải quan tâm chú trọng. Bên cạnh đó, cũng phải chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu đi đôi với xử lý các khoản nợ tồn đọng, thủ tục vay đơn giản, thời gian thẩm định nhanh chóng với lãi suất cạnh tranh. MB cũng cần đa dạng hóa danh mục đầu tư trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ, chủ động phân tích diễn biến thị trường, dự báo tình hình để nắm bắt cơ hội kinh doanh giấy tờ có giá nhằm đạt hiệu quả sử dụng vốn, duy trì cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng hợp lý, cân đối với khả năng nguồn vốn, chủ động đánh giá khách hàng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn hoạt động.

Bên cạnh các hoạt động nghiệp vụ, ngân hàng con phải thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt ngoại khóa giữa bộ phận nghiệp vụ với các phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp để tạo sự liên kết thông tin, từ đó giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh. Thành lập các diễn đàn dành riêng cho cán bộ nhân viên MB trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ, đưa ra những ý tưởng sản phẩm mới, những bất cập, vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing cho ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)