Năng lực – Năng lực giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán của giáo viên trung học cơ sở​ (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Một số khái niệm

1.2.2. Năng lực – Năng lực giáo viên

1.2.2.1. Năng lực

Năng lực (competency) là một thuật ngữ được đề cập thường xuyên ở nước ta hiện nay, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Cho đến nay, có nhiều cách hiểu về năng lực, do quan điểm tiếp cận khác nhau, ví dụ như: năng lực được xem như mục tiêu dạy học, giáo dục; hay năng lực được xem xét dưới góc nhìn các thành tố cấu trúc nên nó; xem xét liên hệ giữa năng lực và nội dung dạy học; năng lực được đề cập tới bình diện thực hành, ứng dụng, gắn với thực tiễn, liên môn…

Định nghĩa phổ biến nhất được sử dụng là của Weinert (2001): “năng lực là

những khả năng nhận thức và kĩ năng vốn có hoặc học được của cá thể nhằm giải quyết các vấn đề xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, ý chí, ý thức xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề trong những tình huống thay đổi một cách thành cơng và có trách nhiệm” (tr.45).

“Năng lực được mô tả tốt nhất là sự kết hợp phức tạp giữa kiến thức, kỹ năng,

sự hiểu biết, giá trị, thái độ và mong muốn dẫn đến hành động hiệu quả, thể hiện của con người trên thế giới, trong một lĩnh vực cụ thể” (Deakin Crick, 2008, tr.62). Do

đó, năng lực được phân biệt với kỹ năng (skill) - được định nghĩa là khả năng thực hiện các hành vi phức tạp một cách dễ dàng, chính xác và khả năng thích ứng.

Chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể (2018) do Bộ GD&ĐT nước ta ban hành đã nêu: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất

sẵn có và q trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. [39; tr.37]

“Bản chất của năng lực là khả năng chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ

chức hợp lí các kiến thức, kĩ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định” (Đinh Quang Báo & cộng sự, 2017,

tr.110)

Tóm lại, năng lực có thể hiểu là sự kết hợp của các kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, thái độ và hành vi của một cá nhân để thực hiện một cơng việc có hiệu quả. Năng lực không chỉ bao hàm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, mà còn cả giá trị, động cơ, đạo đức và hành vi xã hội. Năng lực có tính phức hợp hơn kĩ năng, và mức độ thành thạo của một kĩ năng cũng có thể xem như thể hiện một phần mức độ cao hay thấp của năng lực tương ứng.

1.2.2.2. Năng lực giáo viên

Trong lĩnh vực giáo dục, ở nước ta định nghĩa: “năng lực giáo viên nói chung

là khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ của giáo viên” (Điều 3, khoản 2, Thông tư

T20/2018/TT-BGD, tr.2).

Cần phân biệt giữa “năng lực giảng dạy” và “năng lực giáo viên” (OECD, 2009). Năng lực giảng dạy tập trung vào vai trò của giáo viên trong lớp học, liên kết trực tiếp với 'nghề' giảng dạy - với kiến thức và kỹ năng chuyên môn được huy động để hành động. Năng lực giáo viên ngụ ý một cái nhìn rộng hơn, có hệ thống về tính chất nghề nghiệp của giáo viên, trên nhiều cấp độ - cá nhân, nhà trường, cộng đồng địa phương, mạng lưới nghề nghiệp [6; tr.10].

Trong các chương trình dạy học hiện nay của các nước thuộc khối OECD, người ta cho rằng năng lực được chia thành năng lực chung, cốt lõi và năng lực chun mơn, trong đó năng lực chung, cốt lõi là cần thiết, làm nền tảng để phát triển

năng lực chun mơn, cịn năng lực chun mơn đặc trưng ở những lĩnh vực nhất định. Theo cách hiểu này năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn không tách rời mà có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Năng lực cốt lõi đề cập đến những năng lực được coi là nền tảng, nhờ chúng

người ta có thể thực hiện được u cầu cơng việc đặt ra, hay hồn thành nhiệm vụ học tập, trong các bối cảnh và tình huống khác nhau; ví dụ như sử dụng các phương tiện thông tin, giao tiếp, khả năng hành động tự chủ…

Năng lực chuyên môn liên quan đến từng mơn học riêng biệt, ví dụ mơ hình

năng lực trong mơn Tốn (theo Chuẩn của Đức, 2012) bao gồm: năng lực toán học chung: lập luận toán, giải quyết các vấn đề tốn, mơ hình hóa tốn học, sử dụng các cách trình bày biểu đồ, bảng biểu, sử dụng ký hiệu, cơng thức, các giao tiếp tốn học; các tư tưởng toán học chủ đạo: thuật toán và số học, đo lường, khơng gian và hình học, quan hệ hàm số, dữ liệu và ngẫu nhiên…

Dù theo cách tiếp cận nào thì các nhà giáo dục trên thế giới đều thống nhất ở chỗ: nhắc đến năng lực là nói đến khả năng có thể thực hiện, hồn thành nhiệm vụ của từng người, do đó khơng nên so sánh năng lực của người này với năng lực của người kia; năng lực thường được biểu hiện ra bên ngồi và ta có thể quan sát được, đánh giá được thông qua từng mảng hoạt động, nhiệm vụ, do vậy ta có thể mơ tả được năng lực đề cập theo những tiêu chuẩn, tiêu chí chất lượng và có thể tìm được minh chứng cho mức độ thể hiện này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán của giáo viên trung học cơ sở​ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)