Nội dung Phân loại Số lượng Tỉ lệ (%)
Giới tính Nữ 195 78.3 Nam 54 21.7 Độ tuổi Dưới 25 25 10.0 25-29 64 25.7 30-39 87 34.9 40-50 65 26.1 Trên 50 8 3.3 Trình độ Cao đẳng 19 7.6 Đại học 197 79.1 Sau Đại học 33 13.3
Thâm niên công tác
Dưới 10 năm 103 41.3
10 -19 năm 94 37.7
Từ 20 năm trở lên 52 20.9
Vị trí việc làm Biên chế 158 63.5
Nội dung Phân loại Số lượng Tỉ lệ (%)
Loại hình trường cơng tác Công lập 210 84.3
Tư thục 39 15.7
Khu vực Nội thành 162 65.1
Ngoại thành 87 34.9
Trong 249 GV có 78.3% là nữ, chỉ 21.7% là nam do đặc thù ngành nghề. GV tham gia trả lời khảo sát có 70.6% GV dưới 40 tuổi. Về trình độ: 79.1% số GV có trình độ ĐH, 13.3% GV có trình độ sau ĐH, cịn lại là trình độ cao đẳng (7.6%).
41.4% GV có thâm niên dưới 10 năm và 58.6% có từ 10 năm kinh nghiệm trở lên. GV biên chế (63.5%) nhiều hơn hẳn GV hợp đồng (36.5%), với 84.3% đang công tác tại các trường công lập. GV làm việc ở các trường khu vực ngoại thành và nội thành trong mẫu lần lượt là 65.1% và 34.9%.
2.2.3. Xây dựng công cụ nghiên cứu
2.2.3.1. Cơng cụ nghiên cứu định tính
Với mục đích thu thập thơng tin sâu để tìm hiểu những thay đổi của GV trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học Toán trước và sau Chuẩn, ngồi thơng tin thu thập được qua phiếu hỏi, tác giả dự thảo một số câu hỏi để phỏng vấn sâu. Tác giả lựa chọn ngẫu nhiên một số trường trong mẫu (ở cả nội thành và ngoại thành), ở mỗi trường tiến hành phỏng vấn các đối tượng: HT nhà trường, TTCM phụ trách mơn Tốn, GV dạy Toán (Đề cương phỏng vấn - Phụ lục 3) để thu thập thông tin.
- Phỏng vấn HT, TTCM phụ trách mơn Tốn nhằm tìm hiểu cách thức quản lý, các biện pháp nhà trường đã thực hiện để thúc đẩy GV tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, dạy học Tốn nói riêng; thực trạng, những thay đổi của GV nhà trường trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học Toán sau khi triển khai thực hiện Chuẩn NNGV mới qua đánh giá của HT, TTCM...
- Đối với GV: việc phỏng vấn sâu giúp tìm hiểu thêm quan điểm của GV về việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong bối cảnh giáo dục hiện nay; tự đánh giá của GV về động lực của những thay đổi trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học trước và
sau khi biết đến yêu cầu Chuẩn NNGV; những rào cản khi ứng dụng CNTT trong dạy học theo hướng đáp ứng Chuẩn NNGV…
2.2.3.2. Công cụ nghiên cứu định lượng
Như đã đề cập ở trên, công cụ định lượng của nghiên cứu này gồm 02 phiếu khảo sát: phiếu dành cho GV và phiếu dành cho HS, trong đó tập trung chính vào phiếu khảo sát GV, phiếu khảo sát dành cho HS dùng để tham khảo, đối chiếu thông tin đối với một số trường hợp GV đồng ý tham gia nghiên cứu sâu.
Việc xây dựng phiếu khảo sát của đề tài được tác giả thực hiện theo các bước: (1) Xác định mục đích bảng hỏi;
(2) Xác định các tiêu chí đánh giá; (3) Xây dựng các chỉ báo tương ứng; (4) Cấu trúc phiếu hỏi sơ thảo; (5) Xin ý kiến chuyên gia;
(6) Điều chỉnh và thử nghiệm phiếu khảo sát; (7) Hồn thiện cơng cụ để khảo sát chính thức.
Dưới đây, tác giả xin trình bày những nội dung quan trọng sau quá trình xây dựng phiếu khảo sát.
2.2.1.2.1. Mục đích của phiếu khảo sát
- Phiếu khảo sát dành cho GV: lấy ý kiến GV để thu thập thông tin liên quan đến thực trạng thực hiện yêu cầu Chuẩn NNGV về ứng dụng CNTT trong dạy học theo trong các nhà trường và bản thân GV, tự đánh giá của GV về mức độ thành thạo một số kỹ năng ứng dụng CNTT vào QTDH của bản thân trước và sau khi biết đến Chuẩn NNGV.
- Phiếu khảo sát dành cho HS: khảo sát mức độ thường xuyên ứng dụng CNTT của thầy, cơ dạy Tốn trong khoảng thời gian gần đây và cảm nhận của các em về giờ học Tốn có ứng dụng CNTT.
2.2.1.3.2. Các chỉ báo và thang đo tương ứng
a) Phiếu dành cho GV
Dựa trên khung lý thuyết đã xây dựng, kết hợp với việc nghiên cứu tài liệu, cơ sở lý luận, tác giả xác định tiêu chí đánh giá, hình thành các chỉ báo cùng với thang
đo tương ứng. Từ đó, tác giả xây dựng cấu trúc nên sơ thảo bảng hỏi thô. Bảng hỏi thô ban đầu dành cho GV gồm 60 câu. Tác giả sử dụng phiếu thô này khảo sát thăm dò 08 GV, đồng thời phỏng vấn sâu bán cấu trúc 03 GV trong số đó. Việc này giúp đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng hỏi, từ đó điều chỉnh một số từ ngữ cũng như cách diễn đạt cho thích hợp, đồng thời nhận diện, loại bỏ những câu không phù hợp. Ở giai đoạn này, phiếu hỏi cũng được gửi tới hai chuyên gia để được góp ý về cấu trúc, nội dung của phiếu: 01 chuyên gia giáo dục đã tham gia xây dựng Chuẩn NNGV mới (Thông tư 20/2018) và 01 chuyên gia về đo lường và đánh giá trong giáo dục. Các chuyên gia đồng thời cũng là nhà giáo dục có học vị Tiến sĩ, có kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng GV. Các ý kiến nhận xét, góp ý của các chuyên gia được tổng hợp, tiếp thu và triển khai trong quá trình điều chỉnh phiếu.
Các câu hỏi trình bày sau đây là hệ thống câu hỏi đã được hiệu chỉnh sau khi thăm dò một số GV và xin ý kiến chuyên gia. Sau khi tập hợp các ý kiến, tác giả đã thực hiện một số hiệu chỉnh cơ bản trong phiếu có thể kể ra như sau:
- Một số câu hỏi xét về nghĩa đã bao hàm các câu hỏi khác, mang tính khái qt chung, khơng cụ thể. Những câu hỏi như vậy cần được loại bỏ vì tính trùng lặp dữ liệu cao.
- Thay đổi một số nội dung để làm rõ nghĩa câu hỏi, ví dụ: “Khai thác thơng tin trên Internet” thành “Tìm kiếm thơng tin, tư liệu Toán trên Internet”.
- Câu hỏi “Thời gian Thầy/Cô biết đến Chuẩn NNGV” sửa lại thành ”Mức độ hiểu biết và triển khai thực hiện yêu cầu ứng dụng CNTT vào dạy học trong Chuẩn NNGV của Thầy/Cơ”, với lí do yếu tố này khơng phản ánh trực tiếp thông tin về việc thực hiện yêu cầu Chuẩn trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học của GV.
- Điều chỉnh và diễn giải thang đo cụ thể hơn đối với các câu về mức độ thực hiện các hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học.
- Loại bỏ một số chỉ báo về kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học ở mức nâng cao mà không phù hợp với thực tiễn mơn Tốn như “Sử dụng phần mềm AUTOCAD tạo hình mơ phỏng 3D”...
Các nội dung chính của phiếu khảo sát dành cho GV được cụ thể hóa qua các câu hỏi dưới đây. Các nội dung 2, 3, 4 được thiết kế để GV tự đánh giá trước và sau Chuẩn, với cùng thang đo.
Nội dung 1. Các hoạt động nhà trường thực hiện để thúc đẩy GV ứng dụng
CNTT trong dạy học đáp ứng Chuẩn NNGV, tiêu chí đánh giá bao gồm: phổ biến – hướng dẫn yêu cầu; lập kế hoạch thực hiện; đầu tư nguồn lực (CSVC, nhân viên hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng); đánh giá, cải tạo.
Thang đo được lựa chọn: 3 mức: Không thực hiện, Khơng rõ có thực hiện khơng, Có thực hiện. Các câu hỏi tương ứng với mỗi tiêu chí đánh giá trong nhóm
này bao gồm:
- Phổ biến – hướng dẫn yêu cầu:
+ 10.1. Phổ biến quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tới GV
+ 10.2. Hướng dẫn GV thực hiện và đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên + 10.3. Phổ biến yêu cầu về trình độ kỹ năng tin học đối với GV
- Lập kế hoạch:
+ 10.4. Xây dựng kế hoạch riêng thúc đẩy tăng cường ứng dụng CNTT trong nhà trường
+ 10.5. Ban hành quy định khai thác, sử dụng hệ thống CNTT trong nhà trường - Đầu tư nguồn lực:
+ 10.6. Yêu cầu GV hoàn thiện, bổ sung văn bằng, chứng chỉ kỹ năng CNTT theo quy định
+ 10.7. Đầu tư trang thiết bị công nghệ, cơ sở vật chất trong nhà trường để GV có cơ hội sử dụng CNTT
+ 10.8. Phân công cán bộ phụ trách, hỗ trợ về CNTT trong nhà trường + 10.9. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho GV
+ 10.10. Tổ chức các phong trào, cuộc thi cấp trường về ứng dụng CNTT trong dạy học
- Đánh giá, cải tạo:
+ 10.11. Đánh giá việc ứng dụng CNTT trong dạy-học của GV theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
+ 10.12. Khen thưởng các cá nhân, tổ/nhóm ứng dụng CNTT tích cực, hiệu quả trong dạy học
+ 10.13. Nhắc nhở các cá nhân chưa tích cực ứng dụng CNTT trong các hoạt động dạy học
Nội dung 2. Nhóm tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của u cầu Chuẩn đến việc
ứng dụng CNTT vào việc Chuẩn bị các hoạt động dạy-học của GV: soạn giáo án/tài liệu; tìm kiếm tài liệu; thiết kế bài giảng có tích hợp CNTT; sử dụng các thiết bị cơng nghệ hỗ trợ dạy và học.
Thang đo được lựa chọn: 5 mức theo mức độ thành thạo tăng dần, mức 0- Không thực hiện được, mức 5-Rất thành thạo. Các câu hỏi tương ứng với mỗi tiêu
chí đánh giá trong nhóm này bao gồm:
- Tìm kiếm tài liệu: 11.1. Tìm kiếm thơng tin, tư liệu Tốn trên Internet
- Soạn giáo án/tài liệu:
+ 11.2. Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản biên soạn giáo án, tài liệu học tập… + 11.3. Sử dụng phần mềm hỗ trợ soạn cơng thức Tốn (Mathtype,…)
+ 11.4. Sử dụng phần mềm hỗ trợ vẽ hình Tốn (Geometer’s Sketchpad, …)
- Thiết kế bài giảng có tích hợp CNTT:
+ 11.5. Thiết kế các bài giảng điện tử, giáo án tích hợp CNTT
+ 11.6. Sử dụng các phần mềm khác (tạo video, phim, ảnh tư liệu, mô phỏng…) hỗ trợ bài giảng
- Sử dụng các thiết bị công nghệ hỗ trợ dạy và học: 11.7. Sử dụng các thiết bị
cơng nghệ (máy tính, máy chiếu, bảng thơng minh…) hỗ trợ dạy và học
Nội dung 3. Nhóm tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của yêu cầu Chuẩn đến việc
ứng dụng CNTT vào việc Tổ chức thực hiện các hoạt động dạy-học của GV: thu thập phản hồi từ người học; kiểm tra-đánh giá; tổ chức lớp học trực tuyến; hướng dẫn, tạo cơ hội để HS sử dụng CNTT trong học tập.
Thang đo được lựa chọn: 5 mức theo mức độ thành thạo tăng dần, mức 0- Không thực hiện được, mức 5-Rất thành thạo.
+ 11.8. Thu thập nhanh thông tin, ý kiến phản hồi từ học sinh qua các ứng dụng, phần mềm công nghệ (Mentimeter…)
+ 11.9. Sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá HS có sự hỗ trợ của CNTT (Plicker, MS Forms, Kahoot…)
+ 11.10. Sử dụng phần mềm (Google classroom, ClassDojo…) tạo các lớp học trực tuyến
+ 11.11. Xử lí sự cố, trục trặc về CNTT trong khi tổ chức dạy học
+ 11.12. Hướng dẫn học sinh sử dụng các phần mềm công nghệ (phần mềm Tốn, trình chiếu, tạo video, …) để giải quyết nhiệm vụ học tập
+ 11.13. Tổ chức các hoạt động học tập mà học sinh có cơ hội sử dụng thiết bị, phần mềm cơng nghệ
Nội dung 4. Nhóm tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của u cầu Chuẩn đến việc
ứng dụng CNTT vào việc Quản lý người học, hồ sơ dạy học của GV: tạo kho tài liệu cá nhân; lưu trữ, phân tích kết quả học tập của HS; trao đổi, quản lý nhiệm vụ học tập với người học.
Thang đo được lựa chọn: 5 mức theo mức độ thành thạo tăng dần, mức 0- Không thực hiện được, mức 5-Rất thành thạo.
Các câu hỏi trong nhóm này bao gồm: + 11.14. Tạo, sử dụng kho tài liệu điện tử cá nhân
+ 11.15. Sử dụng phần mềm bảng tính (Excel,…) phân tích, đánh giá kết quả bài kiểm tra của HS
+ 11.16. Thiết lập chế độ máy tính, phần mềm bảo vệ an tồn dữ liệu HS (các thông tin, kết quả học tập, bài làm...)
+ 11.17. Gửi thông báo, yêu cầu về nhiệm vụ học tập tới HS qua tin nhắn, email, nhóm lớp trực tuyến…
+ 11.18. Sử dụng các phần mềm khác hỗ trợ quản lý các hoạt động học tập của HS
Nội dung 5. Nhóm tiêu chí đánh giá việc thực hiện yêu cầu Chuẩn của GV đối
với việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động dạy-học nói chung: sử dụng thiết bị cơng nghệ, phần mềm ứng dụng; cập nhật, sử dụng; tham gia học tập, bồi dưỡng; hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp.
Thang đo được lựa chọn: 3 mức: 1- Chưa thực hiện; 2- Thực hiện nhưng chưa
hiệu quả; 3- Thực hiện và đạt hiệu quả. Nhóm này bao gồm các câu:
+ 12.1. Sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học theo qui định + 12.2. Sử dụng các phần mềm ứng dụng cơ bản trong dạy học
+ 12.3. Sử dụng các phần mềm ứng dụng cơ bản trong quản lý học sinh theo qui định + 12.4. Ứng dụng CNTT và học liệu số (các tài liệu, dữ liệu thơng tin, tài ngun được số hóa, lưu trữ…) trong hoạt động dạy học
+ 12.5. Cập nhật và sử dụng hiệu quả các phần mềm trong dạy học
+ 12.6. Hồn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và ứng dụng CNTT và các thiết bị công nghệ trong dạy học
+ 12.7. Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hành nâng cao năng lực ứng dụng CNTT
b) Phiếu dành cho HS
Phiếu dành cho HS được thiết kế dựa trên các câu về các kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học của phiếu GV (câu 11), nhưng được lược bỏ một số câu trong nội dung Chuẩn bị các hoạt động dạy-học của GV, Quản lý hồ sơ dạy học. Các câu hỏi được diễn dạt lại để HS khối lớp 8, 9 dễ hiểu, dễ quan sát và đưa ra nhận định về mức độ thường xuyên thực hiện các hoạt động được nêu của GV Tốn lớp mình. Một số câu hỏi được bổ sung sau khi xin ý kiến chuyên gia nhằm đánh giá mức độ thường xuyên GV khuyến khích, tạo cơ hội cho người học được sử dụng, khai thác CNTT phục vụ quá trình học tập. Nội dung này gồm 15 câu hỏi, thang đo được sử dụng là thang 5 mức: Khơng bao giờ, Thỉnh thoảng, Bình thường, Thường xuyên, Rất thường xuyên. Một câu hỏi về cảm nhận của HS đối với các giờ học có sử dụng CNTT, bao gồm 07 nhận định, sử dụng thang đo 5 mức từ Hồn tồn khơng đồng ý đến Hồn toàn đồng ý. (Chi tiết phiếu khảo sát dành cho HS ở Phụ lục PL2.2)
Dựa vào các câu hỏi trên, xây dựng phiếu khảo sát thử nghiệm dành cho GV và phiếu dành cho HS, sau đó tiến hành khảo sát thử để đánh giá độ tin cậy thang đo và tiếp tục điều chỉnh cho ra phiếu khảo sát chính thức.
2.2.1.3.3. Thử nghiệm và điều chỉnh công cụ
Tác giả tiến hành khảo sát thử nghiệm bằng phiếu hỏi đã điều chỉnh lần 1 sau khi xin ý kiến chuyên gia với mẫu thử gồm:
+ Đối với phiếu khảo sát dành cho GV: lựa chọn ngẫu nhiên 60 GV thuộc hai nhóm nội thành và ngoại thành, đảm bảo mỗi nhóm 30 GV; các GV tham gia thử nghiệm phiếu sẽ khơng tham gia khảo sát chính thức để đảm bảo tính khách quan của thơng tin.
+ Đối với phiếu khảo sát dành cho HS: chọn ngẫu nhiên 65 HS lớp 8, 9, trong đó tối thiểu 30 HS học cùng một lớp tại một trường THCS trên địa bàn.
Số liệu khảo sát thử nghiệm được nhập liệu và xử lý bằng phần mềm Excel, SPSS 25 để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Dựa vào chỉ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation), điều chỉnh hoặc loại bỏ những chỉ báo chưa phù hợp, từ đó cho ra một cơng cụ hồn chỉnh để tiến hành khảo sát chính thức. Nghiên cứu này sẽ loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha của cả thang đo lớn hơn 0.6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
a) Phiếu khảo sát dành cho GV:
Giai đoạn thử nghiệm phiếu khảo sát dành cho GV được thực hiện trên 60 GV,