Mức độ thực hiện các nội dung yêu cầu ứng dụng CNTT trong dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán của giáo viên trung học cơ sở​ (Trang 98 - 103)

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng triển khai yêu cầu ứng dụng CNTT theo Chuẩn NNGV tại các

3.1.2.4. Mức độ thực hiện các nội dung yêu cầu ứng dụng CNTT trong dạy

nói chung

Dựa trên nội dung tiêu chí 15 của Chuẩn NNGV 2018 về năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục, tác giả lấy ý kiến tự đánh giá của GV về việc thực hiện yêu cầu này của Chuẩn qua các hoạt động được cụ thể hóa bằng 07 chỉ báo từ 12.1 đến 12.7. Việc này giúp dễ dàng thu thập thông tin về thực trạng đáp ứng yêu cầu Chuẩn của GV dù họ có biết đến u cầu Chuẩn hay khơng. Ba câu hỏi (CH) được đặt ra khi ghi nhận kết quả tự đánh giá của GV đó là:

CH1. GV tự đánh giá mức độ thực hiện các yêu cầu Chuẩn về việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung như thế nào?

CH2. GV đã thực hiện yêu cầu Chuẩn và GV chưa thực hiện yêu cầu Chuẩn có khác biệt gì về mức độ thực hiện các nội dung yêu cầu ứng dụng CNTT trong dạy học?

CH3. Có sự khác biệt về mức độ thực hiện các nội dung yêu cầu Chuẩn giữa GV ở nội thành và ngoại thành? Giữa GV trường công và trường tư? Giữa GV biên chế và GV hợp đồng? Giữa GV thuộc các nhóm thâm niên cơng tác?

Với thang đo mức độ thực hiện theo ba mức: 1- Chưa thực hiện; 2- Thực hiện nhưng chưa hiệu quả; 3- Thực hiện và đạt hiệu quả, tiến hành tính trung bình các lựa chọn của GV và quy đổi lại thang đo để lý giải như sau:

1 – 1.67: Chưa thực hiện;

1.68 – 2.34: Thực hiện nhưng chưa hiệu quả; 2.35 – 3.00: Thực hiện và đạt hiệu quả.

Kết quả xử lý số liệu được trình bày và phân tích sau đây.  Kết quả tự đánh giá của GV:

Bảng 3. 6. Mức độ thực hiện yêu cầu ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung theo Chuẩn NNGV Hoạt động TB ĐLC % GV lựa chọn mức 2 trở lên % GV lựa chọn mức 3

Sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy

học theo qui định 2.78 0.425 99.6 78.3

Sử dụng các phần mềm ứng dụng cơ bản

trong dạy học 2.76 0.431 100.0 75.5

Sử dụng các phần mềm ứng dụng cơ bản

trong quản lý học sinh theo qui định 2.65 0.548 96.4 68.7 Ứng dụng CNTT và học liệu số (các tài

liệu, dữ liệu thông tin, tài nguyên được số hóa, lưu trữ…) trong hoạt động dạy học

2.45 0.559 96.8 47.8

Cập nhật và sử dụng hiệu quả các phần

mềm trong dạy học 2.45 0.580 95.6 49.0

Hồn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và ứng dụng CNTT và các thiết bị công nghệ trong dạy học

2.57 0.565 96.4 60.2

Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hành

nâng cao năng lực ứng dụng CNTT 2.26 0.646 88.8 36.9 Các nội dung theo yêu cầu Chuẩn đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã được GV trong mẫu tự đánh giá đã thực hiện với phần trăm lựa chọn từ mức 2 trở lên rất cao (đều > 85%). Trong đó 100% GV đã sử dụng các phần mềm ứng dụng cơ bản trong dạy học, nhưng chỉ có 75.5% GV cho rằng bản thân sử dụng và đạt hiệu quả (mức 3). Trong 7 hoạt động, việc hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hành nâng cao năng lực ứng dụng CNTT có giá trị trung bình tự đánh giá mức độ thực hiện thấp nhất : 2.26 (ĐLC: 0.646), GV đã thực hiện hoạt động này nhưng chưa hiệu quả. Chỉ có 36.9% GV tự đánh giá bản thân thực hiện hiệu quả việc này.

GV đã sử dụng hiệu quả các thiết bị công nghệ, phần mềm ứng dụng cơ bản trong dạy học, quản lý HS với phần trăm lựa chọn mức 3 từ 68.7% đến 78.3%. Nội dung cập nhật và sử dụng hiệu quả các phần mềm trong dạy học (95.6% GV đã thực hiện) hay ứng dụng học liệu số vào QTDH (96.8% GV đã thực hiện) chỉ có dưới 50% GV tự đánh giá bản thân thực hiện hiệu quả, đáp ứng được công việc.

Những kết quả tự đánh giá của GV ở trên cho thấy GV phần nào nhận thức được mức độ thực hiện cũng như hạn chế của bản thân trong các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung.

So sánh giữa hai nhóm GV chưa thực hiện và đã thực hiện yêu cầu Chuẩn:

Hình 3. 4. Mức độ thực hiện các hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung của nhóm GV chưa thực hiện và đã thực hiện yêu cầu Chuẩn

Kết quả kiểm định Independent t-test sự khác biệt giữa 2 nhóm GV đã thực hiện yêu cầu Chuẩn và chưa thực hiện yêu cầu Chuẩn về mức độ thực hiện từng hoạt động (12.1 đến 12.7; ở Phụ lục PL6.1) chỉ ra: chỉ các biến 12.5 và 12.7 có giá trị Sig. trong kiểm định Lavene > 0.05 (Sig. (12.5): 0.229; Sig. (12.7): 0.793), cho thấy phương sai của hai nhóm GV khơng khác nhau, do đó xác định giá trị t ở phần cân bằng phương sai (Equal variances assumed). Các biến cịn lại có giá trị Sig. trong kiểm định Lavene < 0.05, do đó phương sai của hai tổng thể khác nhau, xem xét giá trị t ở phần ‘Equal variances not assumed’. Xem xét giá trị Sig. của kiểm định t, kết quả cho thấy: GV nhóm chưa và đã thực hiện yêu cầu Chuẩn có sự khác biệt về mức độ thực hiện các nội dung yêu cầu ứng dụng CNTT theo Chuẩn. GV nhóm đã thực

2.56 2.52 2.47 2.24 2.15 2.27 2.13 2.85 2.83 2.71 2.51 2.55 2.66 2.3 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học Sử dụng phần mềm cơ bản trong dạy học Sử dụng phần mềm cơ bản trong QLHS Ứng dụng học liệu số trong hoạt động dạy học Cập nhật và sử dụng hiệu quả các phần mềm

trong dạy học

Hồn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong dạy học

Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hành nâng cao năng lực ứng dụng CNTT

Mức độ thực hiện

hiện yêu cầu Chuẩn thực hiện hiệu quả hơn các nội dung sử dụng các thiết bị công nghệ, phần mềm ứng dụng cơ bản trong dạy học, quản lý HS, cập nhật các phần mềm dạy học cũng như hồn thành các khóa đào tạo về ứng dụng CNTT trong dạy học (ĐTB chênh lệch mức độ thực hiện dao động từ 0.24 – 0.40). Tuy nhiên, hai nhóm GV khơng có khác biệt trong việc hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hành nâng cao năng lực ứng dụng CNTT, đã thực hiện nhưng cịn hạn chế (ĐTB nhóm GV chưa thực hiện Chuẩn: 2.13; nhóm đã thực hiện Chuẩn: 2.30).

Bảng 3. 7. Mức độ thực hiện yêu cầu Chuẩn của GV chưa thực hiện-đã thực hiện Chuẩn (% lựa chọn mỗi mức 1-3)

Hoạt động

Nhóm GV chưa thực hiện yêu cầu

Chuẩn (62 GV)

Nhóm GV đã thực hiện yêu cầu Chuẩn (187 GV)

1 2 3 1 2 3

Sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy

học 1.6 40.3 58.1 0.0 15.0 85.0

Sử dụng phần mềm cơ bản trong dạy học 0.0 48.4 51.6 0.0 16.6 83.4 Sử dụng phần mềm cơ bản trong QLHS 8.1 37.1 54.8 2.1 24.6 73.3 Ứng dụng học liệu số trong hoạt động dạy

học 4.8 66.1 29.0 2.7 43.3 54.0

Cập nhật và sử dụng hiệu quả các phần

mềm trong dạy học 12.9 59.7 27.4 1.6 42.2 56.1 Hồn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng

ứng dụng CNTT và các thiết bị công nghệ trong dạy học

9.7 53.2 37.1 1.6 30.5 67.9 Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hành

nâng cao năng lực ứng dụng CNTT 17.7 51.6 30.6 9.1 51.9 39.0

 So sánh mức độ thực hiện giữa các nhóm GV:

- Theo khu vực: Kiểm định Independent t – test đối với từng biến từ 12.1 đến 12.7 (chi tiết xem Phụ lục PL6.2) với mức ý nghĩa 0.05, cho kết quả: cả hai nhóm GV nội thành và ngoại thành đều đã sử dụng các thiết bị công nghệ, các phần mềm ứng dụng cơ bản trong dạy học cũng như ứng dụng học liệu số trong HĐDH, tuy nhiên GV nội thành thực hiện hiệu quả hơn GV ở ngoại thành.

- Theo loại hình trường: kết quả kiểm định Independent t – test đối với các biến

giữa nhóm GV cơng lập và tư thục cũng cho biết: GV trường tư thục đã ứng dụng học liệu số (các tài liệu, dữ liệu thơng tin, tài ngun được số hóa, lưu trữ…) trong HĐDH hiệu quả hơn GV công lập. Các nội dung khác được GV hai loại hình trường thực hiện với mức độ không khác biệt. (Phụ lục PL6.3)

- Theo vị trí việc làm: với 158 GV biên chế và 91 GV hợp đồng, kết quả kiểm

định t cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ thực hiện các nội dung yêu cầu ứng dụng CNTT theo Chuẩn NNGV giữa GV biên chế và GV hợp đồng. 06/07 hoạt động đều được hai nhóm GV thực hiện hiệu quả, tuy nhiên việc hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hành nâng cao năng lực ứng dụng CNTT được cả nhóm GV đánh giá có thực hiện nhưng chưa hiệu quả (ĐTB < 2.34). (chi tiết Phụ lục PL6.4)

- Theo thâm niên cơng tác: với 3 nhóm GV được phân chia theo thâm niên: dưới

10 năm công tác; từ 10-19 năm và từ 20 năm kinh nghiệm trở lên, tiến hành phân tích phương sai 1 yếu tố (One-way ANOVA) xem có sự khác biệt giữa 3 nhóm GV về giá trị trung bình mức độ thực hiện các nội dung yêu cầu Chuẩn hay không. Một trong những điều kiện để thực hiện phân tích ANOVA đó là phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất. Kết quả kiểm định Lavene cho giá trị Sig. của các biến 12.2, 12.4, 12.5, 12.7 đều > 0.05, tức là phương sai của các biến này giữa 3 nhóm GV khơng khác nhau một cách có ý nghĩa, do đó có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA cho các biến này ở bảng tiếp theo (xem Phụ lục PL6.5). Kết quả thu được cho thấy:

+ Nhóm GV “lớn tuổi” có 20 năm kinh nghiệm trở lên sử dụng các phần mềm ứng dụng cơ bản trong dạy học hiệu quả hơn hai nhóm GV cịn lại (Chênh lệch GTTB: -0.012; -0.076), nhưng GV “trẻ”, dưới 10 năm kinh nghiệm sử dụng các phần mềm ứng dụng này lại hiệu quả hơn GV có từ 10-19 năm cơng tác (Chênh lệch GTTB: 0.064).

+ Việc ứng dụng học liệu số (các tài liệu, dữ liệu thông tin, tài nguyên được số hóa, lưu trữ…) trong HĐDH được nhóm GV trẻ dưới 10 năm kinh nghiệm thực hiện hiệu quả hơn 2 nhóm GV cịn lại (CLGTTB: 0.099 và 0.197), nhóm GV 10-19 năm

kinh nghiệm cũng thực hiện hiệu quả hơn nhóm GV từ 20 năm cơng tác trở lên ở nội dung này (CLGTTB: 0.099).

+ Hoạt động cập nhật các phần mềm trong dạy học thì cả hai nhóm GV 10-19 năm cơng tác và từ 20 năm công tác trở lên lại thực hiện hiệu quả hơn nhóm GV dưới 10 năm kinh nghiệm (CLGTTB: 0.009 và 0.073). GV có thâm niên cao từ 20 năm trở lên cũng thực hiện hiệu quả hơn nhóm GV 10-19 năm kinh nghiệm (CLGTTB: 0.064).

+ GV 2 nhóm thâm niên cao, từ 10 năm trở lên, thực hiện hiệu quả hơn việc hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hành nâng cao năng lực ứng dụng CNTT so với nhóm GV dưới 10 năm kinh nghiệm (CLGTTB: 0.238 và 0.056). Tuy nhiên, nhóm GV 10-19 năm kinh nghiệm lại thực hiện hoạt động này hiệu quả hơn nhóm GV thâm niên từ 20 năm trở lên (CLGTTB: 0.182).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán của giáo viên trung học cơ sở​ (Trang 98 - 103)