Ảnh hưởng của yêu cầu Chuẩn NNGV đối với việc ứng dụng CNTT trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán của giáo viên trung học cơ sở​ (Trang 109)

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Ảnh hưởng của yêu cầu Chuẩn NNGV đối với việc ứng dụng CNTT trong

Yêu cầu ứng dụng CNTT vào dạy học trong Chuẩn NNGV được triển khai thực hiện trong bối cảnh gấp rút chuẩn bị triển khai chương trình GDPT mới, đã bước đầu tạo ra một số chuyển biến tích cực trong nhận thức của các GV dạy Tốn THCS trên địa bàn về quan điểm, cách thức sử dụng CNTT trong quá trình tổ chức dạy và học.

Kết quả ở bảng 3.7 trên đây cũng cho thấy GV đã có nhìn nhận nghiêm túc về mức độ thực hiện của bản thân đối với các yêu cầu ứng dụng CNTT theo Chuẩn, khi đánh giá mình chưa thực hiện hoặc thực hiện nhưng chưa hiệu quả. Điều này cũng phù hợp với quan điểm thực hiện Chuẩn, GV tự đánh giá để bồi dưỡng chứ khơng vì thi đua. Việc đánh giá bản thân ở mức thực hiện nhưng chưa hiệu quả cho thấy GV tự nhận thức được những hạn chế, tồn tại trong năng lực bản thân, đó là cơ sở cho những thay đổi về thực tiễn hoạt động của GV.

Khi đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học: hoạt động cập nhật các phần mềm trong dạy học được cả hai nhóm GV 10-19 năm cơng tác và từ 20 năm công tác trở lên lại thực hiện hiệu quả hơn nhóm GV dưới 10 năm kinh nghiệm. GV có thâm niên cao từ 20 năm trở lên cũng thực hiện hiệu quả hơn nhóm GV 10-19 năm kinh nghiệm (phân tích mục 3.1.2.4). Điều này cho thấy, mặc dù lớn tuổi, nhưng GV không ngại học hỏi, bồi dưỡng nâng cao khả năng sử dụng các phần mềm trong dạy học.

Khi lấy ý kiến về ba rào cản lớn nhất của bản thân đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học, kết quả thu được cũng cho thấy phần nào sự thay đổi về nhận thức của GV (Phụ lục 8). Việc khơng có hướng dẫn cụ thể về cách thức ứng dụng CNTT trong dạy học, hay thiếu sự hỗ trợ từ đồng nghiệp không phải là rào cản lớn đối với GV (lần lượt có 23.5% và 7.5% GV chọn). Điều này cho thấy GV có thể tự học hỏi, trau dồi nâng cao năng lực ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học của mình. Một bộ phận ý kiến cần được lưu tâm đó là hạn chế về cơ hội tiếp xúc, cường độ sử dụng các thiết bị công nghệ (34.8%) và hạn chế về kỹ năng sử dụng CNTT của bản thân GV (32.6%). Thực tế cho thấy nếu không thường xuyên tiếp xúc, sử dụng các thiết bị, đồ dùng thì kỹ năng sử dụng cũng sẽ bị thu hẹp, và ngược lại khi kỹ năng hạn chế thì GV dễ nảy sinh tâm lý ngại dùng, ngại ứng dụng. GV cũng tự nhận thức được bản

thân còn hạn chế về kỹ năng sử dụng CNTT, điều này phù hợp với những phân tích và kết quả tự đánh giá của GV ở trên.

Phỏng vấn 10 GV đã thực hiện Chuẩn cùng với một số ý kiến của CBQL nhà trường, tác giả lựa chọn, ghi nhận và trích dẫn trong hộp dưới đây để giải thích thêm cho những thay đổi đã được phân tích ở trên.

“…Hiện nay GV có rất nhiều cơ hội tự học, trau dồi các kỹ năng CNTT. Nhóm MIE Experts Vietnam là một cộng đồng tiêu biểu tôi đã tham gia, đó là nơi chia sẻ những kinh nghiệm sử dụng công nghệ hiệu quả trong giảng dạy, kết nối giao lưu các thầy, cô giáo…”

GV nữ, trường THCS A7

“…Học trò ngày nay được sinh ra cùng công nghệ. Nếu thầy, cô chúng ta không nhanh chóng bắt kịp thì sẽ mất dần vị trí người thầy của mình. Những tiến bộ về cơng nghệ sử dụng trong lớp học hiện nay trên thế giới khiến tôi cảm thấy tụt hậu …”

GV nam, trường THCS A1

“…Tơi thích tham dự các khóa học về kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học như IC3 hay MOS. Những kỹ năng học được tôi thấy thiết thực và hiệu quả…”

GV nữ, trường THCS B2

“…Kiến thức nhiều không phải là vấn đề, mà ở cách GV triển khai bài học. Trường tơi có những GV Tốn dạy học sử dụng CNTT giải quyết rất tốt những bài học khó lớp 9, HS cũng sử dụng công nghệ hỗ trợ giải quyết nhiệm vụ học tập …”

HT nữ, trường THCS A2

“…Việc ứng dụng CNTT trong dạy học Tốn cịn hạn chế, chủ yếu cho cách thi chuyển cấp hiện nay, nội dung thi vẫn nặng về tự luận, trình bày bài. Muốn GV ứng dụng CNTT vào dạy học Tốn tích cực hơn, phải thay đổi cách thi, đánh giá. Đánh giá HS bằng học tập qua dự án sẽ khác với cách học để thi như hiện nay…”

HT nam, trường THCS B1

Ghi nhận ý kiến mở của GV về đề xuất nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học của GV cũng cho thấy GV có mong muốn được học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng về ứng dụng công nghệ vào phục vụ dạy và học. Một số ý kiến được trích dẫn dưới đây:

“Cần có nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng CNTT cho GV Toán hơn.” “Muốn được bồi dưỡng thường xuyên về kỹ năng CNTT”.

“Cần có riêng các phần mềm dành riêng cho mơn Tốn để việc học dạy và học hình học đơn giản hơn”.

“Muốn được hướng dẫn cách sử dụng các phần mềm cơng nghệ vào dạy học Tốn”…

Những thay đổi về nhận thức đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy học của GV Toán được bản thân GV, cũng như TTCM, các HT ghi nhận thông qua các ý kiến được trình bày ở trên. Khảo sát HS lớp 8, 9 tại một số trường THCS trong mẫu, các em cũng cho biết cảm nhận về các giờ học Tốn gần đây có ứng dụng CNTT. 80% trở lên HS đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý các kiến thức được minh họa sinh động, dễ hiểu cũng như các yêu cầu nhiệm vụ học tập được thông báo rõ ràng, dễ theo dõi. Họ cũng tích cực tham gia các hoạt động học tập hơn (71.1% HS chọn đồng ý/hồn tồn đồng ý), giờ học Tốn sinh động và thú vị hơn (49.1% HS chọn đồng ý/hoàn toàn đồng ý).

3.2.2. Sự thay đổi mức độ thực hiện các kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học của giáo viên giáo viên

Trong 187 GV Toán đã biết và thực hiện yêu cầu Chuẩn NNGV, chỉ có 119 GV (63.6%) có sự thay đổi về kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học sau khi biết đến Chuẩn, các GV cịn lại (68 GV, chiếm 36.4%) khơng có sự thay đổi về các kỹ năng được đưa ra. Thực chất chỉ có 47.8% GV của mẫu có sự thay đổi về kỹ năng sau khi biết và thực hiện yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp.

Hình 3.6. Phân loại mẫu theo mức độ thực hiện yêu cầu Chuẩn NNGV

Phần này tác giả tập trung trả lời câu hỏi: Có sự khác biệt về mức độ thực hiện các kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học Toán của GV trước và sau Chuẩn hay khơng?

Kết quả dữ liệu nhóm 47.8% GV đã thực hiện yêu cầu Chuẩn và có sự thay đổi, được tách riêng, xử lý bằng phần mềm SPSS, kết hợp với dữ liệu định tính từ phỏng vấn GV để giải thích thêm cho các nhận định.

Với 119 GV tự nhận có sự thay đổi về kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học sau khi thực hiện Chuẩn, có 62.1% GV nội thành, 37.8% GV đang công tác ở ngoại thành; 84.8% GV làm việc ở trường cơng, 15.2% GV làm ở trường tư. Có 66.4% GV biên chế và 33.6% GV hợp đồng. Về thâm niên công tác: 40.3% GV dưới 10 năm kinh nghiệm, 18.4% GV từ 20 năm kinh nghiệm trở lên, cịn lại (41.3%) là GV có từ 10-19 năm kinh nghiệm.

Tiến hành kiểm định theo cặp Paired-Samples T-test nhằm xác định sự khác biệt giữa điểm trung bình đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học của GV trước và sau Chuẩn. Kết quả thu được: 18/18 kỹ năng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình mức độ thực hiện trước và sau khi GV thực hiện yêu cầu Chuẩn NNGV (Sig. 2 tail. có giá trị là 0.000 < 5%, chi tiết xem phụ lục PL9.1). Kết quả điểm trung bình mức độ thực hiện mỗi kỹ năng trước và sau Chuẩn được tổng hợp vào từng nhóm nội dung theo các khâu có thể ứng dụng CNTT của QTDH như đã phân tích để xem xét kỹ hơn dưới đây.

Khơng biết, 24.90% Có thay đổi sau khi thực hiện Chuẩn, 47.80% Khơng có

thay đổi sau khi thực hiện Chuẩn,

3.2.2.1. Các kỹ năng ứng dụng CNTT vào Chuẩn bị các hoạt động dạy học

Hình 3.7. Mức độ ứng dụng CNTT trong Chuẩn bị các HĐDH của GV trước và sau khi thực hiện yêu cầu Chuẩn

06/07 kỹ năng trước khi GV biết và thực hiện Chuẩn ở mức thành thạo một phần (ĐTB: 3.03 – 3.35), trong đó kỹ năng sử dụng các phần mềm tạo video, phim, ảnh tư liệu, mô phỏng… hỗ trợ bài giảng ở mức thực hiện được nhưng không thành thạo (ĐTB = 2.33). Thực tế những phần mềm này có độ phức tạp cao về kỹ thuật, địi hỏi rất nhiều thời gian tìm hiểu, sử dụng để có được sản phẩm như mong muốn. Do đó việc GV tự đánh giá họ chỉ sử dụng được phần nào là phù hợp với thực tế.

Điểm trung bình mức độ thực hiện các kỹ năng nhóm này của GV trước Chuẩn hầu hết gần mức 3, có thể lí giải do trước Chuẩn NNGV 2018 đã có Chuẩn NNGV 2009, đồng thời cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, hàng năm các yêu cầu nhiệm vụ về CNTT dành cho GV cũng được liên tục điều chỉnh, thay đổi để GV đáp ứng được thực tiễn công việc. GV đạt chuẩn khơng có nghĩa là dừng thực hiện, GV vẫn sử dụng các kỹ năng này để phục vụ trực tiếp dạy và học.

Sau Chuẩn, cả 07 kỹ năng đều có sự tiến bộ về mức độ thực hiện, tăng một bậc so với trước khi thực hiện Chuẩn: 06 kỹ năng ở mức thực hiện thành thạo (ĐTB:

3.16 3.32 3.35 3.03 3.18 2.33 3.03 4.10 4.21 4.25 3.82 4.15 3.24 4.02 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Tìm kiếm tư liệu Toán

trên Internet Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản Sử dụng phần mềm soạn cơng thức Tốn Sử dụng phần mềm vẽ hình Tốn Thiết kế các bài giảng điện tử Sử dụng các phần mềm khác (tạo video, mô phỏng…) Sử dụng các thiết bị cơng nghệ (máy tính, máy chiếu…) Mứ c độ thực hi ện Trước Sau

3.82 – 4.25), GV từ thực hiện không thành thạo lên thực hiện thành thạo một phần việc sử dụng các phần mềm khác (tạo video, tư liệu, mô phỏng…) hỗ trợ dạy-học (ĐTB = 3.24).

Kỹ năng mà GV có thay đổi nhiều nhất sau Chuẩn là sử dụng các thiết bị cơng nghệ (máy tính, máy chiếu, bảng thông minh…) hỗ trợ dạy và học (chênh lệch ĐTB sau-trước Chuẩn: 0.99); kỹ năng có sự thay đổi ít nhất đó là sử dụng phần mềm hỗ trợ vẽ hình Tốn (Geometer’s Sketchpad, …) (chênh lệch ĐTB sau-trước Chuẩn: 0.79) (chi tiết xem phụ lục PL9.2).

Phỏng vấn 10 GV dạy Toán ở cả nội thành lẫn ngoại thành, đã biết đến Chuẩn, để tìm hiểu nguyên nhân của những thay đổi này, một số ý kiến tổng hợp rút ra là:

+ 10/10 ý kiến khẳng định: từ khi thực hiện đánh giá theo Chuẩn mới đến nay, GV thường xuyên sử dụng các thiết bị cũng như phần mềm hỗ trợ dạy và học Toán hơn, nhất là để chuẩn bị cho các tiết dạy dự giờ, thao giảng vào trung tuần tháng 10 đến đầu tháng 11. Việc sử dụng thường xuyên các thiết bị này giúp họ thuần thục trong thao tác và tự tin hơn khi sử dụng.

+ 07/10 ý kiến cho rằng: phần mềm hỗ trợ vẽ hình Tốn mất nhiều thời gian khi sử dụng, thao tác rườm rà, chủ yếu được sử dụng để vẽ hình minh họa dùng trong các tài liệu học tập cho HS.

+ 06/10 ý kiến nhận định: phần mềm vẽ hình Tốn hữu ích khi giúp GV trực tiếp minh họa, hướng dẫn HS thao tác vẽ hình, tư duy, suy luận để giải quyết vấn đề, tuy nhiên sự hạn chế về thời lượng tiết học, sự thành thạo của GV cũng như điều kiện trang thiết bị công nghệ cho HS khiến việc này ít được triển khai.

Hình 3. 8. Mức độ ứng dụng CNTT vào Tổ chức thực hiện các HĐDH của GV trước

và sau khi thực hiện yêu cầu Chuẩn

Kết quả cho thấy: trước Chuẩn, GV không sử dụng được phần mềm để tạo các lớp học trực tuyến (ĐTB = 1.69); họ thực hiện được việc thu thập nhanh thông tin, ý kiến phản hồi HS qua các ứng dụng, phần mềm công nghệ nhưng không thành thạo (ĐTB = 1.87). Sau khi thực hiện yêu cầu Chuẩn, kỹ năng thu thập thơng tin trong lớp học nhờ cơng nghệ có sự cải thiện (ĐTB lên 2.58). GV cũng sử dụng lớp học trực tuyến thành thạo phần nào (ĐTB = 2.64) so với trước.

Cả 06 kỹ năng ứng dụng công nghệ để tổ chức các hoạt động dạy học đều có sự cải thiện về mức độ thành thạo sau khi thực hiện Chuẩn NNGV (chi tiết ở phụ lục PL9.3). Kỹ năng có sự thay đổi mứ nhiều nhất sau khi GV thực hiện Chuẩn là xử lí sự cố, trục trặc về CNTT trong khi tổ chức dạy học, ĐTB từ 2.36 lên 3.42. Kỹ năng GV thay đổi ít nhất sau Chuẩn là thu thập thơng tin, ý kiến phản hồi HS qua các ứng dụng, phần mềm công nghệ, ĐTB từ 1.87 lên 2.64.

Các phần mềm kiểm tra, đánh giá người học trực tiếp tại lớp học cũng được GV quan tâm, sử dụng thành thạo một phần (ĐTB trước: 2.08; sau: 3.10) đáp ứng được phần nào cơng việc. Bên cạnh đó, GV cũng đã quan tâm đến việc tạo cơ hội sử

1.87 2.08 1.69 2.36 2.39 2.41 2.64 3.10 2.58 3.42 3.34 3.34 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Thu thập ý kiến từ HS qua các ứng dụng công nghệ Sử dụng các hình thức KT-ĐG HS có dùng CNTT Sử dụng phần mềm tạo các lớp học trực tuyến Xử lí sự cố, trục trặc về CNTT trong khi dạy học Hướng dẫn học sinh sử dụng các phần mềm công nghệ Tổ chức các hoạt động học sinh có cơ hội sử dụng công nghệ Mứ c độ thực hi ện Trước Sau

dụng CNTT cho HS trong giờ học Toán, hướng dẫn các em sử dụng một số phần mềm phục vụ học tập. ĐTB của các kỹ năng này thay đổi khá lớn trước và sau khi GV thực hiện Chuẩn (chênh lệch lần lượt là 0.95; 0.933) cho thấy phần nào sự thay đổi về quan điểm dạy học của GV, GV sẵn sàng trao quyền chủ động cho người học. Ý kiến khi phỏng vấn GV dạy Toán ở một số trường trong được tác giả ghi nhận và tổng hợp các điểm chính để bổ sung thêm cho kết quả trên như sau:

+ Các phần mềm thu thập ý kiến trong lớp học hay lớp học trực tuyến mới được phổ biến thời gian gần đây. Hơn nữa, để sử dụng các phần mềm này đòi hỏi GV và HS tương tác trực tiếp với các thiết bị cơng nghệ, HS cần có các thiết bị tương thích để tham gia các hoạt động học tập. GV cũng cần thời gian để tìm hiểu, sử dụng trong thực tiễn dạy và học mới có thể phát huy được tính hiệu quả của phần mềm.

+ Sự phát triển đa dạng, nhanh chóng của các phần mềm, ứng dụng cơng nghệ địi hỏi GV phải bắt kịp để sử dụng trong dạy và học, nhưng cũng sẽ khiến GV tụt hậu rất nhanh nếu họ khơng chủ động tìm hiểu, sử dụng. Các phần mềm ứng dụng chỉ phổ biến ở một thời điểm nào đó, quan trọng là cách GV sử dụng để nâng cao hiệu quả dạy – học.

+ Do cách thức thi, kiểm tra-đánh giá mơn Tốn khi chuyển cấp hiện nay trên địa bàn TP Hà Nội vẫn tập trung vào tự luận, nên phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chưa khai thác được hết những lợi ích của CNTT.

+ HS được giao nhiệm vụ và sử dụng rất tốt các phần mềm công nghệ để giải quyết nhiệm vụ học tập, thậm chí cịn tự học các ứng dụng khác rất nhanh. GV phải làm chủ được công nghệ mới tự tin hướng dẫn, đồng hành cùng người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán của giáo viên trung học cơ sở​ (Trang 109)