CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Một số khái niệm
1.2.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1.2.3.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Ở hầu hết các quốc gia hiện nay đều có Chuẩn nghề nghiệp giáo viên (Chuẩn NNGV) hay còn gọi là Khung năng lực nghề nghiệp dành cho GV.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông mới ban hành ở nước ta được định nghĩa là “hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để
thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục HS trong các cơ sở giáo dục phổ thông”
(Điều 3, khoản 3, Thông tư 20/2018/TT-BGD&ĐT, tr.2).
Tiêu chuẩn nghề nghiệp GV là “yêu cầu về phẩm chất, năng lực ở từng lĩnh
vực của chuẩn nghề nghiệp GV” (Điều 3, khoản 4, Thơng tư 20/2018/TT-BGD, tr.2).
Tiêu chí là “u cầu về phẩm chất, năng lực thành phần của tiêu chuẩn” (Điều
3, khoản 5, Thông tư 20/2018/TT-BGD, tr.2).
Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên là “việc xác định mức độ đạt được
về phẩm chất, năng lực của giáo viên theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên” (Điều 3, khoản 8, Thơng tư 20/2018/TT-BGD, tr.3).
Có sự khác biệt giữa định nghĩa “năng lực của giáo viên” và “tiêu chuẩn nghề nghiệp”. Tiêu chuẩn nghề nghiệp nỗ lực để mơ tả những gì GV tin, biết, hiểu và có thể làm như những người hành nghề chuyên môn trong lĩnh vực của họ (Ingvarson, 1998, tr.114). Cụ thể, các tiêu chuẩn nghề nghiệp dành cho GV tập trung vào những gì GV dự kiến sẽ biết và có thể làm được. Chúng thường quan tâm đến trách nhiệm giải trình và cơ chế chất lượng, và được liên kết chặt chẽ với hành động của các cơ quan thể chế và nghề nghiệp. Chúng có thể được định nghĩa là:
Các mô tả được chia sẻ về tầm nhìn thực tiễn, có nghĩa là để mơ tả mơ hình
thống kê về những gì có giá trị nhất trong việc dạy kiến thức và thực hành;
Các công cụ đo lường để đánh giá nghề nghiệp, tức là các công cụ để đưa ra
phán đoán và quyết định trong bối cảnh ý nghĩa và giá trị chung (Sykes và Plastrik, 1993) hoặc các công cụ để cung cấp thông số kỹ thuật về mức độ hiệu suất (Kleinhenz & Ingvarson, 2007).
Mục đích của các tiêu chuẩn nghề nghiệp có thể khác nhau, phổ biến tập trung vào một hoặc nhiều khía cạnh sau:
Thơng tin: chúng có thể được sử dụng làm tín hiệu truyền thơng tin về hành
động và hành vi của GV đến các nhóm xã hội khác nhau;
Hướng dẫn: như các nguyên tắc chỉ đạo hành động của các bên liên quan thể
chế và nghề nghiệp;
Mơ hình hóa: như các ví dụ mẫu đại diện cho lý tưởng về chất lượng chuyên
môn và thực hành cho GV, dọc theo các giai đoạn nghề nghiệp khác nhau;
Quản lý: như các biện pháp thống nhất cho các mối quan hệ trong giảng dạy,
Giám sát: như các quy tắc được kiểm tra về sự tuân thủ, bởi các cơ quan thể
chế và nghề nghiệp.
Luật Giáo dục (2005) nước ta nêu rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”. GV có tác động lớn nhất đến việc học tập của HS, vượt xa tác động của bất kỳ chương trình hay chính sách giáo dục nào khác. Bởi giảng dạy, giáo dục là cơng việc mà đối tượng tác động chính là con người, nên địi hỏi người GV cần có sự nỗ lực cao trên nhiều khía cạnh, cần liên tục tự bồi dưỡng, tự đánh giá, cải tiến để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra, từ đó đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng được yêu cầu xã hội, phát triển đất nước. Các tiêu chuẩn dành cho GV về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghề nghiệp sẽ cho biết sự phát triển các mục tiêu cần phấn đấu, cung cấp một khung tổng thể để GV có thể đánh giá sự thành công của việc học tập, bồi dưỡng và hỗ trợ tự kiểm tra, tự đánh giá. GV có thể sử dụng các tiêu chuẩn để xác định khả năng hiện tại và xu hướng phát triển của họ, nguyện vọng và thành tích chun mơn.