Khung lý thuyết của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán của giáo viên trung học cơ sở​ (Trang 57 - 61)

Yêu cầu ứng dụng CNTT vào dạy học trong Chuẩn NNGV khi được triển khai trong thực tiễn, thông qua hoạt động quản lý của cơ sở giáo dục và hoạt động của GV dạy Toán, cùng với cơ chế đánh giá chú trọng việc tự đánh giá của GV, tạo ra những thay đổi về nhận thức, mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học của họ. Những thay đổi về mức độ thực hiện của GV được thể hiện qua các hoạt động ứng dụng CNTT vào ba khâu của QTDH, đó là Chuẩn bị các hoạt động dạy học, Tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học và Quản lý người học, hồ sơ dạy học.

Tiểu kết Chương 1

Trong Chương 1, tác giả đã tổng quan những nghiên cứu trong nước và quốc tế về thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học Tốn ở các trường phổ thơng, về u cầu ứng dụng CNTT dành cho GV. Các nghiên cứu đều cho thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, dạy học Tốn nói riêng là cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh khoa học-công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay. Vấn đề này đã

Yêu cầu ứng dụng CNTT trong dạy học

(Chuẩn Nghề nghiệp giáo viên)

Cơ sở giáo dục (Trường THCS)

Giáo viên Toán

Chuẩn bị các hoạt

động dạy học Tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học

Quản lý người học, hồ sơ dạy học

được các nhà quản lý giáo dục ở các nước, trong đó có nước ta quan tâm, thể hiện qua yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp dành cho GV. Với sự hỗ trợ của cơng nghệ, người học hứng thú, tích cực và tự tin học tập hơn, GV được hỗ trợ, bồi dưỡng kỹ năng CNTT cũng có những cải tiến rõ rệt trong việc thực hiện các hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên thực tiễn ứng dụng vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học Tốn ở nhà trường phổ thơng vẫn cịn mang tính hình thức, chưa chú trọng hiệu quả bài học. Do những hạn chế về cơ sở vật chất, thời gian, nguồn lực hỗ trợ, quan điểm quản lý, nhưng nguyên nhân được đề cập nhiều nhất vẫn là do năng lực CNTT của GV còn hạn chế và thái độ của GV đối với việc ứng dụng công nghệ vào dạy-học.

Cơ sở lý luận của đề tài cũng đã làm rõ vai trị của CNTT vào q trình tổ chức dạy-học Toán trong bối cảnh chuẩn bị triển khai Chương trình GDPT mới. Với thực tiễn hoạt động của GV hiện nay, công nghệ khơng chỉ là phương tiện dạy học mà cịn là công cụ hỗ trợ đắc lực các hoạt động khác của GV. Đề tài tiếp cận việc ứng dụng CNTT trong dạy học Toán của GV THCS theo ba khâu của QTDH: (i) Chuẩn bị các hoạt động dạy học, (ii) Tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học và (iii) Quản lý người học, hồ sơ dạy học, với chủ thể thực hiện chính là GV. Các hoạt động ứng dụng CNTT được tiếp cận theo cách khái quát nhất. Ảnh hưởng của yêu cầu ứng dụng CNTT trong dạy học theo Chuẩn NNGV được xem xét thông qua các hoạt động quản lý của nhà trường nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, các hoạt động của GV trong việc tìm hiểu, thực hiện yêu cầu Chuẩn và những thay đổi về nhận thức, mức độ ứng dụng CNTT vào từng khâu của QTDH của bản thân GV trước và sau Chuẩn.

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 2.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu

Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hố và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Sau khi được mở rộng Thủ đơ Hà Nội có diện tích tự nhiên 3358.6 km2, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào top 17 Thủ đơ trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hiện nay là hơn 8 000 000 người, tuy nhiên, nếu tính những người cư trú khơng đăng ký thì dân số thực tế của thành phố năm 2019 là gần 10 000 000 người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn3. Đây đồng thời cũng là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam với nhiều trường đại học đầu ngành, chất lượng, hệ thống giáo dục ổn định, vững mạnh.

Về giáo dục: năm học 2018-2019, tồn thành phố có 2 713 trường mầm non, phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp với gần 2 000 000 HS. Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được trang bị theo hướng đồng bộ và đạt chuẩn. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia chiếm 66.7%. Chất lượng đội ngũ GV có bước chuyển mạnh với 100% số GV đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo; tỷ lệ trên chuẩn ở các cấp đều đạt từ 80% trở lên (cao hơn tỷ lệ chung của cả nước) ... Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tiếp tục có nhiều chuyển biến, giữ vững vị thế nằm trong số các địa phương dẫn đầu. Bên cạnh đó, HS phổ thơng Hà Nội tích cực tham gia nhiều cuộc thi các cấp, cả trong nước lẫn quốc tế, các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa, giáo dục nước ngoài và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Giáo dục phổ thông của Thành phố Hà Nội trong những năm qua liên tục được quan tâm, chú trọng và đạt được những kết quả nhất định cả về chất lẫn lượng.

Trên địa bàn thành phố hiện có 628 trường THCS với hơn 450 000 học sinh và 28600 giáo viên các mơn4. Trong đó, các quận nội thành Hà Nội có khoảng 190 trường THCS cơng lập và tư thục, các huyện, thị xã ngoại thành có khoảng 438 trường THCS, chủ yếu là công lập. Ở nội thành, mỗi trường THCS trung bình có khoảng 10

3 Số liệu từ Tổng cục thống kê, tính đến hết năm 2019.

GV Tốn tùy theo quy mơ trường, số lượng này ít hơn đối với các trường ở ngoại thành, chỉ khoảng 06 GV Toán một trường. Theo đánh giá của Sở GD&ĐT Hà Nội [67], chất lượng đội ngũ GV trên địa bàn TP có nhiều thay đổi với 100% số GV đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo; tỷ lệ trên chuẩn ở cấp THCS đạt 80%. Năm học 2018- 2019 tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm Tốt và Khá đạt 99%, tỷ lệ HS xếp loại học lực Giỏi và Khá đạt gần 78%. Những năm học gần đây, HS các trường THCS của TP Hà Nội đã tham dự các kỳ thi cấp quốc tế, đạt nhiều huy chương và giải thưởng. Các nhà trường thực hiện tốt đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực. Chất lượng đội ngũ GV và CBQL giáo dục các cấp được nâng lên và chuẩn hóa. Ứng dụng CNTT trong cơng tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và trong dạy học ngày càng được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn một số hạn chế như: “công tác sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương vẫn cịn bất cập; tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để; chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu, lạc hậu; tỷ lệ phòng học kiên cố thấp” (72).

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này kết hợp cả hai phương pháp định lượng và định tính, được tiến hành theo các bước sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán của giáo viên trung học cơ sở​ (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)