CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích thực trạng nâng cao chất lƣợng nhân lực quản lý nhà nƣớc của quận
3.2.2. Nâng cao về mặt trí lực
Thực trạng trình độ đội ngũ nhân lực QLNN của quận Long Biên thể hiện qua các mặt sau đây:
- Về trình độ đào tạo: Qua bảng 3.1 cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực QLNN của quận Long Biên tăng đáng kể trong vòng 5 năm trở lại đây (2011-2015). Số nhân lực QLNN có trình độ trên đại học không nhiều so với tổng số công chức của quận, nhƣng luôn tăng về số lƣợng, đây cũng là biểu hiện của nhiều nhân lực QLNN đã chủ động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Số nhân lực QLNN có trình độ đại học chiếm trên 70% với tổng số nhân lực QLNN của quận. Số nhân lực QLNN có trình độ trung cấp chỉ là 1 ngƣời, chiếm gần 0,79%. Điều này cho thấy trình độ đào tạo của đội ngũ nhân lực QLNN của quận là khá hợp lý và có sự thay đổi theo hƣớng tích cực trong thời gian vừa qua
Bảng 3.2: Trình độ đào tạo đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc quận Long Biên (2011 - 2015)
ĐVT: Người Năm Trình độ 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng 129 130 132 132 126 Trên ĐH 16 23 26 30 41 Đại học 112 106 106 101 84 Cao đẳng Trung cấp 1 1 1 1 1 Tổng cộng
Nguồn: Phòng Nội vụ quận Long Biên
Với trình độ đào tạo nhƣ trên, đội ngũ nhân lực QLNN của quận đƣợc phân theo các ngạch công chức nhƣ sau.
47
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu ngạch nhân lực QLNN quận Long Biên
Nguồn: Phòng Nội vụ quận Long Biên - Báo cáo số lượng, chất lượng nhân lực QLNN hành chính nhà nước từ năm 2011 -2015
Nhƣ vậy, cơ cấu ngạch nhân lực QLNN quận Long Biên mấy năm qua có nhiều biến đổi, nhƣng tỷ lệ không lớn. Nhằm đánh giá chất lƣợng nhân lực QLNN đáp ứng các yêu cầu phát triển KT-XH của quận một cách toàn diện, tác giả đã đánh giá sâu về chất lƣợng nhân lực QLNN của quận bằng việc tiến hành điều tra đối với nhân lực QLNN đang công tác ở quận vào tháng 11/2015 (Bảng 3.2), với số phiếu phát ra 121 phiếu, thu về 121 phiếu, đƣợc thực hiện tại phòng Nội vụ và Văn phòng (26 phiếu), phòng Tài chính Kế hoạch và Ban Quản lý dự án (49 phiếu), phòng Lao động thƣơng binh & Xã hội và Trung tâm phát triển quỹ đất (46 phiếu).
Đồng thời, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn. Qua phỏng vấn, có tới 76 ngƣời (62,80% số nhân lực QLNN đƣợc hỏi) trả lời đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc; có 37 ngƣời (30,57% số nhân lực QLNN đƣợc hỏi) trả lời chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc và 81 ngƣời (66,94% số nhân lực QLNN đƣợc hỏi) trả lời đƣợc làm đúng với chuyên môn đào tạo; có 40 ngƣời (33,06% số nhân lực QLNN đƣợc hỏi) trả lời chƣa đƣợc làm đúng chuyên môn đào tạo. Nhƣ vậy, số nhân lực QLNN cấp quận đáp ứng đƣợc yêu cầu là tƣơng đối cao. Trong điều kiện quận mới thành lập, đội ngũ nhân lực QLNN của quận đã nhanh chóng tiếp cận công việc, góp phần làm cho kinh tế - xã hội của quận phát triển nhƣ những năm qua. Tuy nhiên, trong lĩnh vực QLNN, mặc dù quận đã có nhiều cố gắng về công tác cán bộ, nhƣng việc sử dụng
48
và nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân lực QLNN còn nhiều hạn chế. Một số phòng ban việc quản lý, sử dụng nhân lực QLNN còn lỏng lẻo, không có định hƣớng quy hoạch lâu dài...Việc làm đó đã ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng đội ngũ nhân lực QLNN của quận. Qua phỏng vấn cho thấy có 54 ngƣời (44,63 %), cho rằng quận chƣa làm tốt công tác quản lý, sử dụng, đào tạo…, đây chính là nguyên nhân làm cho 26 ngƣời (21,48 % số nhân lực QLNN đƣợc hỏi) trả lời chƣa hài lòng với công việc hiện tại. Có 115 ngƣời (95,04 % số nhân lực QLNN đƣợc hỏi) có nguyện vọng làm đúng với chuyên môn đào tạo, có 105 ngƣời (86,78 % số nhân lực QLNN đƣợc hỏi) trả lời muốn đƣợc đi bồi dƣỡng để nâng cao nghiệp vụ.
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá nhân lực QLNN hành chính nhà nƣớc đang công tác ở quận Long Biên năm 2015.
TT Nội dung Ý kiến Tỷ lệ
1
Tự đánh giá của đội ngũ nhân lực QLNN hiện nay
- Đáp ứng đƣợc yêu cầu việc 76 62,80 - Chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc 37 30,57
- Không có ý kiến 8 6,62
2 Công tác quản lý, sử dụng nhân lực QLNN
- Quản lý, sử dụng tốt 60 49,59 - Quản lý, sử dụng chƣa tốt 54 44,63
- Không có ý kiến 7 5,78
3 Đánh giá về nghiệp vụ chuyên môn đào tạo
- Làm đúng chuyên môn 81 66,94 - Không làm đúng chuyên môn 40 33,06
4 Mức độ bằng lòng với công việc đang làm
- Bằng lòng 88 72,74
- Chƣa bằng lòng 26 21,48
- Không có ý kiến 7 5,78
5 Thu nhập của nhân lực QLNN
49
- Hài lòng với thu nhập hiện tại 21 17,35 - Chƣa hài lòng với thu nhập hiện tại 95 78,52
- Không có ý kiến 5 4,13
6 Nguyện vọng
- Có nguyện vọng:
+ Làm đúng với chuyên môn đào tạo 115 95,04 + Nâng cao thu nhập (doanh nghiệp) 112 92,56 + Đƣợc bồi dƣỡng kiến thức 105 86,78
- Không có ý kiến 10 8,26
Nguồn: Điều tra của Phòng Nội vụ quận Long Biên - Về trình độ lý luận chính trị: Số nhân lực QLNN của quận có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp đến năm 2015 là 126 ngƣời, trong đó: cử nhân, cao cấp là 19 ngƣời chiếm tỷ lệ 15,0%, trung cấp là 46 ngƣời chiếm 36,5% và sơ cấp là 61 ngƣời chiếm 48,5%. Số liệu thể hiện qua các năm cho thấy quận Long Biên đã quan tâm đào tạo, trang bị lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ nhân lực QLNN (hàng năm, số lƣợng cán bộ đƣợc đi đào tạo đều tăng), tuy nhiên về số lƣợng đào tạo hàng năm chƣa cao, cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể, chi tiết hơn đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ nhân lực QLNN, đặc biệt là đội ngũ trong quy hoạch cán bộ.
Bảng 3.4: Trình độ lý luận chính trị đội ngũ nhân lực QLNN hành chính nhà nƣớc cơ quan UBND quận Long Biên (2012-2015)
Năm Đơn vị
Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Tổng cộng Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ 2012 Quận 16 12,3 25 19,2 89 68,5 130 100% 2013 Quận 16 12,1 30 22,7 86 65,2 132 100% 2014 Quận 17 12,8 38 28,7 77 58,5 132 100% 2015 Quận 19 15,0 46 36,5 61 48,5 126 100%
Nguồn: Phòng Nội vụ quận Long Biên
50
- Về trình độ quản lý nhà nước: Tại bảng 3.5, có 01 chuyên viên cao cấp trên tổng số 126 ngƣời chiếm tỷ lệ 0,79%, 01 ngạch cán sự chiếm tỷ lệ 0,79%, 06 chuyên viên chính chiếm tỷ lệ 4,76% và 118 chuyên viên chiếm tỷ lệ 93,6%.
Bảng 3.5: Trình độ quản lý nhà nƣớc đội ngũ nhân lực QLNN hành chính nhà nƣớc cơ quan UBND quận Long Biên năm 2015.
Đơn vị C.viên cao cấp C.viên chính Chuyên viên Cán sự SL TL SL TL SL TL SL TL Quận 1 0,79 6 4,76 118 93,6 1 0,79
Nguồn: Phòng Nội vụ quận Long Biên - Báo cáo số lượng, chất lượng nhân lực QLNN hành chính nhà nước năm 2015.
- Về trình độ ngoại ngữ và tin học: 100% cán bộ, nhân lực QLNN, viên chức cấp quận có trình độ tin học từ chứng chỉ A trở lên. Tuy nhiên năng lực, khả năng ứng dụng thực tế phục công tác điều hành, giải quyết công việc còn hạn chế. Cụ thể đƣợc thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Trình độ ngoại ngữ, tin học đội ngũ nhân lực QLNN hành chính nhà nƣớc cơ quan UBND quận Long Biên (2012-2015)
Năm Đơn vị Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Đại học Chứng chỉ Đại học Chứng chỉ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ 2012 Quận 2 1,53 128 98,47 3 2,30 127 97,70 2013 Quận 2 1,51 130 98,49 4 3,03 128 96.97 2014 Quận 2 1,51 130 98,49 3 2,27 129 97,73 2015 Quận 2 1,58 124 98,42 3 2,38 123 97,62
Nguồn: Phòng Nội vụ quận Long Biên - Báo cáo số lượng, chất lượng nhân lực QLNN hành chính nhà nước năm 2015.
Theo số liệu trên số nhân lực QLNN của quận có trình độ ngoại ngữ là khá tốt, đây là một trong những thuận lợi của quận trong hội nhập kinh tế quốc tế.
51
- Về kỹ năng công việc: Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, nhân lực QLNN quận Long Biên đang đứng trƣớc những khó khăn rất lớn về kỹ năng thực thi công vụ. Thực tế cho thấy không phải bất cứ nhân lực QLNN nào đƣợc đào tạo cũng có khả năng thực hiện tốt công việc đƣợc giao.
Kết quả điều tra đánh giá trình độ, năng lực của đội ngũ nhân lực QLNN cấp quận cho thấy, cán bộ nhân lực QLNN cấp quận còn thiếu hụt những kiến thức và kỹ năng quản lý trong quản lý hành chính nhà nƣớc. Tác giả đã đƣa ra 10 kỹ năng đƣợc đánh giá là quan trọng cần đƣợc đào tạo đối với nhân lực QLNN ở địa phƣơng (đƣợc thể hiện ở bảng 3.10). Lý do của sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng quản lý KTTT chủ yếu là thiếu kỹ năng, phƣơng pháp làm việc, khả năng tƣ duy độc lập hạn chế, ít đƣợc tham gia các khoá đào tạo về HCNN, kết quả là khi triển khai thực thi công vụ, nhiều nhân lực QLNN còn lúng túng.
Bảng 3.7: Những kỹ năng cần đƣợc đào tạo đối với nhân lực QLNN
1. Kỹ năng ra quyết định 6. Kỹ năng giải quyết vấn đề 2. Kỹ năng thuyết trình 7. Kỹ năng soạn thảo văn bản 3. Kỹ năng lãnh đạo 8. Kỹ năng tổ chức cuộc họp 4. Kỹ năng sử dụng máy tính 9. Kỹ năng làm việc theo nhóm 5. Kỹ năng ngoại ngữ 10. Kỹ năng giao tiếp
Hiện nay, một tình trạng phổ biến rất đáng quan tâm ở Long Biên là hiện tƣợng chậm chễ hoặc không giải quyết thoả đáng về các vấn đề bức xúc trong cơ quan QLNN, mà việc quy trách nhiệm thuộc về ai lại rất khó xác định. Mặc dù đội ngũ nhân lực QLNN của quận trong những năm gần đây trình độ học vấn, chuyên môn, văn hoá nơi công sở đã tăng lên đáng kể. Nhƣng năng lực thực thi công vụ, năng lực quản lý vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công việc. Quá trình ra quyết định trong các cơ quan QLNN của quận còn mất nhiều thời gian, nhiều văn bản hiệu lực thấp hoặc chồng chéo, trùng lặp; nghiệp vụ kỹ thuật hành chính còn lạc hậu, nhiều nhân lực QLNN không hiểu rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và các mối quan hệ phải thực hiện trong công việc cũng nhƣ không hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình đang công tác. Qua kết quả điều tra, nghiên cứu chất lƣợng đội ngũ nhân
52
lực QLNN của quận, học viên đƣa ra nhận xét, đánh giá mức độ quan trọng của các kỹ năng theo thứ tự từ cao đến thấp (thể hiện ở bảng 3.11).
Bảng 3.8: Tầm quan trọng của các kỹ năng Khả năng tƣ
duy chiến lƣợc Kỹ năng quan hệ Kỹ năng chuyên môn kỹ thuật
1.Tổng hợp và tƣ duy chiến lƣợc
2.Dự tính lập kế hoạch
1.Quan hệ giao tiếp 2.Sắp xếp công việc 3.Khả năng thuyết trình 4. Ngoại ngữ 1. Dự tính lập kế hoạch 2. Ra quyết định 3. Sử dụng máy tính
Nhƣ vậy, nhóm kỹ năng tƣ duy chiến lƣợc đƣợc đánh giá là nhóm kỹ năng quan trọng nhất đối với nhân lực QLNN ở ngạch cao. Nhóm kỹ năng quan trọng thứ hai là nhóm kỹ năng quan hệ bởi trong công việc của ngƣời nhân lực QLNN nhất thiết phải có sự giao tiếp với nhiều ngƣời, nhiều đối tƣợng nên kỹ năng quan hệ đƣợc đánh giá quan trọng thứ hai. Nhóm kỹ năng thứ ba là nhóm kỹ năng chuyên môn kỹ thuật. Trong mỗi nhóm kỹ năng, từng kỹ năng cũng đƣợc xếp theo thứ tự ƣu tiên; trong nhóm kỹ năng tƣ duy chiến lƣợc thì kỹ năng tổng hợp và tƣ duy chiến lƣợc đƣợc đánh giá là quan trọng nhất; trong nhóm kỹ năng quan hệ thì kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng; trong nhóm kỹ năng chuyên môn kỹ thuật thì kỹ năng dự tính lập kế hoạch là quan trọng nhất. Việc nhận thức tầm quan trọng của các kỹ năng nhƣ vây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng NNL QLNN quận Long Biên nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển KT-XH.
- Khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ nhân lực, xây dựng đội ngũ nhân lực QLNN trong nguồn quy hoạch: Việc đánh giá thực trạng đội ngũ CBCC dựa trên những báo cáo của các phòng ban chuyên môn và số liệu thống kê của phòng Nội vụ cơ bản đã đƣa ra đƣợc các số liệu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quy mô nhân sự, cơ cấu tuổi, giới tính... tuy nhiên chƣa đánh giá đƣợc năng lực thực sự của đội ngũ CBCC để đƣa ra đƣợc lộ
53
trình cụ thể cho công tác quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ lãnh đạo kế cận.