CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá thực trạng nâng cao chất lƣợng nhân lực quản lý nhà nƣớc của quận
3.3.1. Những ưu điểm
Đội ngũ cán bộ, nhân lực QLNN của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Long Biên đã đƣợc bổ sung, tăng cƣờng với số lƣợng luôn tăng lên qua hàng năm, quận đã có chủ trƣơng bố trí đủ số lƣợng cán bộ, nhân lực QLNN cho các cơ quan chuyên môn, không để tình trạng thiếu ngƣời làm việc trong điều kiện khối lƣợng công việc quá tải của quận.
Phần lớn cán bộ, nhân lực QLNN có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng, đã đƣợc rèn luyện, thử thách, kiến thức, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, nhân lực QLNN từng bƣớc đƣợc nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH với tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh của quận.
Việc xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân lực QLNN làm việc ở các cơ quan chuyên môn luôn đƣợc UBND quận đặc biệt quan tâm, công tác đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc tập trung với nguồn kinh phí khá lớn, trong đó nguồn kinh phí
55
dành cho nhân lực QLNN học tập, bồi dƣỡng kiến thức quản lý đô thị, giải phóng mặt bằng tại Trung Quốc, Hàn Quốc… chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kinh phí đào tạo hàng năm của quận. Tổ chức các lớp đào tạo bồi dƣỡng với nhiều hình thức, phƣơng pháp nhƣ đào tạo trực tuyến, tạo điều kiện cho nhân lực QLNN có thời gian nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức những vẫn đảm bảo thời gian công tác, làm việc. Ngoài ra, việc bố trí, sử dụng, sắp xếp, luân chuyển cán bộ, nhân lực QLNN giữa các cơ quan chuyên môn tuy chƣa hoàn toàn hợp lý nhƣng cũng đã có một bƣớc chuyển biến tốt, có chú ý hơn việc giúp cho nhân lực QLNN có năng lực hoạt động thực tiễn bằng cách mạnh dạn luân chuyển nhân lực QLNN từ cơ quan chuyên môn quận về phƣờng và rút từ phƣờng lên quận những ngƣời có trình độ, năng lực chuyên môn tốt, qua đó phần nào đã tạo đƣợc sự chuyển biến về chất của đội ngũ nhân lực QLNN của quận.