CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích thực trạng nâng cao chất lƣợng nhân lực quản lý nhà nƣớc của quận
3.2.3. Nâng cao về mặt tâm lực
Hàng năm, thực hiện Luật cán bộ công chức thực hiện từ năm 2010; UBND quận tổ chức đánh giá, phân loại cán bộ nhân lực QLNN, lao động hợp đồng, trong đó có nội dung đánh giá theo phẩm chất, đạo đức, lối sống và tác phong lề lối làm việc là một trong những tiêu chí đánh giá, phân loại và xếp loại cán bộ nhân lực QLNN, lao động hợp đồng hàng năm.
Qua khảo sát, tìm hiểu biên bản, bản kiểm điểm đánh giá cán bộ nhân lực QLNN hành chính Nhà nƣớc quận Long Biên từ năm 2011 đến năm 2015, nhận thấy 100% cán bộ nhân lực QLNN Nhà nƣớc cấp quận, cấp phƣờng đều có nhận xét, đánh giá chung chung, không cụ thể, chi tiết, nguyên nhân là chƣa có hƣớng dẫn cụ thể và phƣơng pháp, cách thức tổ chức đánh giá, kiểm điểm.
Tuy nhiên, khi nhìn nhận một cách khách quan, thực tế rằng vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhân lực QLNN thiếu tu dƣỡng, rèn luyện bản thân, phai nhạt lý tƣởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật. Một bộ phận cán bộ, nhân lực QLNN né tránh, thiếu bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực. Một số cán bộ, nhân lực QLNN nhà nƣớc, chƣa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, làm thƣớc đo chủ yếu nhất cho mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình.
Thực trạng của những khuyết, nhƣợc điểm về phẩm chất đạo đức của cán bộ, nhân lực QLNN trên đây có phần do nguyên nhân khách quan, song chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan. Cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát của UBND quận cũng nhƣ của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, nhân lực QLNN còn hạn chế, chƣa thƣờng xuyên, nghiêm túc và thiếu đồng bộ. Việc xử lý các vi phạm đạo đức của cán bộ, nhân lực QLNN chƣa nghiêm đã dẫn đến hạn chế kết quả răn đe, giáo dục. Và một lý do nữa đó là phƣơng thức, hình thức tổ chức đánh giá, xếp loại và phân loại chất lƣợng đội ngũ cán bộ nhân lực QLNN, lao động hợp đồng còn mang tính hình thức.
Công tác giáo dục đạo đức chậm đƣợc đổi mới: nội dung giáo dục chƣa cụ thể, sát hợp với từng đối tƣợng, còn giáo điều, chủ quan, phiến diện, duy ý chí, phi thực
54
tế, thiếu cơ sở khoa học; hình thức giáo dục đơn điệu, qua loa đại khái hoặc phô trƣơng hình thức, dễ gây nhàm chán. Do đó, hiệu quả giáo dục đạo đức chƣa cao, thậm chí có trƣờng hợp phản tác dụng. Khi đề cập đạo đức thì coi nhẹ hoặc quên tài năng, nhƣng khi cần nhấn mạnh tài năng của ngƣời cán bộ thì lại có biểu hiện coi nhẹ đạo đức, coi thƣờng lòng tốt, phẩm hạnh một cách phiến diện, cực đoan.
Việc đánh giá sự hài lòng của ngƣời dân đối với đội ngũ CBCC đã đƣợc thực hiện và mang lại kết quả tốt. Chất lƣợng phục vụ nhân dân đƣợc nâng lên, sự hài lòng của cá nhân, tổ chức về thái độ phục vụ của CBCC với tỷ lệ đánh giá hài lòng ngày càng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ đánh giá cao là do có nhiều thủ tục hành chính đơn giản với số lƣợng lớn nên việc tỷ lệ đánh giá hài lòng cao chƣa phản ánh trung thực về sự hài lòng của ngƣời dân ở tất cả các thủ tục hành chính tại quận (VD: Tỷ lệ việc chứng thực bản sao từ bản gốc với số lƣợng thủ tục rất lớn và sự hài lòng của ngƣời dân với tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với số lƣợng không lớn và có tỷ lệ ngƣời dân hài lòng chƣa cao.