TÓM TẮT CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động kỹ thuật ở hà nam (Trang 38 - 39)

b. Kinh nghiệm của Hưng Yên.

TÓM TẮT CHƢƠNG

1. LĐKT là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến, với những quan niệm khác nhau. Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, LĐKT là loại lao động được đào tạo, được cấp bằng và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và có kỹ năng hành nghề để thực hiện các cơng việc có độ phức tạp với cơng nghệ khác nhau, phù hợp với ngành nghề ở các cấp trình độ khác nhau, trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phục vụ quốc kế dân sinh.

2. Chất lượng LĐKT là trạng thái nhất định của LĐKT, biểu hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của LĐKT. Nó là tồn bộ khả năng và hiệu quả làm việc của LĐKT, có thể thoả mãn được nhu cầu của người sử dụng lao động trong quá trình sản xuất. Chất lượng LĐKT cuối cùng thể hiện ở năng lực hành nghề của người lao động được đào tạo ở cấp trình độ tương ứng.

3. Nội dung của nâng cao chất lượng LĐKT là việc hình thành và không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp và khả năng hành nghề của người lao động trong quá trình đào tạo và trong cả đời sống và làm việc của họ; bao gồm: Sự hiểu biết và kiến thức nghề; kỹ năng nghề; thái độ, tác phong nghề và thói quen làm việc.

4. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh và Hưng Yên là những bài học quý đối với việc nâng cao chất lượng LĐKT của Hà Nam. Tuy nhiên mỗi địa phương có những điều kiện, hồn cảnh khác nhau, có mặt mạnh và điểm yếu riêng, vì vậy Hà Nam cần phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các địa phương khác cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện KT - XH cũng như nhu cầu phát triển của mình.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG LAO ĐỘNG KỸ THUẬT Ở HÀ NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động kỹ thuật ở hà nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)