6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ THÔNG MINH
1.3.6. Các biểu hiện của trí thông minh
a) Có kiến thức cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống
b) Có năng lực tư duy, có khả năng quan sát, nhận thức, nhận xét các hiện tượng tự nhiên.
c) Biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo những kiến thức cơ bản và những nhận thức đó vào tình huống mới, không theo đường mòn. Theo các
tài liệu về tâm lý học và phương pháp dạy học thì trí thông minh được thể hiện qua một số năng lực sau.
1.3.6.1. Năng lực tiếp thu kiến thức
- Khả năng nhận thức nhanh, rõ ràng, thấu đáo kiến thức mới. - Luôn hào hứng trong các tiết học, nhất là bài học mới. - Có ý thức tự bổ sung, hoàn thiện những tri thức đã lĩnh hội.
1.3.6.2. Năng lực suy luận lôgic
- Biết phân tích các sự vật và hiện tượng qua các dấu hiện đặc trưng của chúng.
- Biết thay đổi góc nhìn khi xem xét một sự vật, hiện tượng. - Biết cách tìm con đường ngắn để sớm đi đến kết luận cần thiết. - Biết xét đủ các điều kiện cần thiết để đạt được kết luận mong muốn. - Biết xây dựng các phản ví dụ để loại bỏ một số miền tìm kiếm vô ích. - Biết quay lại điểm vừa xuất phát để tìm đường đi mới.
1.3.6.3. Năng lực diễn đạt
- Biết diễn đạt chính xác điều mình muốn
- Sử dụng thành thạo hệ thống ký hiệu, các quy ước để diễn tả vấn đề. - Biết sử dụng thành thạo các kĩ năng đọc, viết và nói.
- Biết thu gọn và trật tự hóa các vấn đề dùng khái niệm trước mô tả cho khái niệm sau.
1.3.6.4. Năng lực lao động sáng tạo
- Biết tổ hợp các yếu tố, các thao tác để xây dựng một dãy hoạt động nhằm đạt đến kết quả mong muốn.
- Có khả năng vận dụng một cách sâu và toàn diện kiến thức cũ trong tình huống mới, linh hoạt trong các tình huống tương tự và biết tự tìm ra con đường giải quyết các tình huống tổng quát.
1.3.6.5. Năng lực tự kiểm chứng
- Biết suy xét sự đúng, sai từ một loạt sự kiện.
- Biết tạo ra các tương tự hay tương phản để khẳng định hoặc bác bỏ một đặc trưng nào đó trong sản phẩm do mình làm ra.
- Biết chỉ ra một cách chắc chắn các dữ liệu cần phải kiểm nghiệm sau khi thực hiện một số lần kiểm nghiệm.
- Biết xây dựng quy trình thực nghiệm để kiểm nghiệm một giả thuyết, dự đoán.
1.3.6.6. Năng lực thực hành
- Biết thực hiện dứt khoát một số bước trong khi thực hành và thực thành công.
- Biết kiên nhẫn và kiên trì trong quá trình làm sáng tỏ một số vấn đề lý thuyết qua thực hành hoặc đi đến một số vấn đề lý thuyết mới dựa vào thực hành.
Trong chương trình tiểu học khi học sinh vừa bước đầu làm quen với toán học, giáo viên có thể rèn cho các em các năng lực tiếp thu kiến thức, suy luận lôgic, kiểm chứng ... Khi HS đã có nền tảng kiến thức toán học khá vững vàng, có thể tiếp tục rèn luyện, nâng cao các phẩm chất, năng lực trên đây, đồng thời dần dần.
Như vậy có thể thấy việc rèn trí thông minh cho HS phải được thực hiện đồng thời với việc rèn tư duy và nâng cao năng lực nhận thức cho HS hình thành và phát triển năng lực lao động sáng tạo cho HS.