Đánh giá kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy hoc toán cho học sinh lớp 4 (Trang 47 - 52)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.8. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ

1.8.6. Đánh giá kết quả khảo sát

Chúng tôi đánh giá kết quả khảo sát qua các phần chính: - Qua phiếu thăm dò

- Qua dự giờ

- Qua quan sát, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu sản phẩm giáo dục. (Phần mô tả việc đánh giá kết quả khảo sát được trình bày trong Phụ lục).

1.8.7. Kết quả điều tra thực trạng

1.8.7.1. Một số nét về trường tiểu học Gia Cẩm – thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ

Điều tra được tiến hành trên 39 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở trường Tiểu học Gia Cẩm – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ.

Trường Tiểu học Gia Cẩm nằm ở trung tâm thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng, UBND phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì và sự lãnh chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục thành phố Việt Trì, sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, các bậc phụ huynh học sinh.

Trường Tiểu học Gia Cẩm là trường có truyền thống thi đua dạy tốt, học tốt, đã có nhiều năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, được ủy ban nhân dân Tỉnh tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu cấp học. Trường tiểu học Gia Cẩm đang thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục Tiểu học của Bộ GD & ĐT, áp dụng các phương pháp dạy học tích hợp, dạy học tích cực.

Trường được xây dựng với diện tích 5.386 m2, thiết bị đồ dùng tương đối đầy đủ từ nguồn xã hội giáo dục. Về cơ cấu tổ chức trường có 2 cán bộ quản lý, tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong biên chế là 53 thầy cô, hợp đồng là 30 thầy cô (trong đó: 1 nhân viên y tế, 3 nhân viên bảo vệ, 14 nhân

viên phục vụ, 2 nhân viên vệ sinh và 10 giáo viên), giáo viên làm công tác chủ nhiệm là 39 thầy cô và 100% GV đạt trình độ chuẩn trở lên.

Chúng tôi tiến hành điều tra trên 340 học sinh khối lớp 4. Các em học sinh đều có tâm sinh lí phát triển bình thường, phần lớn là con em các gia đình nông dân, công nhân, viên chức.

1.8.7.2. Một số kết quả thu được khi điều tra thực trạng rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 4

Bảng 1.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc rèn luyện trí thông minhcho HS tiểu học

STT Lý do Tổng số GV Số ý kiến (Đồng ý) Phần trăm 1 Rất quan trọng 39 7 17,95 % 2 Quan trọng 32 82,05% 3 Không quan trọng 0 0 4 Không có ý kiến 0 0

Bảng 1.2. Việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 4 được tiến hành trong các tiết dạy học toán

STT Tiết dạy Tổng số GV Số ý kiến (Đồng ý) Phần trăm 1 Tiết dạy học tổng hợp 39 35 89,74 % 2 Thực hành luyện tập 38 97,43 %

3 Ôn tập hệ thống hóa kiến thức 29 74,36%

Bảng 1.3. Các khó khăn thường gặp khi rèn luyện trí thông cho học sinh lớp 4 trong dạy học toán

STT Khó khăn Tổng số GV Số ý kiến (Đồng ý) Phần trăm

1 Mất nhiều thời gian

39

36 92,31% 2 Do đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học 32 82,05% 3 Đây là vấn đề khó khăn phức tạp đòi hỏi

nhiều thời gian công sức 30 76,92%

4 Cơ sở vật chất còn thiếu thốn 19 48,71%

Bảng 1.4. Các biện pháp rèn luyện trí thông cho học sinh lớp 4 trong dạy học toán thầy (cô) thường sử dụng

STT Biện pháp Tổng số GV Số ý kiến (Đồng ý) Phần trăm

1 Khai thác sâu các kiến thức thông qua ôn tập, luyện tập

39

30 76,92%

2 Ra thêm các bài tập khó hơn trình độ

chung 19 48,71%

3 Tổ chức thi giải toán nhân vào các học kỳ,

cuối năm 18 46,15%

Qua điều tra thực trạng việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 4, chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên cho rằng rèn luyện trí thông cho học sinh lớp 4 trong dạy học toán là quan trọng, rất quan trọng. Song phần lớn giáo viên cũng thấy được khó khăn trong rèn luyện trí thông cho học sinh đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Do đó GV chỉ lồng ghép rèn luyện trí thông cho học sinh qua một số tiết dạy học tổng hợp và tiết luyện tập. Về biện pháp rèn

luyện chủ yếu để rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 4 GV chỉ chú ý khai thác sâu các kiến thức thông qua ôn tập và luyện tập

Những vấn đề tồn tại:

Qua điều tra thực trạng việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 4 nói riêng. Chúng tôi nhận thấy GV chưa có đầy đủ hệ thống các biện pháp rèn luyện trí thông cho học sinh trong dạy học toán. Điều đó do nhiều nguyên nhân, song một trong các nguyên nhân là việc rèn luyện trí thông minh là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và phải hệ thống các biện pháp rèn luyện thích hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương 1, chúng tôi đã điểm qua một số công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về rèn luyện trí thông minh cho học sinh.

Các đề tài nghiên cứu việc rèn trí thông minh cho HS trong dạy toán học chưa nhiều. Hơn nữa chưa có đề tài nào nghiên cứu về xây dựng một số biện pháp việc rèn trí thông minh cho HS lớp 4 trong dạy học toán. Việc rèn trí thông minh và phát triển tư duy cho HS có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Thông qua rèn luyện tư duy, trí thông minh của trẻ phát triển. Ngược lại, trẻ thông minh có khả năng phát triển tư duy cao hơn.

Đồng thời qua khảo sát thực trạng, chúng tôi cho rằng, nhìn chung việc rèn luyện trí thông cho HS hiện nay ở trường tiểu học là một trong những vấn đề quan trọng, cần thiết đặc biệt là trong giai đọan đất nước có nhiều đổi mới đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao. Ngoài ra cũng thấy được những khó khăn của giáo viên trong rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học. Đây chính là cơ sở lí luận để chúng tôi nghiên cứu chương 2 của đề tài.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM RÈN LUYỆN TRÍ THÔNG MINH TRONG DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy hoc toán cho học sinh lớp 4 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)