CƠ SỞ VIỆC XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ THÔNG

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy hoc toán cho học sinh lớp 4 (Trang 52 - 53)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ VIỆC XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ THÔNG

THÔNG MINH TRONG DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4

- Việc đào tạo những con người thông minh, năng động, sáng tạo từ lâu đã được Đảng và Nhà nước ta nói chung, Từ các vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các nhà giáo dục, thầy cô giáo nói riêng hết sức quan tâm qua suốt các giai đoạn phát triển của đất nước và của Giáo dục và Đào tạo.

- Các Nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục đặt ra yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy cách học, tăng cường tính chủ động, tích cực tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo của người học. Diễn đàn quốc tế về giáo dục đại học Việt Nam “ Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế” của Hội đồng quốc gia giáo dục năm 2004 về vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

- Sự phát triển trí thông minh của trẻ chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố là di truyền, môi trường và giáo dục. Trong đó ảnh hưởng của môi trường bao gồm môi trường địa lý, môi trường gia đình, môi trường xã hội. Tuy nhiên ảnh hưởng của môi trường xã hội là quan trọng nhất và có tác dụng quyết định. Những tư chất di truyền không phải là những năng lực sẵn có mà chỉ là những khả năng tiềm tàng. Để biến khả năng đó thành hiện thực thì cần phải có điều kiện thích hợp tức là cần có sự giáo dục có tố chức và có mục đích. Giáo dục quyết định sự biểu hiện và mở rộng khuôn khổ các tư chất và năng lực. Dưới ảnh hưởng của giáo dục không đúng đắn có thể kìm hãm sự phát triển những tư chất thông minh của học sinh.

Hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, CNTT và truyền thông đòi hỏi phải đào tạo con người mới toàn diện, những con người thông minh, có khả năng thích nghi tốt với cuộc sống không những là nhu cầu của xã hội mà còn là yêu cầu của Đảng và nhà nước đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên thực trạng việc dạy học nói chung, rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu trong dạy học toán nói riêng ở các trường tiểu học hiện nay do nhiều nguyên nhân còn chưa được quan tâm đúng mức.

Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục, quán triệt mục tiêu đào tạo con người mới toàn diện, người giáo viên có một vị trí và vai trò quan trọng, người giáo viên không những phải truyền thụ khối lượng kiến thức trong chương trình quy định, mà còn phải hình thành cho được ở HS phương pháp học tập và tính độc lập, khả năng tư duy sáng tạo và trí thông minh.

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy hoc toán cho học sinh lớp 4 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)