6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
2.2.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính khoa học
Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung các biện pháp xây dựng đảm bảo tính chính xác, phù hợp với nội dung chương trình môn toán ở tiểu học nói chung, ở lớp 4 nói riêng. Đảm bảo mục tiêu dạy học môn toán toán ở lớp 4 nói riêng mục tiêu dạy học toán ở tiểu học nói chung. Bên cạnh đó để có những biện pháp thiết thực trong rèn luyện trí thông minh cho học sinh cần căn cứ vào cấu trúc của trí thông minh là khả năng quan sát, khả năng của trí nhớ, sức suy nghĩ, óc tưởng tượng, kĩ năng thực hành và sáng tạo. Đồng thời vì trí thông minh biểu hiện qua các năng lực do đó, để rèn luyện trí thông minh GV cần nắm được những năng lực của học sinh, đề ra biện pháp tác động làm cho mọi năng lực của HS đều được phát huy đầy đủ và nâng cao dần các năng lực, đồng thời làm cho những năng lực đó phối hợp đồng bộ và hoạt động đồng đều.
Trong quá trình rèn luyện trí thông minh cho học sinh giáo viên cần lưu ý: Tạo nền móng cơ sở vững chắc cho việc học tập môn toán cũng như các môn học khác và vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn
cũng như cuộc sống, đồng thời đào sâu, mở rộng kiến thức, khai thác các kiến thức ở nhiều khía cạnh, tạo được nhiều yếu tố bất ngờ trong quá trình dạy học toán.
2.2.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo hướng đích mục tiêu giáo dục toán học ở trường tiểu học trường tiểu học
Trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, trước những thời cơ và thử thách to lớn, để tránh nguy cơ bị tụt hậu và để đưa nền kinh tế nước ta tiến vào nền kinh tế tri thức. Việc rèn luyện trí thông minh cho thế hệ trẻ trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết đặc biệt là ngay từ bậc học tiểu học. Trong việc rèn luyện và phát triển trí thông minh cho học sinh, môn toán có vị trí nổi bật, nó giúp cho học sinh phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp tự học và tự nghiên cứu, rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo. Chính vì vậy các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học trong dạy học nói chung, dạy học toán nói riêng phải hướng vào mục tiêu giáo dục toán học ở tiểu học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo con người nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong hiện tại và tương lai.
2.2.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo cấu trúc, các yếu tố ảnh hưởng trí thông minh minh
Cần khẳng định rằng rèn luyện trí thông minh cho HS trong DH nói chung, DH toán ở tiểu học nói riêng là vấn đề mang tính cấp thiết và thực tiễn cao, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nhằm vào mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ có tri thức cao, năng động - sáng tạo. Đặc biệt, rèn luyện trí thông minh cho HS hiện nay chưa được quan tâm đúng mức ở cấp tiểu học. Trong những năm gần đây, PPDH mặc dù đã được đổi mới khá mạnh mẽ song kết quả thu được còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu cao của thực tiễn giáo dục. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là nhà trường hiện nay vẫn còn ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng dạy học truyền thống, môi trường dạy học thiếu tính cởi mở, quan hệ thầy trò nặng về áp đặt mà ít có sự khơi nguồn cảm hứng và phát huy trí thông minh của người
học. GV chưa hiểu tường tận về cấu trúc của trí thông minh, những yếu tố ảnh hưởng tới trí thông minh cũng như tầm quan trọng của việc rèn luyện trí thông minh cho HS trong QTDH, chưa có ý thức thường xuyên khai thác các nội dung dạy học có thể rèn luyện trí thông minh cho học sinh.
2.2.4. Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn
Toán học là môn học gắn bó chặt chẽ với đời sống thực tiễn, có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống. Vì thế việc xây dựng các biện pháp rèn luyện trí thông minh một mặt căn cứ vào cơ sở lý luận của việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh, cấu trúc của trí thông minh, các vấn đề về phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học, cũng như đặc điểm về sự phát triển tư duy, nhận thức của trẻ mà còn có sự cần gắn với thực tiễn, góp phần làm cho HS thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn, thấy được tầm quan trọng và vai trò của toán học đối với đời sống, từ đó nâng cao lòng yêu thích toán học, tạo niềm tin hứng thú học tập của học sinh, tạo tiền đề củng cố và phát triển trí thông minh cho người học.
2.2.5. Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính khả thi trong điều kiện dạy học tại các trường tiểu học hiện nay trường tiểu học hiện nay
Chất lượng học tập của học sinh, kết quả rèn luyện trí thông minh chịu sự chi phối của các điều kiện và phương tiện dạy học trong nhà trường tiểu học cũng như những điều kiện cơ sở vật chất của trường tiểu học đó. Để có thể rèn luyện trí thông minh cho học sinh giáo viên phải là những người có năng lực toán học, tay nghề vững vàng, có những hiểu biết sâu về các kiến thức toán học ở tiểu học, có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, nhất là những học sinh có tố chất thông minh, đồng thời người giáo viên cũng không ngừng học tập, rèn luyện cập nhật, bổ sung phương pháp dạy học, kiến thức toán học mới. Tuy nhiên trong rèn luyện trí thông minh cho học sinh giáo viên cũng cần chú ý đảm bảo các yêu cầu về mức độ kiến thức, kỹ năng cần đạt được, cũng như hình thành những phẩm chất năng lực của mọi học sinh từng bước nâng cao yêu cầu trong lĩnh hội kiến thức, kỹ năng. Ngoài ra việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh không thể một sớm một
chiều là thành công mà là cả một quá trình, dần dần từng bước, nên giáo viên cần kiên trì, không nóng vội. Bên cạnh đó có sở vật chất của nhà trường cũng có ảnh hưởng không ít đến việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh như môi trường học tập, các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, phòng học, thư viện ...v.v. Các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh trong dạy học toán ở tiểu học nói chung, dạy học toán ở lớp 4 nói riêng phải có khả năng được vận dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học toán với điều kiện dạy học tại các trường tiểu học.