Đánh giá trình độ phát triển tư duy của HS

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy hoc toán cho học sinh lớp 4 (Trang 35 - 36)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC

1.4.5. Đánh giá trình độ phát triển tư duy của HS

- Theo thang nhận thức Bloom [14], sự phát triển tư duy của con người được chia thành 6 cấp độ: Biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Năm 2011, Bloom bổ sung: Sự phát triển tư duy của con người được chia thành 2 cấp độ là tư duy bậc thấp (hiểu, biết, vận dụng) và tư duy bậc cao (phân tích, đánh giá, sáng tạo).

- Theo Lê Đức Ngọc [13] thì năng lực nhận thức được phân tích thành 8 cấp độ: biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo.

- Căn cứ vào chất lượng của quá trình lĩnh hội và kết quả của nó, 4 cấp độ thể hiện năng lực nhận thức như sau:

1) Trình độ tìm hiểu: Nhận biết, xác định, phân biệt và nhận ra kiến thức tìm hiểu.

2) Trình độ tái hiện: Tái hiện thông báo về đối tượng theo trí nhớ hay ý nghĩ (kiến thức tái hiện).

3) Trình độ kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn bằng cách chuyển tải chúng vào những đối tượng và tình huống quen biết nhưng đã biến đổi hoặc chưa quen biết.

Như vậy, để đánh giá kiến thức của bài học nói chung cũng như đối với từng loại bài học nói riêng ta có thể yêu cầu HS thể hiện 4 trình độ: Trình độ tìm hiểu, trình độ tái hiện, trình độ kĩ năng, trình độ biến hóa.

1) Bắt chước theo mẫu: Làm theo đúng mẫu cho trước (quan sát, làm thử, làm đi làm lại).

2) Phát huy sáng kiến: Làm đúng theo mẫu hoặc chỉ dẫn có phát huy sáng kiến, hợp lý hóa thao tác.

3) Tích hợp: Sự kết hợp hài hòa giữa “nghiên cứu”, “thực hành”, “hoàn thiện”, “kiểm tra, đánh giá”. Vừa tìm hiểu, vừa tái hiện, vừa biến hóa.

4) Đổi mới hay sáng tạo: Không bị lệ thuộc vào mẫu, có sự đổi mới những vẫn đảm bảo chất lượng. Sáng tạo ra quy trình hoàn toàn mới ở mỗi trình độ thao tác trên lại có thể phân làm ba mức:

5) Làm thử theo mẫu

6) Làm đúng và xuất hiện sự khéo léo thành thạo 7) Tự động hóa

Như vậy, trong quá trình dạy học toán học, GV muốn rèn luyện, phát triển tư duy cho HS cần phải có các biện pháp dạy học hợp lý để HS thực sự nắm vững hiểu biết một cách tự giác tích cực, tự lực giành được những hiểu biết đó.

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy hoc toán cho học sinh lớp 4 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)