XU THẾ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy hoc toán cho học sinh lớp 4 (Trang 36 - 40)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5. XU THẾ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN NAY

Các phương pháp dạy học truyền thống mặc dù đã khẳng định được những thành công nhất định song cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là lối truyền thụ một chiều làm thụ động người học. Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu mỗi người không chủ động trong hoạt động của mình thì không thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc, của xã hội và sẽ bị đào thải. Mặc khác, với sự phát triển nhanh của nền kiến thức nhân loại, kiến thức cá nhân nhanh chóng bị “lão hóa”, bị lạc hậu, do đó nếu mỗi cá nhân không biết tự học, tự nâng cao năng lực, hoàn thiện tay nghề thì cũng nhanh chóng tụt hậu. Vì vậy, chúng ta phải đổi mới PPDH theo hướng dạy cách học, cách suy nghĩ, dạy phương pháp tư duy. Cụ thể là PPDH cần phải:

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình nhận thức, vận dụng.

- Tạo điều kiện cho HS tự lực phát hiện, tìm hiểu, đặt và giải quyết vấn đề

- Tăng cường trao đổi, thảo luận, đối thoại để tìm chân lý - Tạo điều kiện hoạt động hợp tác trong nhóm.

- Tạo điều kiện cho HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau

- Tận dụng tri thức thực tế của HS để xây dựng kiến thức mới

- Dạy cho HS phương pháp tự học phù hợp với năng lực của bản thân

1.5.1. Xu thế đổi mới phương pháp dạy học

Xu thế đổi mới PPDH hiện nay là.

1.5.1.1.Phát huy năng lực, nội lực của HS.

Bản chất của hướng này là tìm mọi cách phát triển sức mạnh trí tuệ, tâm hồn, ý chí của HS. Trong hoạt động thường ngày, các thầy cô giáo thường tiến hành những hoạt động cụ thể sau đây:

- Kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo. - Tổ chức cho HS làm việc độc lập, cá nhân hóa quá trình học tập - Hình thành ở các em động cơ học tập lành mạnh, phát huy tính tự học, tự cường, phát huy ý chí học tập.

Trong những năm gần đây, việc hình thành động cơ học tập đúng đắn cho HS được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ông Nguyễn Khoa Điềm – Nguyên trưởng ban tư tưởng văn hóa Trung ương đã chỉ rõ “Nếu các em quyết tâm học vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đem lại niềm vui cho xã hội và gia đình thì các em sẽ học giỏi” và “Giáo dục lí tưởng cách mạng, nuôi dưỡng cho các em một lẽ sống cao đẹp vẫn là điều trước tiên khi bàn về nâng cao chất lượng giáo dục” .

1.5.1.2. Điều chỉnh mối quan hệ thầy trò

Điều chỉnh mối quan hệ thầy trò theo hướng dạy học lấy HS làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy học

1.5.1.3. Đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường

Đưa công nghệ mới vào nhà trường, nghĩa là cung cấp cho người học những công cụ lao động mới.

Khái niệm công nghệ ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm mặt kĩ thuật, mặt thông tin, mặt con người và mặt tổ chức.

Phương hướng đổi mới PPDH hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của HS, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú cho HS .

Đặc trưng của việc học trong thế kỷ XXI được UNESCO công bố là học tập suốt đời dựa trên 4 cột trụ: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để sáng tạo. Đó là triết lý của giáo dục thế kỉ XXI.

- Học để biết; học để làm; học để cùng chung sống với nhau và học để khẳng định bản thân.

1.5.2. Xu thế đổi mới PPDH toán hiện nay

Cụ thể là:

- Xác lập vị trí chủ thể của người học, đảm bảo tính tự giác tích cực và sang tạo của hoạt động học tập.

- Xây dựng các tình huống có dụng ý sư phạm cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.

- Dạy việc học, dạy tự học thông qua toàn bộ quá trình dạy học.

Chuyển từ việc học để nắm kiến thức sang học cách học, cách đi đến kiến thức, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách sống. Đây chính là một mục tiêu quan trọng của hoạt động dạy học.

- Khai thác những phương tiện phục vụ quá trình dạy học.

- Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thân người học.

- Xác định vai trò mới của người thầy với vai trò là người thiết kế, ủy thác, điều khiển và thể chế hóa. Chuyển từ việc giáo viên thông báo kiến thức, HS thụ động tiếp thu sang việc giáo viên hướng dẫn để học sinh tự tìm kiếm kiến thức. Muốn vậy giáo viên phải tổ chức hoạt động học tập, làm xuất hiện

các tình huống có vấn đề cho học sinh vận dụng kiến thức, giải quyết vấn đề để thông qua đó lĩnh hội kiến thức.

- Chuyển từ giáo viên truyền thụ một chiều, độc thoại sang hợp tác, đối thoại. Muốn vậy bài giảng phải được xây dựng trên hệ thống câu hỏi nhằm kích thích tư duy của học sinh. Hệ thống câu hỏi này phải có tác dụng định hướng, phù hợp với nội dung bài học, với lôgic phát triển vấn đề và với trình độ phát triển kiến thức của học sinh. Phương pháp dạy học đổi mới yêu cầu học sinh phải “nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”.

- Chuyển từ việc giáo viên độc quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh sang việc giáo viên tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá lẫn nhau, có tác dụng khuyến khích tự học và cung cấp ngược cho giáo viên đánh giá. Kết hợp đánh giá của thầy với sự đánh giá của trò. Trong phương pháp dạy học đổi mới để phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm của bản thân, nhận xét, góp ý bài làm, cách phát triển của bạn, phân tích các sai lầm và tìm hiểu nguyên nhân, nêu cách sủa chữa sai lầm.

- Khai thác triệt để các nội dung trong bài học theo hướng liên hệ với thực tế.

Toán học là môn khoa học gắn bó mật thiết với đời sống, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Vì vậy, nếu GV biết cách khai thác kiến thức thực tế của HS, tạo các mối liên hệ giữa toán học và đời sống, sản xuất thì học sinh sẽ thấy được ích lợi của học toán học và thêm yêu thích môn học.

- Tăng cường sử dụng các bài tập có tác dụng phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng thực hành toán học.

Để phát huy tác dụng của BTTH trong dạy học toán học, giáo viên chú ý xây dựng, sử dụng và khai thác các BTTH có tác dụng phát triển tư duy cho HS và các BT có tác dụng rèn luyện kỹ năng thực hành toán học, ứng dụng toán học vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy hoc toán cho học sinh lớp 4 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)