6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC
1.4.2. Những phẩm chất của tư duy
- Tính định hướng: Thể hiện ở khả năng nhanh chóng và chính xác đối tượng cần lĩnh hội, mục đích phải đạt và những con đường tối ưu để đạt mục đích đó.
- Bề rộng: Thể hiện ở chỗ có khả năng vận dụng nghiên cứu các đối tượng khác.
- Độ sâu: Thể hiện ở khả năng nắm vững ngày càng sâu sắc bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Tính linh hoạt: Thể hiện ở sự nhạy bén trong việc vận dụng những tri thức và cách thức hành động vào các tình huống khác nhau một cách sáng tạo.
- Tính mềm dẻo: Thể hiện ở hoạt động tư duy được tiến hành theo các hướng xuôi và ngược chiều (ví dụ: Từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể…).
- Tính độc lập: Thể hiện ở chỗ tự mình phát hiện được vấn đề, đề xuất cách giải quyết và tự giải quyết vấn đề.
- Tính khái quát: Thể hiện ở chỗ khi giải quyết mỗi loại nhiệm vụ sẽ đưa ra các mô hình khái quát. Từ mô hình khái quát này có thể vận dụng để giải quyết các nhiệm vụ cùng loại.
- Tính nhất quán: Phản ánh tính lôgic của hoạt động nhận thức, đảm bảo sự thống nhất theo tư tưởng chủ đạo của quá trình nhận thức từ đầu đến cuối không có mâu thuẫn.
- Tính phê phán: Thể hiện ở chỗ con người biết phân tích, đánh giá các quan điểm, phương pháp của người khác đồng thời nêu ra được ý kiến chủ quan của mình và bảo vệ ý kiến đó.
- Tính sáng tạo: Thể hiện ở chỗ con người có khả năng giải quyết một vấn đề theo cách riêng độc đáo, ngắn gọn.
Để đạt được những phẩm chất tư duy trên, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần chú ý rèn luyện các thao tác tư duy cho HS.