CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở TIỂU

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy hoc toán cho học sinh lớp 4 (Trang 40 - 42)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.6. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở TIỂU

TIỂU HỌC

1.6.1. Mục đích chuẩn kiến thức và kỹ năng

Chuẩn kiến thức và kĩ năng nhằm đáp ứng sự chuẩn hoá trong chỉ đạo, thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện một chương trình giáo dục. Vì vậy, nội dung của chuẩn kiến thức và kĩ năng phải phản ánh đúng và đầy đủ những nội dung cơ bản nhất, quan trọng nhất, cần thiết của chương trình giáo dục; đảm bảo cho mọi học sinh bình thường thực hiện đúng yêu cầu của nhà trường đều có thể đạt hoặc đạt vượt chuẩn. Chuẩn kiến thức và kĩ năng phải cụ thể và chuẩn xác, dễ sự dụng, dễ kiểm soát, không tạo ra những cách hiểu khác nhau trong sử dụng. Chuẩn kiến thức và kĩ năng là cơ sở quan trọng để biên soạn tài liệu dạy học, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục, đặc biệt là kiểm tra kết quả giáo dục học sinh. Chuẩn kiến thức và kĩ năng thường tồn tại ở những dạng sau:

- Chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng môn học;

- Chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng lĩnh vực giáo dục ( gồm một nhóm các môn học có nhiều quan hệ với nhau);

- Chuẩn kiến thức và kĩ năng của một cấp, bậc học ( bao gồm chuẩn chung của chương trình tát cả các môn học và hoạt động giáo dục). Ở dạng này có thể nêu đầy đủ những chuẩn mực về kiến thức, kĩ năng và thái độ của một chương trình giáo dục. Có thể xây dựng chuẩn kiến thức, kĩ năng theo một, hai hoặc cả ba dạng trên. Đối với chuẩn kiến thức và kĩ năng thường xây dựng theo chương trình từng môn học.

- Trong CCGD (1981 - 1993) đã soạn thảo các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng của từng môn học xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là ý tưởng đầu tiên của việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn. Việc triển khai thực hiện các yêu cầu cơ bản về kiến thức kĩ năng nêu trên chưa đạt được kết quả mong đợi.

- Trong quá trình phổ cập giáo dục tiểu học (1991 - 2000) đã soạn thảo và thứ nghiệm “ trình độ học tập tối thiểu” môn Tiếng Việt và môn Toán của

chương trình CCGD (1981) ở tiểu học, coi đây là chuẩn kiến thức và kĩ năng của hai môn học chủ chốt ở tiểu học, đã góp phần hạn chế tình trạng nặng nề, “quá tải” trong dạy học ở tiểu học.

- Trong quá trình soạn thảo, thí điểm, triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (từ 1996) đã xây dựng được chuẩn kiến thức và kĩ năng của các môn học; chuẩn kiến thức, kĩ năng thái độ sau từng giai đoạn học tập các chuẩn này đã góp phần hoàn thiện dự thảo chương trình giáo dục của từng môn học, từng bậc học. Mặc dù có sự chỉ đạo thống nhất trong quá trình xây dựng, thí điểm nhưng chất lượng xây dựng và hiệu quả áp dụng các chuẩn đó phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan và chủ quan.

1.6.2. Chuẩn kiến thức và kỹ năng môn toán ở tiểu học.

Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt được sau từng giai đoạn học tập.

Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn toán đối với từng lớp ở tiểu học đã được qui định tại Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16 /2006/ QĐ – BGDDT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn toán ở tiểu học được soạn theo kế hoạch dạy học qui định (tuần, tiết – bài) và dựa theo các bài học trong trong SGK môn toán đang được sử dụng trong các trường tiểu học toàn quốc. Đối với từng bài học (tiết dạy) trong SGK (SGV), tài liệu đề cập tới nội dung yêu cầu cần đạt. Đây là yêu cầu cơ bản cơ bản, tối thiểu mà tất cả các học sinh phải đạt được. Để đảm bảo thực hiện được cầu cần ạt của mỗi bài học trong số các bài tập thực hành, luyện tập của bài học ở SGK, tài liệu có chỉ ra các bài tập cần làm. Đây là những bài tập cơ bản thiết yếu phải hoàn thành đối với học sinh. Như vậy, nội dung cơ bản của tài liệu nhằm giúp giáo viên có cơ sở xác định Yêu cầu cần đạt và các bài tập cần làm trong sách giáo khoa để đảm bảo mọi đối tượng học sinh đều đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn toán trong chương trình. Đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi lớp học, giáo viên khuyến khích, tạo điều kiện cho những học

sinh có khả năng, có điều kiện giải quyết tất cả các bài tập trong SGK, chủ động linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng SGK khi dạy nhằm phát triển năng lực của cá nhân học sinh, góp phần thực hiện dạy học phân hóa ở tiểu học.

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy hoc toán cho học sinh lớp 4 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)