Khái niệm nhận thức

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy hoc toán cho học sinh lớp 4 (Trang 27 - 28)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC

1.4.1. Khái niệm nhận thức

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí của con người (nhận thức, tình cảm, ý chí). Nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chúng và với các hiện tượng tâm lí khác.

Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau. Có thể chia hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn.

- Nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác). - Nhận thức lí tính (tư duy và trừu tượng). a) Nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác).

Là một quá trình tâm lí, nó là sự phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật và hiện tượng thông qua sự tri giác của các giác quan.

b) Nhận thức lí tính (tư duy và tưởng tượng).

Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những điều chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.

Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Như vậy, tư duy là một quá trình tìm kiếm và phát hiện cái mới về chất một cách độc lập. Nét nổi bật của tư duy là tính “có vấn đề”, tức là trong hoàn cảnh có vấn đề thì tư duy được nảy sinh. Tư duy là mức độ lí tính nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính. Nó có khả năng phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng.

Như vậy quá trình tư duy là khâu cơ bản của quá trình nhận thức. Nắm bắt được quá trình này, người giáo viên sẽ hướng dẫn tư duy khoa học cho HS trong suốt quá trình dạy và học môn toán học ở trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy hoc toán cho học sinh lớp 4 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)