Kết quả kiểm tra đầu ra

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy hoc toán cho học sinh lớp 4 (Trang 88 - 96)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.5.2. Kết quả kiểm tra đầu ra

Sau khi kiểm tra đầu vào, đối với nhóm thực nghiệm được giáo viên lồng ghép sử dụng một số biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy học toán. Còn đối với nhóm đối chứng HS học và làm bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Sau dạy thực nghiệm, chúng tôi đã thu được kết quả sau:

3.5.2.1. Phân tích kết quả định tính: Qua phỏng vấn, sử dụng câu hỏi đề nghị thầy (cô) dự giờ chúng tôi thu được kết quả:

Kết quả trên cho thấy việc sử dụng các biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy học toán bước đầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Đó là giúp học

sinh có hứng thú, lòng tin hơn khi học tập. Đặc biệt khả năng lôi cuốn học sinh tích cực hoạt động, tự học cao hơn. Do đó kết quả học tập tốt hơn so với dạy học thông thường trên lớp.

Như vậy việc rèn luyện trí thông minh trong dạy học toán có thể thực hiện được trong dạy học toán. Rèn luyện trí thông minh trong dạy học toán giúp học sinh lĩnh hội, tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng và tăng cường hứng thú học tập.

3.5.2.2. Phân tích kết quả định lượng

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Trường tiểu học Gia Cẩm Nhóm Tổng số Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % Thực nghiệm (4G) 51 18 35,29 31 60,79 2 3,92 Đối chứng (4H) 51 13 25,49 32 62,75 6 11,76

Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm và đối chứng 0 10 20 30 40 50 60 70

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Qua bảng tổng hợp kiểm tra đầu ra chúng tôi nhận thấy: Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành ở hai nhóm có sự chênh lệch đáng kể (nhóm thực nghiệp 3,92% và nhóm đối chứng 11,76%), tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt ở nhóm đối chứng là 62,75%, nhóm thực nghiệm là 60,79%. Sau thực nghiệm chúng tôi thấy tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt ở nhóm thực nghiệm là 35,29% còn tỉ lệ này ở nhóm đối chứng là 25,49%. Mặt khác đối với nhóm thực nghiệm: Trước thực nghiệm tỉ lệ hoàn thành tốt là 21,56%, sau thực nghiệm tỉ lệ này là 35,29%, tăng lên 13,73% điều đó cho phép bước đầu khẳng định các biện pháp rèn luyện trí thông minh là có tính khả thi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3, kiểm tra đầu vào, kiểm tra đầu ra thu thập các số liệu, trình bày các số liệu dưới dạng bảng tần suất và biểu đồ so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm.

Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm là kiểm chứng tính khả thi và khả năng ứng dụng của các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 4. Tuy nhiên trong điều kiện cho phép, chúng tôi chỉ tiến hành đối với 2 nhóm thực nghiệm là lớp 4G và nhóm đối chứng là lớp 4H tại trường tiểu học Gia Cẩm – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ. Khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã tiếp thu những đóng góp, ý kiến của các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại trường để điều chỉnh nội dung thực nghiệm sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và với nội dung chương trình môn toán lớp 4. Đồng thời sử dụng một số biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh trong quá trình thực nghiệm.

Qua thực nghiệm sư phạm bước đầu cho thấy tỉ lệ học sinh ở mức hoàn thành tốt của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm có sự chênh lệch đáng kể, nhóm thực nghiệm tỉ lệ này cao hơn.

Mặt khác tỉ lệ này ở nhóm thực nghiệm trước và sau cũng có sự thay đổi rõ rệt (từ 21,56% đến 35,29%). Điều đó bước đầu khẳng định việc sử dụng các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 4 trong dạy học toán là có hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: Biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy học toán cho học sinh lớp 4, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu được các vấn đề sau:

1. Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học.

2. Đề ra các nguyên tắc xây dựng các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học trong dạy học toán.

3. Xây dựng được một số biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy học toán cho học sinh lớp 4. Các biện pháp bao gồm:

- Củng cố vững chắc các kiến thức, kỹ năng đã học cho học sinh nhất là trong giải các bài tập, trên cơ sở đó từng bước mở rộng các kiến thức.

- Yêu cầu học sinh thường xuyên khai thác mở rộng bài toán, giải bài toán bằng nhiều cách.

- Cho học sinh giải các bài toán vui, chơi các trò chơi mang tính trí tuệ.

- Rèn luyện cho học sinh sử dụng các thao tác tư duy cơ bản.

4. Thực nghiệm sư phạm.

Kết quả thực nghiệm sự phạm bước đầu cho phép khẳng định việc nghiên cứu xây dựng hệ thống biện pháp rèn luyện trí thông minh, hướng dẫn cách sử dụng chúng để rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 4 nói riêng trong dạy học toán là thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán ở tiểu học.

5. Những kiến nghị

Qua việc nghiên cứu và triển khai thực nghiệm sư phạm một số nội dung của đề tài chúng tôixin nêu một số kiến nghị đối với các trường tiểu học trong việc rèn luyện tư duy, trí thông minh cho học sinh

- Cần lồng ghép việc dạy học các kiến thức, kỹ năng toán học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn toán ở tiểu học với việc đào sâu, mở rộng các

kiến thức trong các giờ lên lớp cũng như trong các tiết học bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán.

- Thường xuyên sử dụng hệ thống bài tập rèn trí thông minh cho học sinh trong suốt quá trình dạy học toán, chú ý sử dụng các dạng bài tập có nhiều cách giải, các bài toán suy luận, các bài toán vui.

- Sớm phát hiện các học sinh có năng lực toán học, phân loại từng đối tượng học sinh, từ đó lựa chọn và giao các bài tập phù hợp với trình độ, năng lực của từng đối tượng và từng bước nâng dần tư duy của các đối tượng học sinh, có kế hoạch rèn luyện trí thông minh cho học sinh thường xuyên, liên tục, tuy nhiên cần tránh tình trạng gây cho HS quá tải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Bộ Chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2- Ban Chấp hành Trung Ương khóa VIII, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội .

[2].Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học, NXBGD.

[3]. Hoàng Chúng (1978), Phương pháp dạy học toán, NXBGD.

[4]. Phạm Văn Đồng (1973), ''Nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục phổ thông và trình độ mọi mặt của đội ngũ giáo viên''. Nghiên cứu giáo dục, tr 1,2

[5]. Phạm Gia Đức, Phạm Văn Hoàn (1967), Rèn luyện kỹ năng công tác độc lập cho học sinh qua môn toán, NXBGD Hà Nội.

[6]. Phạm Hoàng Gia (1979), Bản chất của trí thông minh và cơ sở lý

luận của đường lối lĩnh hội khái niệm. Tóm tắt luận án phó tiến sĩ Tâm lý học.

[7]. Trần Diên Hiển (2008),Rèn luyện kĩ năng giải toán ở tiểu học. NXB Đại học sư phạm.

[8]. Trần Diên Hiển (2009), Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi tập 1,

2, NXB GD.

[9]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2006), sách giáo khoa Toán 4, NXBGD. [10]. Phạm Văn Hoàn (1987), Phương pháp giải toán ở tiểu học tập

1,2. NXB giáo dục.

[11]. Hà Sĩ Hồ, Đỗ Đình Hoan, Đỗ Trung Hiệu (2001), Phương pháp dạy học toán ở tiểu học tập 1, 2. NXB Giáo dục.

[12]. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1988), Tâm lý học dạy học tập 1,

NXBGD Hà Nội.

[13]. Nguyễn Bá Kim (chủ biên) (1997), Vũ Dương Thụy, phương pháp dạy học môn toán, NXBGD Hà Nội.

[14]. Trần Kim Liên (2010), Xây dựng và sử dụng bài tập đẻ rèn trí thông minh cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường trung học cơ sở,luận

[15]. Trần Luận ( 1995), phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông

qua hệ thống bài tập toán, Nghiên cứu Giáo dục,tr 19, 20.

[16]. Lê Đức Ngọ (2004), Giáo dục Đại học Quan điểm và Giải pháp, NXBĐHQG Hà Nội.

[17]. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy (2003), Tâm lý học đại cương,NXB Đại học sư phạm..

[18]. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng việt, NXB

văn hóa- thông tin Hà Nội.

[19]. G.Pôlia (1969), Giải một bài toán như thế nào? (người dịch: Hồ Thuần, Bùi Tường), NXBGD.

[20]. V.A Krutecxki, những cơ sở của tâm lý học sư phạm (1980,

1981), NXBGD Hà nội.

[21]. M.Alecxeep, ( 1976), Phát triển tư duy cho học sinh, NXB Giáo dục Hà Nội.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy hoc toán cho học sinh lớp 4 (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)