Kết quả điều tra bằng phiếu an-két

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi vận động (Trang 28 - 38)

2.8.1.1. Kết quả khảo sát trình độ giáo viên

Qua quá trình khảo sát chúng tôi thu được kết quả sát trình độ giáo viên ở Bảng 2.1 như sau:

Trình độ chuyên môn

Đại học Cao đẳng Trung học Sơ cấp Chưa qua đào tạo SL % SL % SL % SL % SL % 8 16 22 44 20 38 0 0 0 0 Thâm niên công tác Dưới 5 năm Từ 6 đến 10 năm Từ 11 đến 15 năm Từ 16 đến 20 năm Trên 20 năm SL % SL % SL % SL % SL % 12 24 15 30 16 32 5 10 2 4

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát trình độ giáo viên

Phần lớn đội ngũ giáo viên dạy lớp 4 – 5 tuổi có trình độ cao đẳng và trung cấp, có kinh nghiệm giảng dạy. Trình độ đại học còn thấp chiếm 16%, chủ yếu được đào tạo bằng hình thức tại chức. Đa số chị em đang ở độ tuổi sinh nở, hậu sản, có con nhỏ. Một số chị em chưa thực sự an tâm công tác.

Nhìn chung các cô giáo còn trẻ và số năm công tác chưa nhiều (từ 15 năm công tác trở lên chiếm có 10%). Một điều rất đáng khích lệ là các cô giáo luôn nhiệt tình, yêu nghề, chịu khó tìm tòi sang tạo và cố gắng bắt kịp những thông tin tiến bộ về khoa học kỹ thuật và khoa học giáo dục hiện đại. Tuy nhiên do thời gian tốt nghiệp đã lâu, có được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ sư phạm, chuyên đề các bộ môn khác nhau nhưng về trò chơi vận động cũng như phương pháp tổ chức chúng thì hầu như chưa được chú ý một cách thỏa đáng.

Hơn nữa, do tính chất công việc của giáo viên mẫu giáo, buổi sáng từ 6h30 phút cô đã phải có mặt ở trường, lau dọn phòng, chuẩn bị để đón trẻ. Sau đó cô phải làm việc liên tục từ sang đến chiều (16 giờ 30 phút đến 17 giờ). Đối với lớp mẫu giáo nhỡ, đòi hỏi sự quan tâm của cô đến các cháu là rất lớn. Về nhà các cô còn phải chuẩn bị hồ sơ, sổ sách, làm đồ dùng, dụng cụ học tập. Vì vậy, các cô thường rất mệt mỏi, không còn thời gian, tâm trí để nghĩ thêm các biện pháp và phối sử dụng chúng một cách linh hoạt khi tổ chức trò chơi vận động cho trẻ.

Bên cạnh đó, khi được hỏi đa số giáo viên đều nói rằng các cô rất ngại tổ chức trò chơi vận động cho trẻ do tính an toàn thấp, điều kiện cơ sở vật chất không đầy đủ, không hợp quy cách. Do không được chơi trò chơi vận động thường xuyên nên mỗi khi được chơi trẻ vô cùng hiếu động, khả năng bao quát của cô lại hạn chế nên với số lượng trẻ đông hay xảy ra tình trạng lộn xộn, trẻ dễ vấp ngã… Phần nữa, vì quá mệt mỏi với việc lên các tiết học, cho trẻ ăn, ngủ, vệ sinh… nên khi có thời gian rỗi cô thường yêu cầu trẻ trật tự, hay cho chơi trò chơi bán hàng, lắp ghép xây dựng, nhưng yêu cầu trẻ chỉ ngồi ở góc chơi mà không được chạy nhảy, la hét gây ồn ào, vì cô sợ cháu ngã, phụ huynh phàn nàn, cô bị trừ điểm thi đua.

2.8.1.2. Kết quả khảo sát vai trò của TCVĐ đối với việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi

Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.2 như sau Giữ vai trò Ý kiến lựa chon Tỷ lệ

Rất quan trọng 42 84%

Quan trọng 7 14%

Bình thường 1 2%

Không quan trọng 0 0%

Bảng 2.2: Vai trò của TCVĐ đối với việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi

Qua bảng kết quả cho thấy phần lớn giáo viên đều thấy được vị trí quan trọng của trò chơi vận động đối với việc rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ. Điều đó cho thấy, trò chơi vận động không chỉ đơn thuần mang lại niềm vui cho trẻ mà nó có ý nghĩa lớn đối với việc giáo dục thể chất nói chung, rèn luyện và củng cố các kỹ năng vận động cơ bản nói riêng.

2.8.1.3. Khảo sát mức độ trẻ thích chơi những loại TCVĐ ở trường MN?

Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.3 như sau:

STT Loại trò chơi

Thích Bình thường Không thích

SL % SL % SL %

1 Những trò chơi rèn luyện sự

nhanh nhẹ, linh hoạt 35 70 15 30 0 0

2 Những trò chơi rèn luyện sự mạnh mẽ, dũng cảm 31 62 19 48 0 0 3 Những trò chơi rèn luyện sự dẻo dai, bền bỉ 22 44 18 36 0 0 4 Những trò chơi rèn luyện sự khéo léo 19 38 28 56 3 6

Bảng 2.3: Mức độ trẻ thích chơi những loại TCVĐ ở trường MN

Kết quả khảo sát cho thấy, những trò chơi phát triển sự nhanh nhẹn, linh hoạt luôn được trẻ mẫu giáo yêu thích (70%), chẳng hạn như trò chơi: mèo đuổi chuột, chó sói xấu tính… hoặc tín hiệu, máy bay, tàu hỏa…

Trong các loại trò chơi vận động thì những trò chơi rèn luyện sự dẻo dai, bền bỉ như: bánh xe quay…, những trò chơi rèn luyện sự khéo léo như: ném bóng vào rổ, tung bóng… không thu hút khi trẻ tham gia vào trò chơi.

2.8.1.4. Kết quả khảo sát mức độ khó thực hiện của các nhóm VĐCB

Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.4 như sau:

STT Loại vận động cơ bản Không thực hiện Bình thường Không khó thực hiện SL % SL 5 SL % 1 Vận động ném, chuyền, bắt 34 68 12 24 4 18 2 Vận động nhảy 25 50 16 32 9 18 3 Vận động bò, trườn, trèo 13 26 29 58 8 16 4 Vận động đi, chạy 5 10 35 70 10 20 Bảng 2.4: Mức độ khó thực hiện của các nhóm VĐCB

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi và trao đổi trực tiếp với giáo viên thì những vận động cơ bản khó thực hiện đối với trẻ nhất đó là vận động ném, chuyền, bắt (68% ý kiến), vì việc thực hiện các vận động này đòi hỏi sự phối hợp giữa sức mạnh và sự khéo léo, biết ước lượng bằng mắt tốt. Có 24% ý kiến cho rằng vận động ném, chuyền, bắt là bình thường tức không khó quá cũng không phải là dễ thực hiện với trẻ. Bên cạnh đó thì vận động nhảy cũng khó thực hiện (50% ý kiến) vì đây là vận động mới với trẻ và nó đòi hỏi rất nhiều sức mạnh ở cơ chân, sự phối hợp tay với toàn thân. Vận động bò, trườn, trèo và vận động đi, chạy thường dễ thực hiện hơn với trẻ 4 - 5 tuổi vì đó là vận động quen thuộc. Như vậy, theo chúng tôi, những vẫn động cơ bản trên hết sức cần thiết với trẻ em, muốn chúng trở thành kỹ năng thì càn phải cho trẻ thực hiện nhiều lần, tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau và trò chơi vận động sẽ là hình thức tổ chức hiệu quả nhất giúp trẻ củng cố các kỹ năng vận động cơ bản.

2.8.1.5. Khảo sát những khó khăn của giáo viên khi rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi vận động và mức độ của nó

Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.5 như sau: STT Những khó khăn Khó khăn Bình thường Không khó khăn SL % SL % SL % 1 Lớp đông trẻ 41 82 9 18 0 0 2 Lớp quá trật 32 64 13 26 5 10 3 Sân chơi nhỏ 25 50 14 28 11 22

4 Không có thời gian chơi 19 38 29 58 2 4 5 Các phong trào thi đua 18 36 22 44 10 20 6 Trình độ của giáo viên 9 18 25 50 16 32

Bảng 2.5: Khó khăn của giáo viên khi rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ

Những khó khăn mà giáo viên thường gặp khi rèn luyện kỹ năng rèn luyện cơ bản cho trẻ thông qua trò chơi vận động.

1- Lớp đông trẻ: 64% ý kiến đồng ý với nguyên nhân này. Theo điều tra

của chúng tôi, mỗi lớp có từ 45 đến 60 trẻ mà chỉ có 2 cô. Điều này tạo nên sức ép lớn đối với các cô vì trẻ đông , phòng học lại trật chội. Do vậy trò chơi vận đông diễn ra không đảm bảo cường độ vận động cho trẻ, mà chỉ mang tính chất hình thức.

2- Cơ sở vật chất: theo giáo viên thì đây cũng là 1 trong khó khăn : 64% cho rằng lớp quá trật, 50% cho rằng sân chơi nhỏ , hẹp không thuận tiện trong việc tổ chức trò chơi vận động với mục đích rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ.

Thực tế, theo quy định của ngành học mầm non, diện tích phòng học (bao gồm cả công trình phụ) phải đảm bảo tối thiểu 2m vuông trên 1 trẻ, số lượng trẻ trong lớp mẫu giá là 36 trẻ. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy: trung bình mỗi huyện, thị xã, thành phố chỉ có một vài trường điểm, mới xây dựng hoặc xây dựng theo dự án nước ngoài từ trước là tương đối phù hợp với tiêu chuẩn đã đề ra của ngành, còn lại đa số các trường học xây dựng theo kiểu cải tạo nâng cấp thành lớp học cho lên phòng học thường nhỏ hẹp, không đạt yêu

cầu, tiêu chuẩn của ngành học. Diện tích phòng học trung bình 2m vuông trên 1 trẻ vừa là phòng học, vừa là nơi vui chơi, vừa là phòng ngủ, trong lớp lại còn nhiều tủ con, kệ gỗ đựng đồ chơi, mọi hoạt động của trẻ đều diễn ra trong lớp học. Nhiều trường có sân chơi nhưng nhỏ, thậm chí còn có trường còn không có sân chơi để cho các cháu được ra ngoài vui chơi. Khi tổ chức tiết thể dục hay các trò chơi vận động cho trẻ thường tổ chức trong lớp nên các cháu bị gò bó vì thiếu không gian vận động. Cũng vì sân chơi nhỏ hoặc không có sân chơi nên việc trang thiết bị các thiết bị dụng cụ, đồ chơi phục vụ hoạt đông ngoài trời ít được quan tâm. Với điều kiện như thế nên muốn tổ chức trò chơi vân động với những mục đích đề ra như rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất vân động… cũng trở nên khó khăn rất nhiều với giáo viên.

3- Công việc trong lớp quá nhiều đối với cô, ngoài việc lên tiết học cho trẻ cô phải làm nhiều việc. Thời gian dành cho việc sáng tạo, thiết kế các biện pháp để tổ chức chơi trò chơi vận động còn ít.( 38% cho rằng đó là khó khăn)

4- Một khó khăn nữa là hiện nay ở các trường mầm non có quá nhiều phong trào thi đua, văn nghệ dành cho cô và trẻ: văn nghệ trào mừng các ngày lễ lớn, thi giáo viên dạy giỏi cấp quận, cấp thành phố, thi bé khỏe, thi bé ngoan, thi bé năng khiếu… mỗi cuộc thi như thế giáo viên phải dàng nhiều thời gian, công sức để tập dược, cố gắng hết mình đẻ dành kết quả cao, mang lại niềm vui, thành tích cho trường, cho bản thân. Từ đó dẫn đến tình trạng các hoạt động vui chơi của trẻ bị chi phối, ít được chú ý.

5- Ngoài ra, việc rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ còn phụ thuộc vào trình độ của giáo viên, vào năng lực tổ chức trò chơi vận động. Nếu giáo viên không biết nắm bắt những đổi mới hiên nay trong phương pháp và hình thức dạy học, với trò chơi vận động giáo viên không chịu suy nghĩ thêm các biện pháp và sử dụng chúng một cách linh hoạt thì trò chơi vận động diễn ra chỉ mang tính chất hình thức, không mang lại hiệu quả giáo dục thực sự .

2.8.1.6. Khảo sát thời điểm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ thông qua TCVĐ và mức độ của nó

Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.6 như sau: STT Thời điểm Thường xuyên Không thường xuyên Không bao giờ SL % SL % SL %

1 Hoạt động ngoài trời 43 86 7 14 0 0

2 Tiết thẻ dục 42 84 8 16 0 0

3 Giờ chơi buổi chiều 15 30 31 62 4 8

4 Trả trẻ 5 10 28 56 17 34

5 Giờ chơi buổi sáng 2 4 22 44 26 52

6 Giờ đón trẻ 2 4 20 40 28 56

Bảng 2.6: Thời điểm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ thông qua TCVĐ

Qua bảng 2.6 ta thấy:

Thời điểm tổ chức trò chơi vận động được áp dụng linh hoạt trong ngày. Tuy nhiên trong trò chơi vận động được tổ chức nhiều trong tiết thể dục ( 94% ) và hoạt động ngoài trời ( 96% ). Một số thời điểm khác giáo viên có tổ chức cho trẻ chơi nhưng không thường xuyên và thường cho chơi những trò chơi đơn giản, chủ yếu là trò chơi có vai.

2.8.1.7. Kết quả khảo mức độ sử dụng biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ thông qua TCVĐ

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.7 như sau:

STT Biện pháp Quan trọng Bình thường Không quan trọng SL % SL % SL %

1 Làm mẫu và giải thích trò chơi

một cách rõ ràng, dễ hiểu 40 80 10 20 0 0

2

Tạo điều kiện cho trẻ được chơi nhiều lần, luân phiên vai chơi và

3 Sử dụng hợp lý địa điểm thiết bị

dụng cụ phục vụ trò chơi… 23 46 27 54 0 0

4 Theo dõi, sửa sai cho trẻ kịp

thời 18 38 31 62 0 0

5 Sử dụng thơ, truyện, âm nhạc… 16 33 25 50 9 18

6 Nhận xét, đánh giá; động viên,

khuyến khích trẻ kịp thời 10 20 40 80 0 0

Bảng 2.7: Mức độ sử dụng biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ thông qua TCVĐ

Kết quả từ phiếu điều tra cho chúng ta thấy giáo viên mầm non đã có những nhận thức khá tốt về tầm quan trọng mà chúng tôi đề xuất để rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 - 5 tuổi. Có 80% giáo viên cho rằng biện pháp làm mẫu và giải thích trò chơi một cách rõ ràng và dễ hiểu là quan trọng khi hướng dẫn trẻ mẫu giáo bé chơi giúp trẻ biết thực hiện đúng các chi tiết kỹ thuật của động tác, biết chơi đúng luật… cùng với biện pháp làm mẫu thì biện pháp tạo điều kiện cho trẻ chơi nhiều lần, luân phiên vai chơi và phân phối thời gian chơi hợp lý là không thể thiếu (58%). Biện pháp chuẩn bị địa điểm thiết bị, dụng cụ cũng rất quan trọng trong quá trình hướng dẫn cho trẻ chơi. Nếu gặp hạn chế trong công việc chuẩn bị các thiết bị dung cụ sẽ ảnh hưởng đến ứng thú chơi tinh tích cực vận động của trẻ, do đó các kỹ năng vận động cơ bản cũng không được củng cố và phát triển (46% ý kiến). Bên cạnh đó các biện pháp còn lại cũng đều được giáo viên đánh giá cao và cho rằng nó rất cần thiết khi tổ chức rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 - 5 tuổi.

Như vậy, giáo viên mầm non đều hiểu và nhận thức đúng đắn về vấn đề này nhưng trong thực tế, khi hướng dẫn trẻ 4 – 5 tuổi chơi giáo viên còn rất cẩu thả, tổ chức trẻ chơi chỉ mang tính chất hình thức. Giáo viên cũng sử dụng một số biện pháp như làm mẫu, chuẩn bị đồ chơi cho trẻ, theo dõi trẻ chơi, nhận xét đánh giá khi tổ chức trò chơi vận động, song cách làm đúng như tên gọi của nó, do đó hiệu quả giáo dục thấp

a. Khảo sát về điều kiện cho trẻ chơi vận động ở gia đình

Qua 150 phiếu thăm dò ý kiện của các bậc phụ huynh trẻ lớp mẫu giáo nhỡ Thị xã Phú Thọ cho thấy: Điều kiện cho trẻ chơi trò chơi vận động ở gia đình cho thấy nhiều gia đình không có đủ phòng rộng và sân để trẻ chơi (61%). Bên cạnh đó nhiều phụ huynh cũng không phân biệt một cách rõ ràng trò chơi vận động và vận động ở trẻ thích như chạy, nhảy, leo trèo…v.v. Nhưng đó không phải là trò chơi vận động vì trò chơi vận động có đặc thù riêng, đòi hỏi phải có người cùng chơi và phải tuân theo những luật lệ nhất định

b. Khảo sát về những hoạt động trẻ thích chơi ở nhà

STT Tên hoạt động Rất thích Bình thường Không thích

SL % SL % SL %

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi vận động (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)