Kết quả đo đầu theo 3 tiêu chí như đã nêu trên về việc rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi để lại ở bảng 4.1 sau đây
Bảng 4.1: Kết quả đo đầu trước thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trường mầm non Hùng Vương, Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ
Tên trò chơi
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3
MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 S T % S T % S T % S T % S T % S T % S T % S T % S T % S T % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % S T % Chó sói xấu tính 10 40 13 52 2 8 8 32 14 56 3 12 9 36 11 4 4 5 20 8s 32 24 56 3 12 8 32 13 52 4 16 9 36 13 52 3 12 Nhảy qua suối nhỏ 7 28 15 60 3 12 6 24 15 60 4 16 7 28 15 6 0 3 12 7 28 25 60 3 12 6 24 14 56 5 20 7 28 14 56 4 16 Ai ném trúng đích 7 28 15 60 3 12 7 28 15 60 3 12 7 28 16 6 4 2 8 7 28 13 52 5 20 6 24 13 52 6 24 7 28 12 48 6 24 Gấu và ong 10 40 14 56 1 4 9 36 13 52 3 12 9 36 13 5 2 3 12 9 36 13 52 3 12 8 32 14 56 3 12 10 40 15 52 2 8 Tổng 34 34 57 57 9 9 30 30 57 57 13 13 32 32 55 5 5 13 13 31 31 55 55 14 14 28 28 54 54 18 18 33 33 54 54 15 15 X 2,25 2,17 2,19 2,17 2,10 2,22 M 2,20 2,16
Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy số liệu thu được của 4 trò chơi vận động mà chúng tôi tiến hành đo đầu trước thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trường mầm non Hùng Vương, Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ như sau:
* Về khả năng nắm bắt được cách thức chơi trò chơi vận động
Cách đo chơ tiêu chí này được chúng tôi tổ chức bình thường như hàng ngày các cô giáo vẫn tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động. Giáo viên sử dụng những trang thiết bị có sẵn trong lớp mà không cần đầu tư, suy nghĩ sáng tạo nhiều. Cách giới thiệu trò chơi cũng đơn giản: Ví dụ: Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi: “Chó sói xấu tính”. Các con có thích chơi không? Bây giờ các con hãy xem cô hướng dẫn cách chơi nhé.
Nhìn vào bảng 12, tiêu chí 1 ta có thể thấy: khả năng nắm được cách thức chơi trò chơi vận động của trẻ ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trường mầm non Hùng Vương tương đối đồng đều, tập trung chủ yếu ở mức độ 2, tức là lúc đầu trẻ chơi rất tự tin sau đó giảm dần, có biểu hiện rụt rè khi tham gia vào trò chơi vận động, đặc biệt là những trò chơi có vận động mới. Điểm trung bình cho mỗi nhóm đạt được là: X tn = 2,25, X đc = 2,17.
Như vậy Xtn - X đc = 0,08 độ chênh lệch này là không đáng kể, có thể nói là hai nhóm tương đương nhau. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm cá phần trội hơn.
Theo số liệu thu được, có thể khẳng định rằng hầu hết trẻ đều nắm được cách thức chơi các trò chơi vận động nhưng không được đầy đủ, chọn vẹn.
Khả năng trẻ nắm tốt được cách thức chơi trò chơi vận động biểu thị ở việc trẻ luôn tự tin trong suốt quá trình vận động, chơi thật thỏa mái tự nhiên vì trẻ đã biết được chơi như thế nào, luật chơi ra sao. Đặc biệt có những trẻ cứ muốn được chơi đi chơi lại.
MĐ 1: Trẻ lớp thực nhiệm đạt 34%, trẻ nhóm đối chứng là 31%
Tỷ lệ đạt ở MĐ 2: lúc đầu chơi tự tin sau đó giảm dần vì nhớ được cách chơi nhưng không đầy đủ chiếm tỷ lệ cao: 57% nhóm thực nghiệm và 55% nhóm đối chứng.
Thông thường khi bắt đầu tham gia và trò chơi vận động trẻ rất hứng thú, vận động một cách tích cực nhưng sau đó trẻ vận động thiếu hẳn sự linh hoạt vì gặp nhiều hạn chế trong việc nắm bắt được nội dung, hành động chơi, luật chơi. Đặc biệt với những trò chơi có vận động khó thì trẻ thường tỏ ra lúng túng nhiều hơn.
Tỷ lệ trẻ không tự tin khi tham gia vào trò chơi vận động, vận động với trạng thái tâm lý gượng ép, bắt buộc chiếm tỷ lệ nhỏ ở cả hai hóm, thường tập trung ở những trẻ nhút nhát, nhận thức kém, nhóm thực nghiệm chiếm 9%, nhóm đối chứng là 14%.
Tóm lại: Khả năng nắm được cách thức chơi trò chơi vận động khi chúng tôi thực hiện đo đầu là khá cao và tương đương nhau
* Về khả năng phối hợp các động tác vận động của trẻ khi tham gia trò
chơi vận động
Việc đo đầu ở tiêu chí này chúng tôi dựa vào các yếu tố, đó là khả năng thực hiện các phần cơ bản của động tác như thế nào, có cử động thừa không, khả năng tiết kiêm sức lực cũng như phân chia lực cơ bắp. Theo kết quả thu được ở bảng 12 chúng tôi có nhận xét sau:
MĐ 1: Trẻ thực hiện đúng các phần cơ bản của động tác, thực hiện các động tác nhanh nhẹn, khéo léo, chơi say sưa, biết dùng sức hợp lý và không có cử động thừa chiếm tỷ lệ không cao: 30% nhóm thực nghiệm và 28% nhóm đối chứng.
Ví dụ: Trong trò chơi vận động “Gấu và Ong” trẻ biết phối hợp chân tay, mắt thật nhịp nhàng giả làm những chú Gấu bò đi kiếm mật ong, biết bò bằng bàn tay và cẳng chân theo đường thẳng và chiu qua cổng mà không làm đổ cổng, biết định hướng đúng đích. Khi bị ong đuổi biết dùng sức để dồn trọng lực vào tay và chân bò thật nhanh về mà không vi phạm luật chơi.
MĐ 2: Đạt ở mức độ trung bình về khả năng thực hiện phối hợp các động tác vận động, thực hiện vận động, dùng sức khi vận động chiếm tỷ lệ cao: 57% nhóm thực nghiệm và 54% nhóm đối chứng. Điều này có thể khẳng định khả năng phối hợp các động tác vận động của trẻ khi tham gia vào trò
chơi vận động chưa đạt đến độ cao. Điều đó cũng có nghĩa kỹ năng vận động của trẻ cò hạn chế.
Ví dụ: Trong trò chơi “Ai ném trúng đích” khi cô hô ném, trẻ thực hiện vận động ném bằng cách phối hợp tay cầm vật ném cùng phía với chân sau, nhưng tay để không đúng tư thế, thường là trên phía vai (đúng tư thế là tay đưa cao ngang tầm mắt), khả năng dùng sức của thân và dồn trọng lực vào tay để ném để ném vật là chưa hợp lý vì thế mà kết quả không cao, nhiều trẻ ném túi cát không trúng đích.
MĐ 3: Trẻ còn yếu về khả năng phối hợp các động tác vận động; ở nhóm thực nghiệm tỷ lệ này là 31%, nhóm đối chứng 18%.
Thường những trẻ này rất nhút nhát và hay luống cuống khi thực hiện các vận động mặc dù đây là trò chơi. Chẳng hạn trong trò chơi “Ai ném trúng đích” cô chưa hô ném mà trẻ đã thực hiện ngay vận động ném với tư thế sai, tay để cao trên đầu, hai chân đứng song song với nhau và ném túi cát ra ngoài vạch. Có trẻ ném xong không lên nhặt túi cát cho vào rổ để bạn sau ném mà chạy ngay vê tổ đứng.
Về tiêu chí này chúng tôi kết luận trẻ ở nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng. X tn = 2,17 và Xđc = 2,10 như vậy mức độ chênh lệch giữa hai nhóm là 0,7 sự chênh lệch này là không đáng kể. Có thể nói hai nhóm này là tương đương nhau.
* Mức độ phản xạ của trẻ khi tham gia trò chơi vận động
Tiêu chí này được đo trên hai mức độ:
- Mức độ phản xạ trước mọi hiệu lệnh khi tham gia vào trò chơi - Hiểu nhanh ý đồ của giáo viên và của bạn chơi
Nhìn vào bảng 13, tiêu chí 3, chúng tôi có nhận xét sau:
MĐ 1: Trẻ phản xạ một cách linh hoạt trước mọi hiệu lệnh; hiểu nhanh ý đồ của giáo viên của bạn chơi để thực hiện mọi vận động tốt nhất chiếm 32% nhóm thực nhiệm và 33% nhóm đối chứng.
MĐ 2: Trẻ tham gia vào trò chơi một cách nhiệt tình nhưng phản xạ còn chưa tốt chiếm tỷ lệ cao 55% nhóm thực nghiệm và 54% nhóm đối chứng.
MĐ 3: Trẻ chậm chạp, phản xạ kém trước mọi hiệu lệnh chiếm tỷ lệ thấp, nhóm thực nghiệm chiếm 13%, nhóm đối chứng 15%.
Một trong những biểu hiện của phạn xạ kém được thể hiện trong trò chơi vận động như sau: Trong trò chơi “Chó sói xấu tính” khi cô nói: “Chó Sói dậy rồi, các chú Thỏ chạy mau” thì một số trẻ cứ đứng yên và một lúc sau mới chạy theo các bạn. Hoặc trong trò chơi “Nhảy qua suối nhỏ” cô hô “nhảy” nhưng có trẻ lại ngước lên nhìn cô, sau đó mới nhảy và nhảy không đúng động tác.
Như vậy, xét một cách tổng thể thì tiêu chí này liên quan đến khả năng nắm bắt được cách thức chơi trò chơi vận động, khả năng phối hợp các động tác vận động của trẻ. Điểm trung bình cho cả hai nhóm là: Xtn = 2,19 và
X đc = 2,22.
Tóm lại: Kết quả đo đầu trước thực nghiệm của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trường mầm non Hùng Vương, Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ đạt điểm trung bình cộng luôn lớn hơn 2, tức là trẻ luôn đạt ở mức độ 1 và mức độ 2 ở mọi tiêu chí. Điêu đó cũng nói lên rằng kỹ năng vận động của trẻ ở cả hai nhóm này là tương đương nhau.
Bảng 4.2: Kết quả đo đầu trước thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trường mầm non Phong Châu, Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ
Tên trò chơi
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3
MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % Chó sói xấu tính 9 36 13 52 3 12 9 36 14 56 2 8 8 32 14 56 3 12 9 36 12 48 4 16 8 32 13 52 4 16 9 36 12 48 4 16 Nhảy qua suối nhỏ 6 24 15 60 4 16 6 24 13 52 6 24 7 28 13 52 5 20 6 24 15 60 4 16 6 24 15 60 4 16 6 24 14 56 5 20 Ai ném trúng đích 6 24 14 56 5 20 5 20 14 56 6 24 5 20 16 60 5 20 5 20 15 60 6 24 5 20 14 56 6 24 5 20 14 56 6 24 Gấu và ong 8 36 15 60 2 8 9 36 14 56 2 8 8 32 15 60 2 8 8 32 14 56 3 12 8 32 14 56 3 12 9 36 12 52 3 12 Tổng 29 29 57 57 14 14 29 29 55 55 16 16 28 28 57 57 15 15 28 28 56 56 17 17 27 27 56 56 17 17 29 29 53 53 18 18 X 2,15 2,13 2,13 2,12 2,10 2,11 M 2,13 2,11
Bảng 4.2 là kết quả đo đầu trước thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trường mầm non Phong Châu, Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi đã tiến hành với 4 trò chơi giống như lần đo tại trường mầm non Hùng Vương, Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ. Qua xử lý số liệu chúng tôi có nhận xét sau:
* Về khả năng nắm được cách thức chơi trò chơi vận động
Qua kết quả trên cho thấy, tỷ lệ trẻ nắm tốt cách thức chơi trò chơi vận động chiếm 29% ở nhóm thực nghiệm và 28% ở nhóm đối chứng. Những trẻ này tập trung vào những trẻ thông minh, hoạt bát nhanh nhẹn. Với những trò chơi trẻ đã được chơi vài lần, khi cô giáo giới thiệu trò chơi là trẻ đã nhảy lên thích thú và trong quá trình chơi trẻ tỏ ra rất tự tin trẻ đã nắm được nội dung chơi, hành động chơi, luật chơi. Ví dụ: Cháu Đức Dũng nhảy lên vui sướng và xung phong muốn chơi luôn.
Tỷ lệ trẻ đạt ở mức độ trung bình về khả năng nắm bắt cách thức chơi trò chơi vận động nên lúc đầu chơi tự tin sau đó giảm dần, vận động với cường độ vừa phải chiếm tỷ lệ cao 57% nhóm thực nghiệm và 56% nhóm đối chứng.
Nguyên nhân là do giáo viên chưa có những biện pháp tác động phù hợp khi hướng dẫn trẻ chơi, tỷ lệ trẻ nắm chắc được cách thức chơi trò chơi vận động chiếm tỷ lệ thấp 14% nhóm thực nghiệm và 16% nhóm đối chứng. Điều đó nói lên rằng trẻ còn gặp nhiều hạn chế về khả năng nắm bắt cách chơi trò chơi vận động.
Xét về mức độ trung bình của cả 2 nhóm đều lớn hơn 2, song nhóm thực nghiệm có cao hơn một chút nhưng không đáng kể. Điểm trung bình Xtn = 2,15 và
X đc = 2,12. Như vậy có thể kết luận hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau.
* Khả năng phối hợp các động tác vận động của trẻ khi tham gia vào trò chơi vận động
Qua kết quả trên cho thấy tỷ lệ trẻ thực hiện tốt các động tác vận động trong trò chơi vận động, tức là đã biết phối hợp các động tác với nhau chiếm 29% nhóm thực nghiệm và 27% nhóm đối chứng.
Tỷ lệ đạt ở mức độ trung bình về sự phối hợp các động tác vận động khi tham gia chơi chiếm tỷ lệ cao chiếm 55% nhóm thực nghiệm và 56% nhóm đối chứng.
Điều đó cũng chứng mình rằng trẻ gặp nhiều hạn chế về việc thực hiện các động tác, đặc biệt với một số vận động như: ném, nhảy, bò trong đường ngoằn nghèo…
Có những trẻ tỏ ra yếu hẳn về khả năng phối hợp các động tác vận động. Chẳng hạn trong khi thực hiện vận động ném, trẻ không biết đứng sao cho đúng tư thế, sự phối hợp tay, chân, mắt để ném túi cát chưa đúng nên vật ném không trúng đích, như cháu Lam Nhi còn ngước mắt nhìn cô vì không biết cách làm như thế nào. Hoặc khi thực hiện vận động bò trong đường hẹp đòi hỏi sự phố hợp chân, tay, mắt thật nhịp nhành khéo léo để không bị bò ra ngoài đường thẳng nhưng có những trẻ như cháu Mai Phương, Bình An tỏ ra luống cuống, bò chệch ra ngoài, khi chui qua cổng thì hay bị chạm vào cổng.
Ở mức độ này nhóm thực nghiệm chiếm 16%, nhóm đối chứng 17%.
Với tiêu chí này điểm trung bình cho cả hai nhóm là X tn = 2,13 và X đc = 2,10 tức là trẻ luôn đạt trung bình ở mức độ 1 và mức độ 2.
* Mức độ phản xạ của trẻ khi tham gia vào trò chơi vận động
Nhìn vào bảng kết quả mức độ phản xạ của trẻ khi tham gia vào trò chơi vận động cho chúng ta thấy:
MĐ 1: Tỷ lệ trẻ phản xạ linh hoạt, nhanh nhẹn trước mọi hiệu lệnh, hiểu nhanh ý của cô, bạn chơi là 28% nhóm thực nghiệm và 29% nhóm đối chứng.
MĐ 2: Trẻ tham gia trò chơi nhiệt tình nhưng phản xạ của trẻ đôi lúc còn chưa nhanh nhẹn, chiếm tỷ lệ cao 57% ở nhóm thực nghiệm và 53% ở nhóm đối chứng.
MĐ 3: Trẻ còn chậm chạp không theo kịp mọi hiệu lệnh của cô, khi thay đổi vận động còn luống cuống chiếm 15% nhóm trẻ thực nghiệm và 18% nhóm trẻ đối chứng.
Điểm trung bình X tn = 2,13 và X đc = 2,11