* Mục đích: Giúp trẻ không vi phạm quy tắc của trò chơi, có kỹ năng
vận động chính xác.
* Ý nghĩa: Trong mỗi quá trình vận động, do kinh nghiệm còn ít, kỹ
năng vận động còn hạn chế nên trẻ thường hay mắc lỗi trong khi chơi như; vi phạm luật chơi, phối hợp các động tác còn chưa hoàn hảo, khả năng định hướng trong không gian còn chưa chuẩn xác. Vì vậy, việc giáo viên luôn theo dõi, sửa sai cho trẻ giúp trẻ nhớ được nội dung, thực hiện đúng luật chơi, thao tác vận động linh hoạt, tránh hưng phấn quá mức.
* Cách tiến hành: Để rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ trong quá trình trò chơi vận động, giáo viên phải thật sự nhạy bén, linh hoạt. Giáo viên phải theo dõi xem trẻ có thực hiện đúng nội dung, luật chơi hay không và tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ mắc lỗi. Chẳng hạn: vì trình độ, khả năng tố chất cơ thể trẻ còn yếu nên không hoàn thiện được chi tiết kỹ thuật của động tác; hoặc do phương pháp giảng dạy của giáo viên còn chưa tốt…
Khi theo dõi, sửa sai cho trẻ, giáo viên chú ý đến việc sửa những sai lầm chủ yếu nhất. Một yêu cầu không thể thiếu đối với giáo viên là phải có khả năng bao quát lớp tốt. Việc sửa sai cho trẻ cũng phải tính đến đặc điểm lứa tuổi. Trong khi trẻ đang chơi trò chơi vận động, giáo viên không nên cản trở làm ngưng trò chơi của trẻ, không nên xen vào những lời giải thích không cần thiết. Không nên sửa chữa những sai lầm khuyết điểm
của trẻ có thể sửa được, tuy nhiên giáo viên có thể nhắc nhở trẻ. Ví dụ: đi qua cầu, đi khéo kẻo ướt chân các con nhé…
Như vậy, việc theo dõi, sửa sai cho trẻ phải hết sức tế nhị, đặc biệt không bắt trẻ nhắc lại lỗi sai của mình. Ví dụ: “ Cháu không làm được bài tập này là do vụng và kém cỏi” như vậy sẽ làm trẻ mất tự tin và có khi không giám tham gia vào trò chơi nữa.
Tóm lại, biện pháp theo dõi sửa sai kịp thời, cô sẽ giúp cho trẻ có được kỹ năng vận động cơ bản đúng hơn.
* Điều kiện vận dụng
- Quan sát và phát hiện kịp thời khi trẻ sai