Để kết quả thực nghiệm cao, chúng tôi dựa vào các cơ sở, các nguyên tắc xây dựng kế hoạch, nội dung tổ chức trò chơi vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi.
- Đảm bảo sức khỏe và sự tăng trưởng lành mạnh về cơ thể
- Đảm bảo vai trò chỉ đạo của giáo viên và tính tích cực vận động của trẻ. - Đảm bảo thực việc thực hiện kế hoạch chung của trường lớp trong thời gian thực nghiệm.
- Tính đến điều kiện tổ chức cho trẻ chơi.
- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, có tính đến mức độ phát triển kỹ năng vận động của từng trẻ.
- Đảm bảo việc củng cố ôn luyện các trò chơi vận động.
Nguyên tắc lặp lại trò chơi trong một tuần 4 buổi chơi một trò chơi. Mục đích là rèn luyện các tố chất thể lực, củng cố một số kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ. Tuỳ theo mức độ phát triển kỹ năng vận động của trẻ để khi tổ chức cho trẻ chơi lại trò chơi trẻ đã biết, ta có thể thay đồi phương pháp hướng dẫn, có thể nâng cao yêu cầu hơn một chút, thay đổi hình thức tổ chức hoặc bổ xung thêm các dụng cụ, đồ chơi, đổi tên nhân vật, không làm thay đổi luật, để giúp trẻ hứng thú chơi.
Tóm lại: việc xây dựng nội dung thực nghiệm đều tính đến việc bảo
đảm các nguyên tác giáo dục nói chung và các nguyên tấc giáo dục thể chất nói riêng.
Với 4 trò chơi trên được xây dựng theo những biện pháp đã được trình bày ở mục 2.3 chương II. Chúng tôi tiến hành cho trẻ ở nhóm thực nghiệm
* Chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị dụng cụ. Địa điểm cho trẻ chơi phải sạch sẽ, thoáng mát
Đồ dùng, đồ chơi phải đẹp, đủ, đảm bảo tính khoa học.
Chẳng hạn trong trò chơi “ Chó sói xấu tính" chuẩn bị 24 mũ Thỏ và 1 mũ sói, cảnh trong rừng, bãi cỏ. Khi trẻ đã nắm rõ cách chơi, luật chơi, đổi tên nhân vật trong trò chơi là Cáo và Gà.
Trò chơi “Nhảy qua suối nhỏ” chuẩn bị cảnh trong rừng, dây trăng làm suối, mũ các con vật...
Trò chơi: “Ai ném trúng đích” chuẩn bị các con vật, bao cát khâu đẹp mắt, vòng tròn...
* Giới thiệu tên trò chơi:
Trước khi vào trò chơi để tăng thêm sự hứng thú của trẻ với trò chơi vận động giáo viên có thể kể chuyện hoặc đoạn thơ, chơi một bản nhạc phù hợp với nội dung của trò chơi.
Ví dụ: Trong trò chơi: “Chó sói sấu tính” sử dụng đàn óc gan bật nhạc ghi âm bài hát ‘Trời nắng trời mưa” của Đặng Nhất Mai.
Trong trò choi “Ai ném trúng đích” cô kề một câu chuyện: ở một khu rừng nọ cứ vào mùa xuân, các con vật lại tụ tập nhau tại và cùng thử tài xem ai là người khỏe mạnh nhất, nhanh nhẹn và khéo léo nhất. Cuộc thi năm nay
với chủ để “Ai ném trúng đích” và tất cả các con vật ai cung hăm hở tham gia để chứng minh mình là người khỏe mạnh nhất, nhanh nhẹn va khéo léo nhất. Vậy các con có muốn cùng cô tham gia vào cuộc thi này không?
* Giải thích hành động chơi, luật chơi
Đối với trẻ mẫu giáo, hành động chơi được thể hiện ngay trong khi giải thích trò chơi
Ví dụ: trong trò chơi “Chó sói sấu tính” giáo viên giải thích: “Khi các cháu nghe cô nói: trời nắng, thì các chú Thỏ sẽ ra ngoài đồng cỏ kiếm ăn. Đồng thời giáo viên làm mẫu động tác đi của Thỏ: giơ hai tay lên đầu vẫy vẫy làm tai thỏ, hai chân nhảy chụm lên phía trước. Sau đó, giáo viên nói “ Sói xuất hiện” thì mỗi con thỏ chạy thật nhanh để tìm cho mình một cái chuông. Nếu con Thỏ nào chạy chậm sẽ bị Sói bắt và đồi làm Sói, nếu như không bắt được con Thỏ nào thi Sói lại phải nhắm mắt chơi tiếp.
* Phân vai chơi
Với những trò chơi mới, giáo viên nên đóng vai chính vì trẻ mẫu giáo hay nhầm lẫn vai chơi. Khi trẻ đã có kinh nghiệm vận động, giáo viên cho trẻ tự chọn vai chơi, không nên áp đặt một trẻ nào đóng vai chính từ đầu đến cuối buổi chơi, đổi vai chơi theo luật chơi.
* Quá trình chơi:
Giao viên luôn quan sát và khuyến khích trẻ chơi, kịp thời sửa sai cho trè nếu trẻ thực hiện không đúng động tác, chơi không đúng luật. Tạo điều kiện và gợi ý cho trẻ có những biểu hiện tốt về nhau. Luôn chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu có biểu hiện mệt mỏi thì phải ngừng trò chơi và chuyển sang hoạt động khác nhẹ nhàng hoặc nhưng trò chơi tĩnh hơn.
* Kết thúc chơi:
Tạo không khí thoải mái. nhận xét buổi chơi nên đánh giá vào những mặt tốt, những biểu hiện tích cực nhằm kích thích trẻ muốn được chơi tiếp hoặc chơi vào buổi sau.