Biện pháp 3: Giáo viên làm mẫu và giải thích trò chơi một cách rõ ràng, dễ hiểu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi vận động (Trang 52 - 54)

ràng, dễ hiểu

* Mục đích: Trẻ nhớ được nội dung của trò chơi cũng như luật chơi; nắm

bắt được các chi tiết kỹ thuật của động tác một cách chính xác và biết cách phối hợp các động tác vận động với nhau.

* Ý nghĩa: Đặc điểm của trẻ 4 – 5 tuổi là sự hiểu biết về thế giới xung quanh còn hạn chế, kỹ năng vận động còn chưa hoàn thiện và đang ở giai đoạn củng cố. Do đó, trong quá trình tổ chức trò chơi vận động cho trẻ giáo viên phải làm mẫu và giải thích trò chơi một cách rõ ràng, dễ hiểu tạo điều

kiện cho trẻ lĩnh hội nội dung, quy tắc, cũng như các động tác vận động trong trò chơi một cách chính xác và đầy đủ nhất.

* Cách tiến hành: Việc làm mẫu động tác là tính đến khả năng nhận thức

của trẻ qua thị giác. Vì vậy, yêu cầu giáo viên làm mẫu, biểu diễn động tác phải chính xác, sinh động, sử dụng khả năng định hướng của mắt trong không gian. Khi làm mẫu động tác cần kết hợp với giải thích trò chơi một cách rõ ràng, ngắn gọn để trẻ hiểu được động tác, qua đó bồi dưỡng kinh nghiệm vận động cho trẻ. Làm mẫu không những đúng mà phải đẹp, tự tin, gây cho trẻ những cảm xúc tốt và mong muốn được làm giống cô.

Giáo viên có thể làm mẫu 1 hay 2 hoặc 3 lần tùy thuộc vào trò chơi đó là mới hay cũ, tùy thuộc vào kỹ năng vận động đó khó hay dễ với trẻ, tính chất của mỗi lần làm mẫu là khác nhau. Cụ thể khi hướng dẫn trò chơi mới cho trẻ lần 1 giáo viên làm mẫu để trẻ hình dung ra cách chơi như thế nào; Làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích một cách rõ ràng, dễ hiểu để trẻ khắc ghi những bước cơ bản của trò chơi, các chi tiết kỹ thuật của động tác, nắm được luật chơi; sau đó cho 2 đến 3 trẻ lên chơi thử, cả lớp quan sát để phát hiện ra cái sai và giáo viên sửa sai. Với những trò chơi có nội dung phức tạp, kỹ năng vận động khó, giáo viên phải làm mẫu lần 3. Chẳng hạn vơi những trò chơi rèn kỹ năng ném, bật trẻ còn gặp nhiều khó khăn về việc phối hợp động các động tác, sự phân chia lực của cơ bắp trong không gian và theo thời gian, thiếu tự tin khi vận động, nên cần được quan sát mẫu nhiều hơn. Đối với trò chơi trẻ đã được chơi nhiều lần, giáo viên chỉ cần nhắc lại luật chơi nhưng cần nâng cao yêu cầu, thay đổi quy tắc chơi, hoặc đưa thêm các vận động chính xác… nâng cao sự thích thú, kích thích chúng hoạt động tích cực hơn, tự lực và sáng tạo hơn.

Giáo viên cũng cần chú ý đến việc chọn vị trí đứng sao cho tất cả trẻ có thể quan sát được. Cô làm mẫu trước khi cho tất cả trẻ tham gia vào trò chơi. Đối với trẻ 4 – 5 tuổi, cô nên chơi cùng để trẻ có thể thực hiện được theo trình tự các bước của trò chơi, nắm được cách thức chơi trò chơi vận động cũng như những chi tiết kỹ thuật của động tác, phản ứng linh hoạt trong suốt quá trình tham gia vào trò chơi vận động.

* Điều kiện vận dụng

- Ngôn ngữ của cô rõ ràng, mạch lạc, nói năng liu loát dễ nghe, không ngọng hay nói lắp

- Nắm chắc và hiểu luật chơi, cách chơi trước khi hướng dẫn trẻ chơi - Làm mẫu chuẩn xác các kỹ thuật vận động

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi vận động (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)