5 tuổi thông qua trò chơi vận động
Qua khảo sát thực trạng rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua TCVĐ chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.10 như sau:
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát kỹ năng vận động cơ bản của 200 trẻ 4 – 5 tuổi ở bốn trường mầm non
Tên trường Số trẻ
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3
MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % Mầm non HùngVương 50 60 30 111 55.5 29 14.5 45 22.5 110 55 45 22.5 55 27.5 120 60 25 12.5 Mầm non Phong Châu 50 62 31 105 52.5 33 16.5 40 20 102 51 58 29 45 22.5 107 53.5 48 24 Mầm non Phú Hộ 50 50 25 100 50 50 25 41 20.5 125 62.5 34 17 47 23.5 112 56 41 20.5 Mầm non Phú Hộ 2 50 57 28.5 95 47.5 58 29 40 20 105 52.5 55 27.5 58 29 105 52.5 44 22 Tổng 200 229 28.62 411 51.37 170 21.25 166 20.75 442 52.25 192 24 198 25.6 444 55.5 158 19.75 X 2.09 1.96 2.05 M 2.03
Qua kết quả khảo sát cho thấy: thời gian dành cho vui chơi cũng như một số trò chơi dành cho trẻ, đặc biệt là trò chơi vận động hầu hết được tổ chức vào các hoạt động ngoài trời, trên tiết thể dục hay đã lồng vào các môn chữ cái, toán, âm nhạc,. . .
Cụ thể:
-Nội dung hoạt động ngoài trời từ 9h30 đến 10h10 phút bao gồm hoạt động có chủ đích, trò chơi vận động, chơi tự do, trong đó trò chơi vận động chỉ chiếm từ 3 đến 6 phút. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng được ra sân chơi (tối đa 3 lần 1 tuần). Trong tiết thể dục, thời gian kéo dài từ 15 đến 20 phút với mục đích phát triển rèn luyện thể lực nên trẻ phải thực hiện các nội dung khác nhau (bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động), thời gian dành cho trò chơi vận động không nhiều, chỉ từ 3 đến 4 phút.
-Số trẻ tham gia vào trò chơi vận động mang tính chất tĩnh chiếm tỷ lệ thấp, thường những trẻ này do chỉ định của cô giáo và là những trẻ nhanh nhẹn, thông minh, kỹ năng vận động tương đối tốt.
Nguyên nhân của thực trạng trên:
Do cơ sở vật chất còn chưa đảm bảo yêu cầu, phần lớn các trường sân chơi còn chật hẹp nên việc sắp xếp thời gian biểu cho trẻ ra sân chơi còn gặp nhiều khó khăn. Trung bình mỗi tuần trẻ 4 - 5 tuổi được ra sân từ 2 đến 3 lần. Rất nhiều trường chưa có bóng mát, mái che nên những hôm trời mưa trẻ chỉ được ngồi trong lớp với đồ chơi có sẵn hay nghe cô đọc thơ, kể chuyện, nghe hát. . . hay đơn giản cô cho cả lớp ngồi theo tổ một cách trật tự.
Đồ chơi dành cho trò chơi vận động còn ít, chủ yếu là bao cát, vòng, bóng. . . phục vụ các trò chơi ném, tung bóng. . .
Các biện pháp cô rèn kỹ năng vận động cơ bản thông qua trò chơi vận động cho trẻ còn đơn điệu, chủ yếu là chuẩn bị đồ chơi, làm mẫu, quan sát trẻ chơi, nhận xét, nhưng còn hời hợt, chưa nhiệt tình nên kỹ năng vận động cơ bản của trẻ không đạt được hiệu quả cao.
Cụ thể: chuẩn bị đồ chơi còn kém như vẽ những vòng tròn cho trẻ nhảy vào các ô rất cẩu thả, khi làm mẫu chúng tôi nhận thấy, giáo viên thường nói nhanh, giải thích không rõ ràng, động tác không dứt khoát, chưa phù hợp với lứa tuổi 4 – 5 tuổi. Vị trí đứng làm mẫu của cô không hợp lý nên nhiều trẻ không quan sát được các động tác mẫu một cách chính xác. Khi quan sát trẻ cô chỉ nhìn trẻ chơi
mà không sửa sai cho trẻ. Khi nhận xét trẻ cô cũng chỉ nhận xét qua loa, không khuyến khích tính tích cực vận động của trẻ.
Hình thức tổ chức: Tùy từng nội dung của trò chơi mà giáo viên sử dụng hình thức: “cả lớp”, “tổ”, “nhóm”.
* Về khả năng nắm được cách thức chơi trò chơi vận động
Khả năng trẻ nắm bắt được cách thức chơi trò chơi vận động tốt nên luôn tự tin khi vận động, chơi một cách thoải mái, tự nhiên; vận động với cường độ liên tục chiếm tỷ lệ thấp (28,62%). Số trẻ lúc đầu chơi rất tự tin nhưng sau đó giảm dần, còn rụt rè khi tham gia vào trò chơi vận động do nắm bắt một cách không toàn vẹn cách thức chơi trò chơi vận động chiếm tỷ lệ cao (51,37%). Số trẻ không tự tin khi vận động, tham gia vào trò chơi một cách gượng ép, cường độ chơi yếu chiếm tỷ lệ (21,25%).
Điểm trung bình cộng X = 2,09
* Khả năng phối hợp các động tác vận động của trẻ khi tham gia trò chơi vận động
Mặc dù đã là cuối năm, một số trò chơi vận động trẻ đã được chơi nhiều lần song khả năng biết phối hợp các động tác vận động một cách nhịp nhàng, khéo léo, biết tiết kiệm sức lực hợp lý khi tham gia vào trò chơi của trẻ 4 – 5 tuổi là không cao. Tỷ lệ % trung bình cho cả 4 trường là: 20,75%
Tỷ lệ trẻ biết phối hợp các động tác vận động khi chơi nhưng còn chưa nhịp nhàng, khéo léo, tiết kiệm sức lực còn chưa hợp lý chiếm tỷ lệ cao: 55,25%. Thực trạng này thể hiện rất rõ trong những vận động ném, nhảy. Chẳng hạn trong trò chơi: “Ném qua đây” khả năng phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể để thực hiện vận động ném còn chưa hiệu quả. Nhìn chung trẻ chưa biết phân chia lực cơ bắp một cách hợp lý; chưa biết phải dồn trọng lực vào cơ bàn tay, phối hợp với mắt để có thể định hướng đích chuẩn, thực hiện vận động ném thành công. Số trẻ thực hiện các động tác vận động chậm, chưa chính xác; có những cử động thừa, không biết tiết kiệm sức lực là 24%. Điểm trung bình X = 1,96
Nguyên nhân của thực trạng trên có thể là do trẻ quan sát mẫu chưa chuẩn, ít được sửa sai, không được chơi lại nhiều lần.
* Mức độ phản xạ của trẻ khi tham gia vào trò chơi vận động
Qua số liệu trên cho thấy, trẻ rất thích chơi nhưng do không được giáo viên hướng dẫn một cách kỹ càng nên dẫn đến việc trẻ phản xạ một cách linh hoạt
trước sự thay đổi vận động, hiểu nhanh ý đồ của cô và của bạn chơi chiếm tỷ lệ không cao: 25,6%; trẻ phản xạ chưa linh hoạt, có lúc nhanh nhẹn, có lúc còn luống cuống chiếm tỷ lệ cao hơn: 55,5%; số trẻ chơi một cách chậm chạp, thiếu hẳn sự linh động trong lúc chơi trò chơi vận động là: 19,75%.
Qua khảo sát thực trạng kỹ năng vận động cơ bản của trẻ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi vận động chúng tôi kết luận:
-Trong chương trình giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non hiện nay đặc biệt là trẻ 4 - 5 tuổi còn ít biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ thông qua trò chơi vận động.
-Giáo viên còn chưa linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp kết hợp với các biện pháp khác nhau để rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ. Do đó làm hạn chế tối đa khả năng vận động của trẻ.
-Với những trò chơi mới giáo viên làm mẫu cũng như hướng dẫn trẻ chơi còn chưa cụ thể, động tác nhanh làm trẻ không quan sát một cách đầy đủ nhất. Chính điều đó còn kéo theo việc khả năng phối hợp các động tác vận động của trẻ không được tốt. Mệnh lệnh của cô đôi lúc không được rõ ràng, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ nên khi thay đổi vận động hay cách chơi trẻ gặp nhiều lúng túng dẫn đến sự mất hứng thú khi tham gia vào trò chơi. Với những trò chơi trẻ đã quen thuộc giáo viên vẫn không chú ý đến việc nâng cao độ khó của trò chơi, thay đổi quy tắc chơi, đưa thêm vận động chính xác hay thay đổi đội hình mà trò chơi thường chỉ diễn ra theo một mô túyp quen thuộc, ảnh hưởng nhiều đến mục đích sử dụng trò chơi vận động để rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ.