Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi vận động (Trang 42 - 47)

Qua nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhiều giáo viên mầm non chưa thực sự có kỹ năng vững vàng thiết kế và sử dụng TCVĐ nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi. Có thể gộp lại thành hai nhóm nguyên nhân cơ bản sau đây:

2.8.3.1. Những nguyên nhân chủ quan

Về phương diện chủ quan, chúng tôi thấy có mấy nguyên nhân cơ bản sau đây:

Thứ nhất, như đã trình bày, xuất phát từ quan niệm cho rằng TCVĐ chỉ là phương tiện để củng cố tri thức cho trẻ trong giờ học phát triển thể chất cho trẻ

nên trong quá trình tổ chức hoạt động học tập, GV mầm non ít sử dụng giờ học bằng TCVĐ như là một phương pháp chính. Có chăng TCVĐ chỉ được xem là phương pháp hỗ trợ cho các phương pháp khác (phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan…). Do vậy các kỹ năng thiết kế và sử dụng TCVĐ nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi không được rèn luyện một cách thường xuyên, có ý thức trong thực tiễn tổ chức hoạt động học tập cho trẻ của giáo viên mầm non. Nhiều giáo viên chưa có kỹ năng vững vàng thiết kế và sử dụng TCVĐ nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi. Bên cạnh đó nhiều giáo viên còn ỉ nại vào chương trình, việc tổ chức cho trẻ chơi đôi khi còn mang tính chất đối phó.

Thứ hai, lối dạy học ở trường phổ thông đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi gióa viên mầm non, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc tổ chức giờ học của họ ở trường mầm non. Hàng chục năm học tập ở trường phổ thông đã rèn luyện cho chúng ta một thói quen “học ra học, chơi ra chơi”. Thói quen ấy chi phối giáo viên trong việc lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt động học tập ở trường mầm non. Cụ thể là, những phương pháp tổ chức hoạt động học tập mà hình thức thể hiện của nó gần giống với các phương pháp dạy học ở trường phổ thông (phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan,…) được gióa viên sử dụng nhiều hơn.

Thứ ba, chúng ta biết rằng , kỹ năng sư phạm nói chung và kỹ năng thiết kế và sử dụng TCVĐ nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng là những kỹ năng phức tạp, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong quá trình hành động, đòi hỏi người giáo viên phải có một năng lực trí tuệ nhất định và khiếu sư phạm. Thực tế cho hay rằng, đầu vào của các trường sư phạm mầm non thường thấp, công tác tuyển sinh đã chú ý đến năng khiếu nghệ thuật (hát, kể chuyện, âm nhạc..) nhưng khiếu tổ chức TCVĐ chưa được chú ý đến. Bởi vì, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, TCVĐ là một trong những phương pháp tổ chức hoạt động học tập mang lại hiệu quả cao ở trường mầm non, đòi hỏi giáo viên mầm non phải có khiếu tổ chức TCVĐ.

2.8.3.2. Những nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, mặc dù TCVĐ được xem là một trong những phương pháp tổ chức hoạt động học tập cho trẻ có hiệu quả ở trường mầm non, song trong các tài liệu hướng dẫn phương pháp tổ chức hoạt động học tập bằng TCVĐ ở trường mầm non rất ít, hệ thống kỹ năng thiết kế và sử dụng TCVĐ nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi chưa được quan tâm một cách thoả đáng. Những việc

làm và hệ thống các thao tác của kỹ năng thiết kế và sử dụng TCVĐ nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi thường được giới thiệu một cách chung chung. Không có tài liệu nào đề cập đến hệ thống các việc làm và hệ thống các thao tác kỹ năng thiết kế và sử dụng TCVĐ nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi và quy trình khoa học để rèn luyện hệ thống kỹ năng này cho giáo viên mầm non.

Thứ hai, trong Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, TCVĐ chỉ

được xem là một phương tiện, biện pháp củng cố tri thức cho trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động học tập ở trường mầm non. Do vậy, những người chỉ đạo việc thực hiện chương trình và những người thực thi chương trình ít quan tâm đến việc tổ chức giờ học bằng TCVĐ. Có chăng TCVĐ chỉ được coi là biện pháp hỗ trợ các phương pháp khác. Do vậy TCVĐ nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi còn ít và hơi đơn điệu.

Thứ ba, phải nói rằng, giờ học tổ chức bằng TCVĐ rất hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng, song để tổ chức giờ học bằng TCVĐ rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi có hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải tích cực động não, mất rất nhiều thời gian trong việc xây dựng (hoặc lựa chọn) TCVĐ phù hợp, chuẩn bị cơ sở vật chất… Do vậy, trong hoàn cảnh không bắt buộc, giáo viên thường né tránh tổ chức giờ học bằng TCVĐ nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi.

Thứ tư, trong những giờ học được tổ chức bằng TCVĐ nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi, hành động chơi, nhiệm vụ chơi được đặt ra một cách bình đẳng giữa mọi trẻ. Do vậy, để giờ học được tổ chức bằng TCVĐ nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi có hiệu quả, một mặt số lượng trẻ trong lớp phải đúng tiêu chuẩn (30 – 35 trẻ), mặt khác địa điểm tổ chức TCVĐ phải đủ rộng cho mọi trẻ được hoạt động. Do vậy, giáo viên không có đủ điều kiện tổ chức thường xuyên giờ học bằng TCVĐ rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi và do đó kỹ năng thiết kế và sử dụng TCVĐ nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi không được nâng cao.

- Thứ năm, công tác nghiên cứu, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho giáo viên về kỹ năg thiết kế và sử dụng trò chơi nói chung và TCVĐ nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng chưa thực sự được quan tâm đúng mức, do vậy giáo viên chưa nắm vững hệ thống kĩ năng này, nên hiệu quả giáo dục chưa đạt được kết quả như mong muốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ những phân tích về phân tích về kết quả khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi vận động ở một số trường mầm non Hà Nội, cho phép chúng tôi có một số kết luận sau:

Về phía trường mầm non

Chưa có sự thống nhất chỉ đạo chuyên môn (phần hướng dẫn tổ chức trò chơi vận động) giữa các cấp và giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ 4 - 5 tuổi. Thời gian dành cho vui chơi, rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản thông qua trò chơi vận động bị cắt xén cho các công việc khác. Khi được chơi chủ yếu chơi các trò chơi như : bán hàng, lắp ghép,…hoặc chơi tự do. Nếu có tổ chức thì tổ chức qua loa vì lớp chật, cháu đông.

Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi vận động còn gặp nhiều khó khăn: trường lớp còn chật, hẹp, không có sân chơi. Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc rèn luyện, củng cố kỹ năng vận động cơ bản của trẻ không có.

Giáo viên không có thời gian để chuẩn bị chu đáo cho trò chơi vận động vì phải làm nhiều việc khác nhau.

Số lượng trò chơi vận động trẻ được chơi là ít hơn so với chương trình quy định, thông thường giáo viên chỉ tổ chức những trò chơi quen thuộc và dễ chơi: tín hiệu, máy bay, mèo đuổi chuột,…

Thời gian chơi: việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ chỉ mang tính hình thức nên thời gian chơi thường ngắn, không đảm bảo mật độ chơi thường xuyên liên tục theo đặc thù lứa tuổi và quy định chung của ngành học.

Về phương pháp hướng dẫn và hình thức tổ chức chơi: thiếu sự sáng tạo, rập khuôn máy móc theo kinh nghiệm chủ nghĩa mặc dù hiện nay trình độ của giáo viên đã được nâng cao. Hình thức tổ chức cho trẻ chơi còn đơn điệu chủ yếu là cả lớp, tổ chơi. Chính vì thế mà quá trình rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản của trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi vận động còn chưa đạt yêu cầu.

Về phía phụ huynh

Nhìn chung phụ huynh chưa hiểu được vai trò thực sự của trò chơi vận động trong việc phát triển toàn diện cho trẻ nói chung, rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản nói riêng, chưa quan tâm đúng mức đến việc vui chơi của con cái ở nhà cũng như có cách thức hướng dẫn trẻ chơi mà chủ yếu là trẻ chơi tự do

Chưa có sự phối hợp một cách đồng bộ giữa gia đình và nhà trường trong công tác tổ chức rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ thông qua trò chơi vận động. Như vậy, trò chơi vận động có một ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của trẻ 4 - 5 tuổi. Để kỹ năng vận động cơ bản của trẻ lứa tuổi này được phát triển và hoàn thiện, tạo cho trẻ một cảm giác vui tươi thoải mái ở trường mầm non nhất thiết phải có kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi khoa học, lựa chọn nội dung chơi, hình thức tổ chức và sử dụng phối hợp đồng bộ các biện pháp một cách linh hoạt và sáng tạo.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi vận động (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)