.Tổ chức công tác báo cáo kế toán phần hành kế toán thanh toán

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại đức anh (Trang 37)

Báo cáo là công cụ đƣợc kế toán sử dụng để trình bày các nội dung thông tin đƣợc cung cấp từ hệ thống thông tin kế toán. Các thông tin kế toán đƣợc phân loại, phân tích, tổng hợp và trình bày trên các báo cáo, giúp ngƣời sử dụng có đƣợc các thông tin cần thiết trong quá trình ra quyết định.

29

Việc lập báo cáo kế toán là cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp cho các đối tƣợng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các đối tƣợng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có mục đích sử dụng thông tin khác nhau nên yêu cầu về nội dung trên báo cáo kế toán cũng sẽ khác nhau.

Để đáp ứng đƣợc yêu cầu các đối tƣợng sử dụng báo cáo kế toán, báo cáo kế toán đƣợc chia thành hai loại khác nhau: Báo cáo kế toán phục vụ công tác kế toán tài chính (báo cáo tài chính), báo cáo kế toán phục vụ công tác kế toán quản trị (báo cáo quản trị hay báo cáo nội bộ).

1.2.5.1. Báo cáo kế toán phục vụ công tác kế toán tài chính

Theo Điều 3 Luật Kế toán 2019: “Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin

kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán”[ ]

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các dòng tiền trong kỳ kế toán. Từ đó giúp doanh nghiệp, phân tích và đánh giá đƣợc tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình trong kỳ kế toán và dự đoán trƣớc các dòng tiền trong tƣơng lai. Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng để đƣa ra các quyết định về kinh tế. Vì vậy thông tin trên báo cáo phải phù hợp, đáng tin cậy, dễ hiểu và có thể so sánh đƣợc. Báo cáo tài chính Phải đƣợc lập và trình bày theo quy định, chuẩn mực của chế độ kế toán hiện hành.

Báo cáo kế toán phục vụ cho công tác kế toán tài chính bao gồm: -Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ

-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh -Bảng cân đối kế toán

-Thuyết minh báo cáo tài chính ( không bắt buộc)

Các nội dung kế toán thanh toán đƣợc thể hiện trên báo cáo tài chính là: Báo cáo công nợ phải trả và khoản phải thu của khách hàng ( Tài khoản 331 và 131).

30

Trên bảng cân đối tài khoản, kế toán thanh toán đƣợc thể hiện ở các chỉ tiêu:

-Chỉ tiêu “ Phải thu của khách hàng” số hiệu TK 131 -Chỉ tiêu “Phải trả cho ngƣời bán” số hiệu TK 331

Từ những con số đƣợc thể hiên trên hai tài khoản này giúp chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ, các chủ nợ hiện tại và tƣơng lai của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào báo cáo này để đánh giá tình hình thu hồi và thanh toán công nợ của doanh nghiệp, xác định xem doanh nghiệp có thu hồi nợ hiệu quả hay không, nguồn vốn của doanh nghiệp có đang bị chiếm dụng hay không,… Báo cáo này là cơ sở để doanh nghiệp xem xét lại hiệu quả sử dụng nguồn tiền của mình, từ đó có kế hoạch tài chính hợp lý nhất.

1.2.5.2. Báo cáo kế toán phục vụ công tác kế toán quản trị

Báo cáo quản trị đƣợc lập theo yêu cầu thông tin của nhà quản trị bên trong doanh nghiệp để tiện theo dõi và đề ra các quyết định kinh tế. Các báo cáo này không cần dựa trên nguyên tắc, chuẩn mực hay chế độ kế toán nhƣ báo cáo tài chính mà tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, yêu cầu quản lý, yêu cầu thông tin và trình độ của các nhà quản trị.

Nếu báo cáo tài chính là bắt buộc đối với hệ thống kế toán thì báo cáo quản trị là yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định đối với quá trình quản trị doanh nghiệp. Do vậy, báo cáo quản trị xuất phát từ quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà quản trị các cấp của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các bên liên quan nhƣ thuế hay thống kê cần biết đƣợc tình hình hoạt động của công ty thì định kỳ kế toán phải cho ra đƣợc các báo cáo và trong đó quan trọng nhất là các báo cáo nội bộ,

Báo cáo kế toán có thể phục vụ cho công tác kế toán quản trị về thanh toán là:

- Báo cáo các khoản công nợ: Chủ doanh nghiệp sẽ căn cứ vào báo cáo này để đánh giá tình hình thu hồi và thanh toán công nợ của doanh nghiệp, xác định xem doanh nghiệp có thu hồi nợ hiệu quả hay không, nguồn vốn của doanh

31

nghiệp có đang bị chiếm dụng hay không,… Báo cáo này là cơ sở để doanh nghiệp xem xét lại hiệu quả sử dụng nguồn tiền của mình, từ đó có kế hoạch tài chính hợp lý nhất.

1.2.6. Phân tích một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán phản ánh năng lực đáp ứng các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán đƣợc đo bằng lƣợng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp so với tổng số nợ mà doanh nghiệp đang gánh chịu. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn thể hiện qua khả năng thanh khoản của tài sản để ứng phó với các khoản nợ ngắn hạn.

Khi đánh giá khả năng thanh toán, ngƣời phân tích báo cáo tài chính phải dựa trên các chỉ tiêu sau:

*Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh khả năng quan hệ giữa tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Nó cho biết cứ trong một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo. Hệ số thanh toán tổng quát (H1) đƣợc khái quát hóa bằng công thức:

(H1) = Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả

+Nếu H1>1: Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt

+ Nếu H1<1 quá nhiều thì chưa tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn.

+ Nếu H1<1 và tiến đến 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm và mất dần, tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp không đủ trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.

* Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lƣu động với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình

32

để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận thành tiền. Do đó hệ số thanh toán hiện hành (H2) đƣợc xác định bởi công thức:

(H2) = Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn

+ H2 = 2 là hợp lý nhất, vì như thế doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì được khả năng kinh doanh.

+ H2 > 2 thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp dư thừa. H2 > 2 quá nhiều chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng, trong khi đó hiệu quả kinh doanh chưa tốt.

+ H2 < 2 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao. H2 < 2 quá nhiều thì doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh không đủ.

Nhƣ vậy, hệ số này duy trì ở mức độ cao hay thấp là phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ.

*Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh (H3) đƣợc thể hiện bằng công thức:

(H3) = (Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn

H3 = 1 được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại.

H3 < 1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.

H3 > 1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

33 *Hệ số thanh toán nợ dài hạn

Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian đáo hạn trên 1 năm, doanh nghiệp đi vay dài hạn để đầu tƣ vào tài sản cố định. Nguồn để trả nợ dài hạn chính là tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp đƣợc hình thành từ vốn vay chƣa đƣợc thu hồi. Vì vậy, ngƣời ta thƣờng so sánh giá trị còn lại của tài sản cố định hình thành từ vốn vay với số dƣ dài hạn để xác định khả năng thanh toán nợ dài hạn. Hệ số thanh toán nợ dài hạn (H4)

H4

Giá trị còn lại của tài sản cố định đƣợc hình thành từ nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn

Tổng nợ dài hạn.

+ H4 < 1 hoặc = 1 được coi là tốt vì khi đó khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp luôn được đảm bảo bằng tài sản cố định.

+H 4 > 1 phản ánh tình trạng không tốt về khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp.

*Hệ số khoản phải thu trên khoản phải trả

Đây khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng và khoản vốn doanh nghiệp chiếm dụng của doanh nghiệp khác. So sánh phần đi chiếm dụng và phần bị chiếm dụng sẽ cho biết thêm về tình hình công nợ của doanh nghiệp. Tỷ số khoản phải thu so với khoản phải trả (H5)

H5 = Các khoản phải thu/Các khoản phải trả.

Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả thì có nghĩa là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn và ngƣợc lại doanh nghiệp chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác.

*Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh

34

nghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay tới mức độ nào. Hệ số này đo lƣờng mức độ lợi nhuận có đƣợc do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ.

Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT) Lãi vay phải trả

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có đƣợc để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Xác định đƣợc vấn đề này là một bƣớc quan trọng để doanh nghiệp đƣa ra những quyết định tài chính phù hợp.

35

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

VÀ THƢƠNG MẠI ĐỨC ANH

2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần xây dựng và thƣơng mại Đức Anh

2.1.1.Tên và địa chỉ Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Đức Anh

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần xây dựng và thƣơng mại Đức Anh Địa chỉ: Khu 13 – xã Cổ Tiết – huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ

Ngày thành lập: Ngày 28 tháng 02 năm 2007 Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần

Số giấy phép ĐKKD: 1803 000 470 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ cấp ngày 28 tháng 02 năm 2007

Mã số thuế: 2600 378 809

Vốn điều lệ: 7.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Bảy tỷ đồng chẵn.) Ngƣời đại diện pháp luật: (Bà) Thạch Thị Thu

Chức danh: Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Công ty

Điện thoại: 0210 3794 588 – 0912 076 892 – 0914 806 459

Fax: 0210 3794 588

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Ngay từ ngày đầu thành lập cho đến nay Công ty đã đƣợc giao tham gia thi công nhiều công trình lớn đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lƣợng và tiến độ. Qua thời gian hoạt động và phát triển trong ngành xây dựng cơ bản, tập thể lãnh đạo công ty cùng với đội ngũ kỹ sƣ trẻ và tập thể công nhân viên đã đoàn kết thống nhất ý chí, khắc phục khó khăn, thƣờng xuyên học hỏi, trẻ hoá đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, tiếp thu trình độ khoa học công nghệ, chú trọng đầu tƣ trang thiết bị hiện đại hoá phục vụ cho các nhu cầu công việc nhƣ xây dựng thi công các công trình.Vì vậy qua thời gian Công ty ngày càng trƣởng thành và phát triển.

Công ty Cổ phần Xây dựng và Thƣơng mại Đức Anh là nơi hội tụ đông đảo đội ngũ cán bộ công nhân viên, kỹ thuật có nhiều đóng góp vào việc giải

36

quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật và công nghệ trong tất cả các lĩnh vực xây dựng cơ bản, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Cầu đƣờng, Thủy lợi, Thủy điện, Hạ tầng kỹ thuật, Vật liệu xây dựng.... Với bộ máy lãnh đạo tổ chức điều hành gọn nhẹ, năng động, phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Đội ngũ cán bộ kỹ sƣ giàu kinh nghiệm, công nhân kỹ thuật lành nghề, thiết bị công nghệ thi công đồng bộ, Công ty Cổ phần Xây dựng và Thƣơng mại Đức Anh khẳng định: Hoàn toàn có thể đáp ứng đƣợc mọi yêu cầu của khách NVL về chất lƣợng và tiến độ các công trình lớn nhỏ với giá thành hợp lý nhất.

Trong thời gian gần đây, phát huy tiềm lực khoa học kỹ thuật của đội ngũ cán bộ trong nhiều lĩnh vực tiên tiến của khoa học xây dựng và đã có nhiều đóng góp cho sản xuất. Trong suốt quá trình thành lập và phát triển, đến nay Công ty Cổ phần Xây dựng và Thƣơng mại Đức Anh đã vƣơn lên trở thành một Công ty có uy tín trên thị trƣờng xây dựng. Đã tham gia thi công các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Các công trình do Công ty thi công đều đạt chất lƣợng tốt, đáp ứng đƣợc mọi yêu cầu kỹ mỹ thuật, đƣợc các chủ đầu tƣ đánh giá cao.

2.1.3. Chức năng , nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Đức Anh

2.1.3.1. Chức năng của công ty

Ngành, nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thƣơng mại Đức Anh đăng kí nhƣ sau:

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nƣớc; công trình trung hạ thế, lắp đặt trạm biến áp 560KVA và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác...

- Tƣ vấn, lập, thẩm định dự án, thiết kế, dự toán, hồ sơ mời dự thầu, đấu thầu, chấm thầu các công trình xây dựng;

- Tƣ vấn, khảo sát, thiết kế các công trình: Giao thông, thủy lợi, dân dụng và công nghiệp; tùy theo tính chất quy mô, quy mô của từng loại công trình,

37

thiết kế xây dựng công trình có thể đƣợc lập một bƣớc, hai bƣớc hoặc ba bƣớc và các bƣớc thiết kế khác theo quy định.

- Khảo sát địa chất, thủy văn các công trình xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi;

- Tƣ vấn, giám sát thi công xây dựng: Giám sát quá trình thi công xây dựng của Nhà thầu xây lắp một cách thƣờng xuyên, liên tục trên công trình, nhằm đảm bảo các yếu tố: tiến độ, chất lƣợng và an toàn lao động cho các loại công trình: dân dụng và công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông (cầu, hầm, đƣờng bộ), công trình thủy lợi và thủy điện.

Kiểm định chất lƣợng các công trình xây dựng:

+Đánh giá sức chịu tải, mức độ an toàn của các công trình: Dân dụng, Công nghiệp, Giao thông, thủy điện, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật,...

+ Kiểm định, đánh giá nguyên nhân sự cố và mức độ thiệt hại phục vụ cho bảo hiểm và các mục đích khác;

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại đức anh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)