Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 42 - 44)

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

2.1.2.1. Phương pháp xử lý số liệu

Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu, như tài liệu về lý luận, thực tiễn và các tài liệu, số liệu thu thập được từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Bắc Ninh.

Đối với dữ liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp thang đo Likert 5 mức độ; sử dụng phần mềm Excel.

2.1.2.2. Phương pháp phân tích

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình sử dụng các sản phẩm cho vay doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Phương pháp thống kê so sánh

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê để tập hợp và xử lý số liệu, so sánh các số liệu đó trong cùng một thời điểm hoặc ở thời điểm khác nhau; so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu kinh tế, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng, xu hướng vận động của các hiện tượng nghiên cứu.

Để có thể so sánh các chỉ tiêu, tác giả đã tập hợp các chỉ tiêu so sánh đáp ứng điều kiện phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.

Hình thức của phương pháp so sánh: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. Trong luận văn, tác giả kết hợp cả hai hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có được những chỉ tiêu cụ thể về quy mô và chất lượng tín dụng khách hàng FDI, vừa thấy được tốc độ phát triển, thay đổi của cho vay DN FDI tại VCB Bắc Ninh.

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp đối lập nhưng luôn song hành cùng nhau để giải quyết được triệt để vấn đề cần nghiên cứu.

Trong Luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tượng nghiên cứu là hoạt động cho vay DN FDI tại VCB Bắc Ninh. Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu trong chương 3 của trong Luận văn để làm rõ những vấn đề cụ thể của hoạt động cho vay DN FDI tại VCB Bắc Ninh. Và sau đó sử dụng phương pháp tổng hợp để liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được vấn đề. Từ đó, tác giả có thể đưa ra những nhận định, đánh giá về vấn đề nghiên

những vấn đề chính có liên quan đến việc phát triển cho vay đối với DN FDI. Các nhận định, đánh giá rút ra từ quá trình tổng hợp là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cho vay DN FDI tại VCB Bắc Ninh được nêu tại Chương 4 của Luận văn này.

2.1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Để có thể đánh giá được thực trạng phát triển của hoạt động cho vay Doanh nghiệp FDI tại VCB Bắc Ninh không thể không đánh giá thông quá các Chỉ tiêu định tính và định lượng mà tác giả đã nêu tại Chương 1 của Luận văn này.

Áp dụng cụ thể vào thực trạng tại VCB Bắc Ninh, tác giá thực hiện hệ thống hóa các Chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển hoạt động cho vay tại VCB Bắc Ninh. Các chỉ tiêu đánh giá công tác cho vay doanh nghiệp FDI có thể có nhiều nhưng về cơ bản phải phản ánh được: Tốc độ tăng trưởng cho vay, doanh số cho vay, tỷ trọng dư nợ cho vay, thu lãi từ cho vay, lợi nhuận thu được thay đổi theo chiều hướng tăng qua các năm; nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay, chất lượng dịch vụ cho vay của Ngân hàng, tình hình tuân thủ quy trình quy định thay đổi theo chiều hướng giảm theo thời gian so với kết quả toàn bộ hoạt động cho vay nói chung của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)