Thiết kế luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 44)

2.2.1. Khung nghiên cứu luận văn

Khung nghiên cứu của Luận văn được thiết kế trên cơ sở:

Khung lý thuyết: Nêu được cơ sở lý luận làm nền tảng cho vấn đề cần nghiên cứu. Trong Luận văn, khung lý thuyết được thiết kế ở Chương 1 nêu đầy đủ các khái niệm, cơ sở lý luận để nghiên cứu về vấn đề phát triển cho vay FDI.

Khung phân tích: Trên cơ sở áp dụng các phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin và thực hiện khảo sát thực tế để phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

2.2.2. Các bước triển khai nghiên cứu luận văn

Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau: - Lựa chọn đề tài, xác định đối tượng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu:

Từ thực tế tình hình kinh tế và địa bàn sinh sống là tỉnh Bắc Ninh – địa phương thu hút nguồn vốn FDI hàng đầu cả nước kết hợp với đơn vị công tác thực tế, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp FDI tại VCB Bắc Ninh”.

Sau khi lựa chọn đề tài, tác giả thực hiện tìm hiểu các đề tài nghiên cứu, công trình và thành tựu khoa học có liên quan đến đề tài, học hỏi và tìm ra những khoảng trống chưa nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đó để tiếp tục nghiên cứu bổ sung vào những kết quả còn thiếu sót.

- Lập kế hoạch sơ bộ cho công tác nghiên cứu và lên đề cương sơ bộ cho đề tài nghiên cứu

- Triển khai kế hoạch nghiên cứu:

+ Đối với cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, tác giả chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; giáo trình nghiên cứu đề tàikhoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện.

+ Đối với phần nghiên cứu thực trạng của về đề nghiên cứu, cụ thể tại VCB Bắc Ninh, tác giả đã tiến hành thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng phát triển hoạt động cho vay FDI tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Bắc Ninh giai đoạn 2016-2018. Tác giả thu thập số liệu thứ cấp trên các báo cáo kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Bắc Ninh và toàn hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Các số liệu này được xử lý bằng phần mềm Excel và Word. Đồng thời, tác giả thực hiện khảo sát thăm dò ý kiến từ các Khách hàng là Doanh nghiệp FDI hiện đang có quan hệ tín dụng với VCB Bắc Ninh, kết quả thăm dò được tổng hợp và xử lý.

+ Trên cơ sở thực trạng đã được phân tích, tác giả tìm ra những vấn đề còn hạn chế, cản trở việc phát triển hoạt động cho vay FDI tại VCB Bắc Ninh từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển hoạt động cho vay FDI tại VCB Bắc Ninh.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH BẮC NINH

3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

3.1.1.1 Quá trình hình thành

- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.

- Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam Bac Ninh Branch.

- Swiff code: BFTVVNVX035

- Ngày thành lập: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh (Vietcombank Bắc Ninh) được thành lập vào ngày 29.06.2004.

- Địa chỉ trụ sở: Ngã 6, phường Đại Phúc, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Chức năng, nhiệm vụ

Vietcombank Bắc Ninh là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Vietcombank, được thành lập theo Quyết định của Hội đồng quản trị, hoạt động theo ủy quyền của Vietcombank; có con dấu riêng và bảng cân đối kế toán theo quy định của Vietcombank; được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh và tại Vietcombank. Chức năng và nhiệm vụ của Vietcombank Bắc Ninh cụ thể như sau:

- Huy động vốn theo các quy định, hướng dẫn của Vietcombank thông qua các hình thức sau:

 Nhận tiền gửi

 Phát hành các loại giấy tờ có giá

 Tiếp nhận vốn tài trợ xuất khẩu và vốn ủy thác đầu tư

- Cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ quy định trong phạm vi quyền hạn theo phân cấp/ủy quyền của Tổng giám đốc Vietcombank.

- Bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính - tín dụng trong và ngoài nước; các nghiệp vụ TTTM, TTQT (LC và nhờ thu kèm chứng từ), chiết khấu, bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ ngân hàng đối ngoại theo quy định và phân cấp/ủy quyền của Tổng giám đốc Vietcombank.

- Cất giữ, bảo quản và quản lý các giấy tờ có giá và các tài sản khác cho khách hàng theo quy định của Vietcombank.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng theo quy định của Vietcombank.

- Thực hiện chế độ kế toán, quản lý tài chính và lập báo cáo tài chính, công tác quản lý ngân quỹ theo quy định, công tác thống kê báo cáo số liệu, tình hình hoạt động; công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Vietcombank.

- Thực hiện công tác tổ chức, quản lý cán bộ theo quy định tại Quy chế quản lý cán bộ, nhân viên hiện hành của Vietcombank.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác.

Cơ cấu bộ máy tổ chức

Cơ cấu bộ máy tổ chức của Vietcombank Bắc Ninh hiện tại gồm có: 01 Giám đốc, 2 Phó giám đốc, 13 phòng chuyên môn và 55 điểm giao dịch (ATM). Các phòng cụ thể như sau: Các Phòng tại Trụ sở chính Chi nhánh: - Phòng khách hàng doanh nghiệp - Phòng khách hàng bán lẻ - Phòng kế toán. - Phòng dịch vụ khách hàng - Phòng ngân quỹ. - Phòng hành chính nhân sự. - Phòng quản lý nợ Các phòng giao dịch: - Phòng giao dịch Từ Sơn. - Phòng giao dịch Quế Võ

- Phòng giao dịch Yên Phong - Phòng giao dịch Thuận Thành - Phòng giao dịch Vsip

- Phòng giao dịch Samsung Sơ đồ tổ chức cụ thể như sau:

Sơ đố 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Vietcombank Bắc Ninh

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự

Mạng lƣới hoạt động

Với cơ cấu tổ chức của Vietcombank Bắc Ninh bao gồm 6 phòng giao dịch tại các huyện và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhưng cán bộ

BAN GIÁM ĐỐC ( Giám đốc và 02 Phó Giám đốc) Khối các phòng Front End Khối các phòng Back End P. Khách hàng Doanh nghiệp PGD Vsip PGD Từ Sơn P. Khách hàng bán lẻ P. Dịch vụ khách hàng PGD Yên Phong PGD Thuận Thành P. Kế toán P. Hành chính nhân sự P. Quản lý nợ P. Ngân quỹ PGD Samsung PGD Quế Võ

khách hàng thực hiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Bắc Ninh chỉ tập trung tại Phòng khách hàng thể nhân nay chuyển thành Phòng khách hàng bán lẻ tại trụ sở chính của Chi nhánh đặt tại thành phố Bắc Ninh. Tại các Phòng giao dịch chỉ thực hiện sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá.

Đặc điểm này khác biệt so với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như mô hình, mạng lưới của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Các ngân hàng nói trên các phòng giao dịch đều thực hiện cho vay khách hàng cá nhân, có cán bộ khách hàng tại Phòng giao dịch giúp cho việc quản lý, chăm sóc khách hàng được triệt để cũng như việc tiếp thị quảng cáo các sản phẩm cho vay được mở rộng.

Ngoài ra, theo thống kê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 10 chi nhánh NHTM nhà nước, 18 chi nhánh NHTM cổ phần, 01 chi nhánh chính sách xã hội, 01 chi nhánh NH 100% vốn nước ngoài và 26 quỹ tính dụng nhân dân. Số lượng Phòng giao dịch và chi nhánh của một số đối thủ cạnh tranh chính như sau:

Bảng 3.1. Nhân sự và mạng lưới một số Ngân hàngtrên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2018

Tên tổ chức tín dụng trên địa bàn Số lƣợng chi nhánh trên địa bàn Số lƣợng cán bộ Số lƣợng PGD

Ngân hàng BIDV Bắc Ninh 3 320 17

Ngân hàng Vietinbank Bắc Ninh 4 360 26

Ngân hàng Agribank Bắc Ninh 2 chi nhánh cấp 1 và

8 chi nhánh cấp 2 478 19 Ngân hàng Vietcombank Bắc Ninh 1 chi nhánh cấp 1 114 6

Nguồn: Tổ tổng hợp Vietcombank Bắc Ninh– Phòng Kế toán

3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Bắc Ninh giai đoạn 2016-2018 2018

Kết quả huy động vốn

Giai đoạn 2016 - 2018, nền kinh tế trong nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng có sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, tạo ra cơ hội lớn cho Vietcombank Bắc Ninh phát triển hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động huy động vốn.

Bằng nhiều giải pháp tích cực và hiệu quả, Chi nhánh đã đạt được kết quả huy động vốn ấn tượng trong giai đoạn 2016 - 2018 với tốc độ tăng trưởng số dư huy động vốn bình quân20% mỗi năm, cụ thể: Tổng nguồn vốn huy động được đến 31/12/2017 là 7.734 tỷ đồng, tăng 2.024 tỷ đồng so với cuối năm 2016, tương ứng với tốc độ tăng 35,4 %; Tổng nguồn vốn huy động được đến 31/12/2018 là 9.414 tỷ đồng đạt 98% kế hoạch năm, tăng 1.258 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với tốc độ tăng 15%

Bảng 3.2. Nguồn vốn tại Ngân hàng VCB Bắc Ninh(2016-2018)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền 5.710 7.734 9.414

- Nội tệ 4.945 6.274 8.011

Tỷ trọng (%) 86,6 81,1 85

- Ngoại tệ quy đổi 765 1.460 1.403

Tỷ trọng (%) 13,4 18,9 15

Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn 5.710 7.734 9.414

- Không kỳ hạn 3.251 5.533 5.498

Tỷ trọng (%) 56,9 71,5 58,4

- Có kỳ hạn 2.459 2.201 3.916

Tỷ trọng (%) 43,1 28,5 41,6

Cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng KH 5.710 7.734 9.414

- Tổ chức kinh tế 2.970 4.046 3.935

Tỷ trọng (%) 52,0 52,3 41,8

- Dân cư (Khách hàng cá nhân ) 2.740 3.688 5.479

Tỷ trọng (%) 48,0 47,7 58,2

Nguồn: Tổ tổng hợp của Ngân hàng VCB Bắc Ninh – Phòng Kế toán

Có thể thấy, số dư nguồn vốn Không kỳ hạn của VCB Bắc Ninh tăng dần qua các năm và tỷ trọng nguồn vốn Không kỳ hạn của VCB Bắc Ninh luôn ở mức cao (bình quân trên 55% Tổng nguồn vốn). Đây là nguồn vốn giá rẻ (do lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn) giúp cho VCB Bắc Ninh có tiền đề hạ thấp mức lãi suất cho vay, tăng khả năng cạnh tranh của VCB Bắc Ninh trên địa bàn tỉnh.

Kết quả hoạt động cho vay

thúc năm 2016, tổng dư nợ cho vay đạt 5.467 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp, chiếm 0,31 % trên tổng dư nợ của toàn Chi nhánh.

Tính đến 31/12/2017, dư nợ cho vay của toàn Chi nhánh tiếp tục vượt kế hoạch được giao, đạt mức 6.819 tỷ đồng, tăng lên đáng kể so với cùng kỳ năm trước (tăng 24,7% tỷ lệ nợ xấu giảm xuống thấp còn 0,17%.

Trên đà phát triển, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh cuối năm 2018 cũng tăng đáng kể, đạt mức 7.455 tỷ đồng tức tăng 10% so với cuối năm trước, tỷ lệ nợ xấu trong năm 2018 có gia tăng lên mức 1.85% do trong năm Chi nhánh phát sinh nợ xấu đối với 02 Doanh nghiệp, tuy nhiên đây vẫn là tỷ lệ thấp so với hệ thống VCB cũng như so với mặt bằng chung ngành ngân hàng.

Bảng 3.3. Dư nợ cho vay và nợ xấu của Vietcombank Bắc Ninh (2016-2018)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng dư nợ cho vay 5.467 6.819 7.455

Nợ xấu 17 11,7 140

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,31 0,17 1,85

a, Theo kỳ hạn 5.467 6.819 7.455

- Cho vay ngắn hạn 3.709 4.881 5.733

-Tỷ trọng cho vay ngắn hạn (%) 67,8 71,6 76,9

- Cho vay trung dài hạn 1.758 1.938 1.722

- Tỷ trọng cho vay TDH (%) 32,2 28,4 23,1

b,Theo đối tượng cho vay 5.467 6.819 7.455

- Cho vay khách hàng tổ chức 4.828 6.083 5.524

-Tỷ trọng dư nợ KHTC (%) 88,3 89,2 74,1

- Cho vay khách hàng cá nhân 639 736 1.931

-Tỷ trọng dư nợ KHCN (%) 11,7 10,8 25,9

Nguồn: Tổ tổng hợp của Ngân hàng VCB Bắc Ninh – Phòng Kế toán

Có thể thấy VCB Bắc Ninh chú trọng phát triển cho vay ngắn hạn, thể hiện qua tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm khoảng 70%, đồng thời tổng dư nợ cho vay ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay trung và dài hạn.

Nhìn chung, Tổng dư nợ của Chi nhánh tương đối lớn và có sự tăng trưởng mạnh trong 3 năm qua. Mặc dù mức tăng trưởng tín dụng cao nhưng chất lượng tín

Vietcombank. Tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngành ngân hàng Việt Nam (theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu nội bảng trung bình của các tổ chức tín dụng cuối năm 2016 là 2,46%; năm 2017 là 2,34% và năm 2018 là 1,89%).

Kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh của Chi nhánh các năm qua tăng trưởng ổn định, năm 2018 lãi từ hoạt động kinh doanh đạt329 tỷ đồng.

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: báo cáo thường niên Vietcombank Bắc Ninh)

Biều đồ 3.1. Lợi nhuận của Vietcombank Bắc Ninh (2014-2018) Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn thu của Vietcombank Bắc Ninh

Đơn vị tính: tỷ đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ tăng (%)

ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) 2017/2016 2018/2017 Tổng thu 622 100 840 100 880 100 35 5

Từ lãi cho vay 298 48 408 49 509 58 37 25

Từ lãi tiền gửi 255 41 347 41 256 29 36 (26)

Thu ngoài lãi 69 11 85 10 115 13 23 35

TNTT sau

DPRR 190 275 329 45 20

Nguồn: Tổ tổng hợp của Ngân hàng VCB Bắc Ninh – Phòng Kế toán

Có thể thấy nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh là từ 2 mảng hoạt động chủ yếu: Huy động vốn và Cho vay. Trong đó mảng Cho vay luôn mang lại nguồn thu

0 50 100 150 200 250 300 350

lớn nhất cho Chi nhánh. Trong những năm gần đây, với sự giới hạn của Ngân hàng Nhà nước về tốc độ tăng trưởng cho vay tại các TCTD; cùng với định hướng phát triển của VCB là tăng cường mảng bán lẻ, tăng nguồn thu ngoài lãi vay, tỷ trọng thu từ Lãi cho vay của Chi nhánh cũng có xu hướng giảm dần. Hiện nay xu hướng của các ngân hàng là đẩy mạnh lợi nhuận thu từ dịch vụ, lấy cho vay làm cơ sở để phát triển các hoạt động bán chéo, bán kèm sản phẩm giúp cơ cấu lợi nhuận đa dạng, đảm bảo tính bền vững cho Ngân hàng.

3.2. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Thực trạng phát triển

Bắc Ninh là tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vượt xa tỉnh Bình Dương và TP.HCM, trong đó có dự án 2,5 tỷ USD của Samsung Display Việt Nam.

Trong giai đoạn 06 tháng đầu năm 2017, Bắc Ninh đứng đầu cả nước với 49 dự án FDI được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,25 tỷ USDchiếm 22,9% tổng vốn đầu tư của cả nước (Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Theo sau đó là Bình Dương đứng thứ 2 cả nước với tổng vốn đăng ký là 1,64 tỷ USDchiếm 13,5% tổng vốn đầu tư và TP.HCM đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký 1,39 tỷ USD chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư.

Đến nay, ở Bắc Ninh tổng có 998 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép đầu tư (còn hiệu lực), tổng vốn đầu tư đạt 15,1 tỷ USD. Chủ yếu các dự án thuộc các khu công nghiệp tập trung với số lượng 714 dự án (chiếm 71,5%) với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)