Đối với Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 99 - 101)

4.3. Một số kiến nghị

4.3.2. Đối với Vietcombank

Giải pháp cải tiến khắc phục những hạn chế của quy trình và chính sách cấp tín dụng

Vietcombank cần thiết cụ thể hoá chính sách tín dụng, điều chỉnh linh hoạt chính sách tín dụng phù hợp với quy định của NHNN và tình hình thực tế trên thị trường trong từng thời kỳ.

Vietcombank cần tiến hành chuẩn hoá quy trình tín dụng doanh nghiệp. Việc áp dụng song song hai quy trình tín dụng dành cho doanh nghiệp đang gây lúng túng cho cán bộ khi thực hiện trong thực tế và không cần thiết. Do đó, cần kết hợp hai quy trình thành một quy trình tín dụng thống nhất. Nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ phận chức năng tham gia vào quy trình tín dụng cũng cần phải được cụ thể. Tách bạch hoàn toàn bộ phận quản lý nợ khỏi bộ phận kế toán.

Vietcombank cần phải minh bạch hóa thủ tục vay vốn Ngân hàng. Hiện tại, Vietcombank công khai các thủ tục vay vốn đối với khách hàng tại trang web của ngân hàng và trực tiếp tại các chi nhánh, phòng giao dịch. Tuy nhiên, đây là những giấy tờ, thủ tục căn bản. Để hoàn tất đầy đủ hồ sơ vay vốn, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng bổ sung các giấy tờ khác chứng minh năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực pháp lý…Điều này gây phản ứng tiêu cực từ phía khách hàng. Do đó, cần chi tiết giấy tờ nào bắt buộc và lưu ý khách hàng những hồ sơ chứng từ có thể phát sinh trong quá trình thẩm định của ngân hàng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý khách hàng những thủ tục hành chính khác liên quan đến công chứng thế chấp tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm, tránh khách hàng nhầm tưởng đó là thủ tục ngân hàng.

Vietcombank cần phải tinh giản hóa các điều kiện cho vay để tạo ra các sản phẩm tín dụng mới bảo đảm hai yêu cầu tiện ích và an toàn, thanh lọc các điều kiện cho vay của ngân hàng.

Vietcombank cần thực hiện song song việc mở rộng tín dụng và tăng cường quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng. Không vì cạnh tranh mà hạ tiêu chuẩn khách hàng, tăng cường công tác kiểm soát vốn sau khi giải ngân nhằm kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro để có những hành động kịp thời.

Hiện tại, Vietcombank mới chỉ ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng riêng cho khối doanh nghiệp FDI, còn chính sách cấp tín dụng, chính sách bảo đảm, chính sách về giá và phí … vẫn mang tính chất định hướng chung.

Riêng về chính sách giá: Vietcombank nên có mức nhiều mức thang lãi suất vay vốn phân định theo mức lợi nhuận tổng thể khách hàng mang lại cho Vietcombank, từ đó mới thu hút được giao dịch của Khách hàng.

Bộ phận phê duyệt tín dụng, Ban Khách hàng FDI tại Trụ sở chính cần tích cực hơn trong việc phối hợp với Chi nhánh thẩm định Khách hàng để đáp ứng kịp thời tiến độ sử dụng vốn của Khách hàng.

Đồng thời, cần thiết phải tinh giản hóa các điều kiện cho vay để tạo ra các sản phẩm tín dụng mới đảm bảo hai yêu cầu tiện ích và an toàn. Tinh giản không có nghĩa là đơn giản hóa hay hạ thấp các điều kiện mà là sự thanh lọc các điều kiện cho vay của Ngân hàng.

Đi đôi với mở rộng tín dụng cần tăng cường quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, không vì cạnh tranh mà hạ tiêu chuẩn khách hàng. Cần tăng cường công tác kiểm soát vốn sau khi giải ngân nhằm kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro để có những hành động kịp thời.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát nội bộ. Hiện nay, Vietcombank cũng có bộ phận kiểm soát nội bộ đặt tại các chi nhánh và Hội sở chính để kiểm soát toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng.

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ

Sức hấp dẫn của một Ngân hàng được tạo dựng phần lớn từ danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng và hiện đại. Trong thời gian vừa qua, Vietcombank không ngừng đưa ra thị trường các sản phẩm ưu việt và chuyên biệt. Tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank cần cải tiến và mang tính chất “may đo” hơn nữa – để phù hợp với riêng từng đối tượng khách hàng, từ đó Khách hàng mới thấy được tính chuyên nghiệp của Ngân hàng. Chú ý phát triển nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng doanh nghiệp, phát triển công cụ phòng ngừa rủi ro cho khách hàng, tăng cường các tiện ích của các sản phẩm ngân hàng điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)