3.3. Phát triển cho vay của Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh
3.3.5. Chất lượng cho vay doanh nghiệp FDI tại Vietcombank Bắc Ninh
Nhìn chung chất lượng cho vay đối với nhóm FDI tại Vietcombank Bắc Ninh được đánh giá là tốt. Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp so với tỷ lệ nợ xấu chung của Chi nhánh.
Bảng 3.18. Tổng hợp chất lƣợng cho vay FDI
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018
Dư nợ cần chú ý cả Chi nhánh (nợ nhóm 2) 137,4 137,9 17,6
Dư nợ cần chú ý FDI 0 38,4 0
Dư nợ xấu cả Chi nhánh (nợ nhóm 3 đến
nhóm 5) 17 11,7 140,3
Dư nợ xấu FDI 2,7 0 40
Tỷ lệ nợ xấu cả Chi nhánh (%) 0,31 0,17 1,85
Tỷ lệ nợ xấu FDI (%) 0,1 0 0.5
Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp
Các khoản nợ nhóm 2 phát sinh chủ yếu do kết quả chấm CR. Điểm CR được tổng hợp từ điểm tài chính và điểm phi tài chính. Trong đó nhóm khách hàng FDI điểm tài chính thường thấp.
Nguyên nhân do:
- Hầu hết các doanh nghiệp FDI sang đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn đầu đều mất cân đối nguồn vốn (TSCĐ và đầu tư dài hạn > Nợ dài hạn + VCSH, Khách hàng đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư mua sắm tài sản cố định). Phần vốn doanh nghiệp FDI có được chủ yếu là vay vốn ngắn hạn Công ty mẹ tại Quốc gia Công ty mẹ đặt trụ sở, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn tài trợ này để đầu tư TSCĐ nên mất cân đối vốn.
- Các doanh nghiệp FDI thường được hưởng chính sách ưu đãi về thuế sau 3- 5 năm kể từ khi có lãi mới phải nộp thuế. Do vậy hầu hết các doanh nghiệp đều khai báo lợi nhuận bị lỗ để kéo dài thời gian ưu đãi. Tình trạng trên đã ảnh hưởng rất lớn đến điểm tài chính của Công ty, dẫn đến hạng tín dụng của Khách hàng không cao (từ BBB+ trở xuống đến B là phân loại nợ nhóm 2).
Đối với nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5):
Samsung do tình hình kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh khoản, không có khả năng trả nợ cho VCB Bắc Ninh. Chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn về Hàn Quốc và hiện tại Chi nhánh đang xử lý tài sản để thu hồi nợ.