3.3. Phát triển cho vay của Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh
3.3.2. Chính sách tín dụng của Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Ch
nhánh Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp FDI
Từ tháng 1/2015 TSC đã thành lập Phòng Khách hàng FDI tại Trụ sở chính và Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 3/2017 đã chuyển thành Ban Khách hàng FDI tại khu vực Phía Bắc và Phía Nam. Chức năng nhiệm vụ chính: nghiên cứu, đề xuất các chính sách cấp tín dụng, chính sách lãi suất trình Ban lãnh đạo phê duyệt cho đối tượng FDI, phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ Chi nhánh trong việc tiếp cận, chăm sóc Khách hàng FDI.
3.3.2.1. Tiêu chí cấp tín dụng
Theo định hướng chung của hệ thống Vietcombank, VCB Chi nhánh Bắc Ninh theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững đi kèm với việc coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc củng cố quan hệ với các khách hàng lớn, truyền thống, cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng đa dạng hoá khách hàng,
mở rộng cho vay đối tượng KHDN VVN và khách hàng thể nhân, tăng cường cho vay kích cầu đầu tư theo chủ trương của Chính phủ và NHNN. Bên cạnh đó, VCB Bắc Ninh kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đẩy mạnh công tác xử lý và thu hồi nợ xấu, từng bước ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tư, rà soát và có biện pháp kịp thời đối với các khoản cho vay trong lĩnh vực có rủi ro cao.
Trên cơ sở hồ sơ khách hàng cung cấp kèm theo việc thu thập thông tin tổng hợp từ ngành hàng, đánh giá thị trường, đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro khi cho vay, uy tín của khách hàng và kết hợp với báo cáo định hướng ngành do Phòng Phê duyệt tín dụng TSC tổng hợp thống kê, cùng với kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank (Credit rating) dành cho đối tượng khách hàng FDI, Chi nhánh sẽ ra quyết định cấp tín dụng trên cơ sở tiêu chí sau:
Bảng 3.8. Tỷ lệbảo đảm cấp tín dụng của Vietcombank
Loại hình khách hàng XHTD PD của Khách hàng
Tỷ lệ đảm bảo tối thiểu (%) Khoản tín dụng ngắn hạn Khoản tín dụng trung dài hạn 1. Khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập Từ aaa đến cc 70% 80% Từ c+ trở xuống 100% 100% KH không có kết quả xếp hạng PD 100% 100% 2. Khách hàng là doanh nghiệp có tính chất tư nhân - gia đình và không phải là doanh nghiệp mới thành lập Từ aaa đến cc+ 45% 50% cc 50% 70% Từ c+ trở xuống 100% 100% KH không có kết quả xếp hạng PD 100% 100% 3. 3. Khách hàng không phải là doanh nghiệp mới thành lập và không phải là doanh nghiệp có tính chất tư nhân - gia đình
Từ aaa đến bb+ 0% 30% Từ bb đến b+ 5% 40% Từ b đến ccc 10% 40% cc+ 15% 50% cc 20% 70% Từ c+ trở xuống 100% 100% KH không có kết quả xếp hạng PD 100% 100%
(Nguồn: Chính sách bảo đảm tín dụng của Vietcombank theo Quyết định số 2543/QĐ-HĐQT-QLRRTD ngày 27/12/2018 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Trên thực tế, tùy từng khách hàng và ngành, lĩnh vực cụ thể, Chi nhánh sẽ thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng với tỷ lệ bảo đảm cao hơn so với tỷ lệ quy định để đảm bảo rủi ro cho Chi nhánh.
* Thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Vietcombank Bắc Ninh:
Thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Chi nhánh Bắc Ninh thực hiện theo Quyết định số2543/QĐ-HĐQT-QLRRTD ngày 27/12/2018 về việc: Ban hành Quy định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với một khách hàng của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam của Hội đồng quản trị Vietcombank. Theo đó Chi nhánh Bắc Ninh được phân theo nhóm 2, mức phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức như sau:
Bảng 3.9. Thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Chi nhánh Bắc Ninh
Cấp phê duyệt Giá trị GHTD Nhóm xếp hạng theo XHTD PD Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 aaa-aa a+ - a bbb-bb+ bb-b+ b-ccc cc+-d4 HĐTD cơ sở GHTD cao nhất ≤70 ≤60 ≤50 ≤20 ≤15 0 GHTD thấp nhất >50 >40 >35 >15 >10 0 Giám đốc Chi nhánh GHTD cao nhất ≤50 ≤40 ≤35 ≤15 ≤10 0 GHTD thấp nhất 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh theo Quyết định số 2543/QĐ- HĐQT-QLRRTD ngày 27/12/2018 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)
Khi GHTD vượt mức phán quyết của Chi nhánh, Chi nhánh thực hiện trình hồ sơ cấp tín dụng lên cấp thẩm quyền cao hơn là Phòng phê duyệt tín dụng Trụ Sở Chính. Nếu GHTD vượt thẩm quyền của Phòng phê duyệt tín dụng TSC, Phòng phê duyệt TSC có trách nhiệm trình tiếp cấp phê duyệt cao hơn: Giám đốc phụ trách rủi ro; Hội đồng tín dụng TW.
3.3.2.2. Chính sách lãi suất
Hiện tại chính sách lãi suất của VCB áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp cũng như khách hàng FDI được xây dựng trên các tiêu chí sau đây:
- Kỳ hạn vay: ngắn hạn (≤ 12 tháng); trung dài hạn (>12 tháng) - Đối tượng khách hàng: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng FDI.
- Quy mô khách hàng: khách hàng bán buôn (KHBB) theo quy định của Vietcombank (Doanh thu năm tài chính gần nhất ≥ 100 tỷ đồng hoặc VCSH ≥ 30 tỷ đồng); khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
- Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ (CR) của Vietcombank. - Mức độ cạnh tranh của các TCTD khác đối với Khách hàng đó - Lợi ích mà khách hàng đó mang lại cho VCB.
Chính sách lãi suất cụ thể đối với các sản phẩm cho vay DN FDI như sau:
Bảng 3.10. Điều kiện tham gia sản phẩm cho vay ưu đãi của VCBđối với doanh nghiệp FDI
STT Sản phẩm Điều kiện tham gia
Cho vay ngắn hạn lãi suất cạnh tranh năm 2018
Khách hàng doanh nghiệp bán buôn Xếp hạng tín dụng nội bộ từ A trở lên.
Phân loại nợ nhóm 1, không có nợ xấu trong 5 năm gần nhất
Bị cạnh tranh bởi các TCTD khác có mức lãi suất tương đương
Cho vay ngắn hạn lãi suất thỏa thuận năm 2018
Khách hàng doanh nghiệp bán buôn Xếp hạng tín dụng nội bộ từ A trở lên.
Phân loại nợ nhóm 1, không có nợ xấu trong 5 năm gần nhất
Bị cạnh tranh bởi các TCTD khác có mức lãi suất thấp hơn lãi suất của sản phẩm Cạnh tranh
Có quan hệ tổng thể với VCB, đáp ứng 1 trong các điều kiện sau:
Doanh số TT XNK > 20 triệu USD/năm Lợi nhuận mang lại cho VCB > 1 tỷ đồng/năm Tiền gửi không kỳ hạn tối thiểu 50 tỷ đồng. Cho vay lãi suất VND
đặc biệt năm 2018
Đáp ứng điều kiện của sản phẩm Cạnh tranh và: Không có tiền gửi có lãi suất cao hơn lãi suất cho vay của sản phẩm
Bị cạnh tranh bởi các TCTD khác có mức lãi suất tương đương
STT Sản phẩm Điều kiện tham gia
Cho vay trung dài hạn VND lãi suất cố định từ 1 – 5 năm năm 2018
Khách hàng doanh nghiệp bán buôn
Khách hàng không có nợ cần chú ý, nợ xấu tại các TCTD theo thông tin CIC.
Xếp hạng tín dụng nội bộ từ A trở lên. Cho vay ngắn hạn VND
đối với KH FDI bán buôn năm 2018
Khách hàng FDI bán buôn.
Khách hàng không có nợ cần chú ý, nợ xấu tại các TCTD theo thông tin CIC.
Xếp hạng tín dụng nội bộ từ A trở lên. Lĩnh vực hoạt động: sản xuất.
Khách hàng chuyển doanh thu qua tài khoản Vietcombank tối thiểu bằng tỷ lệ vốn vay do Vietcombank tài trợ
Cho vay ngắn hạn USD đối với KH FDI bán buôn năm 2018
Cho vay ưu đãi trung dài hạn USD đối với KH FDI bán buôn năm 2018
Khách hàng FDI bán buôn.
Khách hàng không có nợ cần chú ý, nợ xấu tại các TCTD theo thông tin CIC.
Xếp hạng tín dụng nội bộ từ A trở lên.
Lĩnh vực hoạt động: không thuộc ngành bị hạn chế
Có hoạt động XNK và chuyển ít nhất 50% doanh số TTXNK của công ty qua VCB hoặc 100% doanh số TTXNK của phương án vay qua VCB Cho vay trung dài hạn
VND đối với KH FDI bán buôn năm 2018
(Nguồn: Chính sách lãi suất của Vietcombank)
Nhìn chung chính sách lãi suất của VCB rất rõ ràng và có sự phân loại đối tượng áp dụng, đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng cũng như sự công bằng giữa các khách hàng.
Đặc biệt, chính sách lãi suất của VCB còn khá linh hoạt. Đối với các khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng cần thu hút tăng cường quan hệ, khách hàng có vị trí quan trọng với hoạt động của Chi nhánh) mà không đáp ứng được điều kiện tham gia sản phẩm ưu đãi như nêu trên, Chi nhánh vẫn có thểtrình Tổng Giám đốc (thông qua Ban khách hàng FDI Trụ sở chính) để được phê duyệt tham gia sản phẩm đó.
Hiện tại Vietcombank có triển khai thực hiện thu một số phí liên quan đến dịch vụ cho vay: phí trả nợ trước hạn (bằng 0,5% x số tiền trả nợ trước hạn); phí giải ngân và trả nợ trong cùng một ngày (tối thiểu 200.000 VND); …. Tuy nhiên các mức phí trên TSC giao Chi nhánh tự quyết, chủ động đàm phán với khách hàng. Thực tế tại Vietcombank Bắc Ninh, Chi nhánh không thu các phí dịch vụ trên đối với đối tượng vay là khách hàng doanh nghiệp (ngoại trừ đối với đối tượng vay là khách hàng cá nhân khi cho vay theo các sản phẩm chuẩn bắt buộc phải tính phí trả nợ trước hạn và phí giải ngân, trả nợ trong ngày). Đây cũng là một ưu thế của Vietcombank so với một số các ngân hàng cổ phần khác (Sacombank; Techcombank ….).
3.3.2.3. Quy trình cho vay
Quy trình cho vay đối với khách hàng bán buôn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ban hành theo Quyết định số 2503/QĐ-HĐQT-QLRRTD ngày 27/12/2018 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam áp dụng trong các trường hợp sau:
- Đối tượng: khách hàng bán buôn không phải là định chế tài chính theo quy định của VCB, trừ trường hợp sản phẩm hoặc chương trình tín dụng, quy định nghiệp vụ cụ thể của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có quy định khác
- Phạm vi điều chỉnh: không bao gồm hình thức chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ theo hình thức tín dụng chứng từ (L/C)
Quy trình tín dụng đối với khách hàng bán buôn nói chung và Doanh nghiệp FDI nói riêng đều phải thực hiện theo 5 bước như sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 3.2: Quy trình cho vay đối với KHDN tại VCB
Các chủ thể tham gia trong quá trình cho vay đối với Khách hàng:
Tại Chi nhánh:
- Cấp thẩm quyền là cấp được phân công và có thẩm quyền ra quyết định
phê duyệt giới hạn tín dụng, cấp tín dụng theo quy định của VCB từng thời kỳ về thẩm quyền phê duyệt tín dụng; cấp được phân công và có thẩm quyền phê duyệt biện pháp bảo đảm, giá trị định giá của TSBĐ theo quy định về bảo đảm tín dụng của VCB; cấp được phân công, được ủy quyền ký HĐTD/TTCBL, HĐBĐ, CKBL theo các quy định của VCB trong từng thời kỳ về thẩm quyền ký kết hợp đồng kinh doanh, thương mại, dân sự.
Tại Chi nhánh cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng bao gồm: Hội đồng tín dụng cơ sở, Giám đốc Chi nhánh, Phó giám đốc Chi nhánh.
- Phòng KHDN:
Cán bộ Quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề (CB QLNCVĐ) là cán bộ thuộc PKH được phân công nhiệm vụ (i) Quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề; (ii) và các công việc khác theo phân công của Lãnh đạo PKH phù hợp với miêu tả công việc.
RM - Cán bộ Quản lý Quan hệ khách hàng/Cán bộ Quản lý Quan hệ khách hàng cao cấp (CBKH) là cán bộ thuộc PKH được phân công nhiệm vụ (i)
Quản lý quan hệ khách hàng; (ii) Lập báo cáo nhu cầu tín dụng; (iii) Thông báo và đàm phán tín dụng với khách hàng; (iv) Theo dõi và đôn đốc khách hàng thực hiện
I • Lập hồ sơ vay vốn II • Thẩm định hồ sơ vay vốn III • Quyết định cho vay IV • Cho vay
các nghĩa vụ tài chính; (v) và các công việc khác theo phân công của Lãnh đạo Phòng khách hàng phù hợp với miêu tả công việc.
CA - Cán bộ Thẩm định tín dụng (CBTĐ) là cán bộ thuộc PKH được phân
công nhiệm vụ (i) Thẩm định đề xuất GHTD/điều chỉnh GHTD, (ii) Thẩm định đề xuất cấp tín dụng/điều chỉnh cấp tín dụng, (iii) Thẩm định và định giá TSBĐ đối với TSBĐ đặc thù, (iv) Chấm điểm XHTD cho khách hàng; (v) Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay; (vi) Nhận diện các trường hợp cần tăng cường quản lý; (vii) và các công việc khác theo phân công của Lãnh đạo PKH phù hợp với miêu tả công việc.
CM - Quản lý Thẩm định tín dụng (QLTĐ) là lãnh đạo/cán bộ thuộc PKH
được phân công nhiệm vụ: (i) Rà soát nội dung của BCTĐ tín dụng; (ii) Rà soát nội dung của BCTĐ TSBĐ (đối với TSBĐ đặc thù); (iii) Rà soát và duyệt thông tin chấm điểm XHTD cho khách hàng; (iv) Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay; (v) Nhận diện các trường hợp cần tăng cường quản lý; (vi) và các công việc khác theo phân công của Lãnh đạo PKH/Lãnh đạo Chi nhánh phù hợp với miêu tả công việc.
- Phòng Quản lý nợ (Phòng CRC):
Cán bộ CRC Giám sát & báo cáo là cán bộ thuộc BP CRC được giao/phân
công nhiệm vụ theo dõi, giám sát (i) Hoạt động trả nợ của khách hàng, các khoản nợ quá hạn; (ii) Việc thực hiện các điều kiện tín dụng, việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay định kỳ, việc định giá TSBĐ định kỳ, việc tuân thủ tỷ lệ bảo đảm tín dụng và thực hiện báo cáo tín dụng; (iii) và các công việc khác theo phân công của Lãnh đạo CRC phù hợp với miêu tả công việc.
Cán bộ CRC Hợp đồng & TSBĐ là cán bộ thuộc BP CRC được giao/phân
công nhiệm vụ (i) Soạn thảo, hoàn thiện HĐTD, TTCBL, HĐBĐ; (ii) Thẩm định và định giá TSBĐ (trừ TSBĐ đặc thù); (iii) và các công việc khác phù hợp với miêu tả công việc theo phân công của Lãnh đạo CRC.
Cán bộ CRC Tác nghiệp tín dụng là cán bộ thuộc BP CRC được giao/phân
công nhiệm vụ (i) Chấm điểm XHTD cho khách hàng; (ii) Cài đặt các thông tin tín dụng vào hệ thống; (iii) Kiểm tra hồ sơ và thực hiện tác nghiệp giải ngân theo quy định của VCB từng thời kỳ; (iv) Tác nghiệp thu nợ, quản lý hồ sơ tín dụng; (v) và các công việc khác theo phân công của Lãnh đạo CRC phù hợp với miêu tả công việc.
Cán bộ CRC TTTM là cán bộ thuộc BP CRC được giao/phân công nhiệm vụ (i) Thẩm định, soạn thảo nội dung CKBL; (ii) Kiểm tra hồ sơ và thực hiện tác nghiệp bảo lãnh/tài trợ thương mại (trừ các nghiệp vụ bảo lãnh và tài trợ thương mại thực hiện tác nghiệp tập trung tại Trung tâm TTTM) theo quy định của VCB từng thời kỳ; (iii) In CKBL trên giấy chuyên dụng và trình cấp thẩm quyền ký CKBL; (iv) Tác nghiệp thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh/giảm trừ nghĩa vụ bảo lãnh, tác nghiệp đóng/hủy/giải tỏa bảo lãnh; (v) và các công việc khác theo phân công của Lãnh đạo CRC phù hợp với miêu tả công việc.
Tại Hội sở chính:
- Cấp thẩm quyền: Hội đồng quản trị, Hội đồng tín dụng trung ương, Tổng
giám đốc, Phó Tổng giám đốc/Giám đốc phê duyệt, Lãnh đạo Phòng Phê duyệt tín dụng HSC, Chuyên gia phê duyệt Phòng phê duyệt tín dụng HSC
- Phòng Phê duyệt tín dụng Hội sở chính
Cán bộ Phê duyệt tín dụng là Cán bộ Phòng Phê duyệt tín dụng hoặc Chuyên gia Phê duyệt tín dụng tại Phòng PDTD được Lãnh đạo PDTD giao/phân công thực hiện nhiệm vụ rà soát rủi ro tín dụng.
Lãnh đạo Phòng phê duyệt tín dụng Hội sở chính: là Trưởng Phòng/Phó
Trưởng phòng Phê duyệt tại Hội sở chính được giao/phân công thực hiện nhiệm vụ rà soát rủi ro tín dụng. (Chi tiết các bước thực hiện quy trình cấp tín dụng được thể hiện ở Phụ lục 01).
Nhìn chung, quy trình cho vay của VCB khá hoàn thiện và chặt chẽ. Việc cấp cho vay khách hàng được quyết định thông qua nhiều khâu thẩm định, nhiều chốt kiểm soát. Sự chặt chẽ trong việc cho vay đã giúp cho VCB luôn đứng trong top ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong các TCTD tại Việt Nam.
Tuy nhiên, mặt trái của quy trình chặt chẽ này là thời gian chờ đợi để được vay vốn của khách hàng là tương đối lâu. Nhìn vào quy trình ta thấy, tính từ khi giao cho VCB đầy đủ hồ sơ vay vốn đến khi được giải ngân vốn vay, khách hàng của VCB phải chờ đợi số thời gian là:
Vay vốn ngắn hạn Vay vốn trung – dài hạn