Hoạt động của các doanh nghiệp FDItrên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 53)

3.2.1. Thực trạng phát triển

Bắc Ninh là tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vượt xa tỉnh Bình Dương và TP.HCM, trong đó có dự án 2,5 tỷ USD của Samsung Display Việt Nam.

Trong giai đoạn 06 tháng đầu năm 2017, Bắc Ninh đứng đầu cả nước với 49 dự án FDI được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,25 tỷ USDchiếm 22,9% tổng vốn đầu tư của cả nước (Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Theo sau đó là Bình Dương đứng thứ 2 cả nước với tổng vốn đăng ký là 1,64 tỷ USDchiếm 13,5% tổng vốn đầu tư và TP.HCM đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký 1,39 tỷ USD chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư.

Đến nay, ở Bắc Ninh tổng có 998 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép đầu tư (còn hiệu lực), tổng vốn đầu tư đạt 15,1 tỷ USD. Chủ yếu các dự án thuộc các khu công nghiệp tập trung với số lượng 714 dự án (chiếm 71,5%) với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 14,2 tỷ USD (chiếm 94,6%). Trong đó, dự án Samsung Display Việt Nam (KCN Yên Phong) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD là dự án lớn nhất trong 6 tháng đầu năm nâng quy mô và vốn đầu tư từ 4 tỷ USD lên 6,5 tỷ USD.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2016 (theo giá so sánh 2010) đạt 109.106 tỷ đồng tăng 9% so với năm 2015 đứng thứ 6 toàn quốc, GRDP bình quân đầu người đạt 5.192 USD gấp 2,3 lần bình quân chung cả nước và xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố.

Đến nay, vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh liên tục tăng qua các năm, đặc biệt kể từ khi thống nhất Luật Đầu tư năm 2005, tăng cao vào năm 2008 với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,3 tỷ USD và đạt đỉnh điểm vào năm 2017 với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,5 tỷ USD. Năm 2017 đã có gần 1.140 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 17 tỷ USD, đứng thứ 6 cả nước về quy mô vốn đầu tư. Về ngành lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 13/21 ngành lĩnh vực, trong đó chiếm vị trí chủ đạo là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 902 dự án và tổng vốn đầu tư hơn 15 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh.

Tính chung, tổng vốn đầu tư phát triển cả năm 2018 ước đạt 81.131 tỷ đồng, bằng 68,2% so với năm 2017. Trong đó, vốn nhà nước đạt 4.798,5 tỷ đồng, chiếm 5,9% và tăng 18,9% so với năm 2017; vốn của dân cư và khu vực tư nhân đạt 25.188,2 tỷ đồng, chiếm 31,1% và tăng 8,2%; vốn FDI đạt 51.144,3 tỷ đồng, chiếm 63% và bằng 55,8% so với năm 2017. Tính đến 15/12/2018, cấp mới đăng ký đầu tư 178 dự án , cấp điều chỉnh vốn cho 114 dự án và chấp thuận 47 đăng ký góp vốn mua cổ phần , góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký mới và sau điều chỉnh đạt 1,28 tỷ USD. Lũy kế đế n nay, Bắc Ninh cấp đăng ký đầu tư cho 1.303 dự án FDI (còn hiệu lực) với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh là 17,42 tỷ USD. Tính chung cả năm, các dự án FDI đã giải ngân và thực hiện vốn đầu tư đạt 51,9 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,2 tỷ USD).

3.2.2. Những đóng góp tích cực của doanh nghiệp FDI với kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh

Duy trì tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh:

Trong hơn 20 năm qua, nguồn vốn FDI đã có những đóng góp to lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh, thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP). Theo giá hiện hành năm 2010, GRDP tỉnh Bắc Ninh 2017 đạt gần 142.000 tỷ đồng, gấp gần 26 lần so với năm 1997.

Năm 2017 là năm chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh với tổng sản phẩm (GRDP) chiếm 3,11% GDP cả nước, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 19,12% vượt kế hoạch 9.0%, xếp thứ 4 toàn quốc (tăng 2 bậc so với năm 2016).

Năm 2018, kinh tế Bắc Ninh tiếp tục tăng trưởng với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 (giá so sánh 2010) ước đạt 161.708 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2017. Trong đó, khu vực NLTS đạt mức tăng khá (+2,52%) sau hai năm liên tục giảm và đóng góp 0,07 điểm phần trăm tăng trưởng. Giá trị tăng thêm khu vực này (theo giá so sánh 2010) ước đạt 4.022,8 tỷ đồng; khu vực công nghiệp - xây dựng giá trị tăng thêm (theo giá so sánh 2010) ước đạt 125.983,5 tỷ đồng, tăng 11,6% và đóng góp 8,96 điểm phần trăm tăng trưởng; khu vực dịch vụ giá trị tăng thêm (theo giá so sánh 2010) ước đạt 24.997,6 tỷ đồng, tăng 7,32% và đóng góp 1,17 điểm phần trăm; thuế sản phẩm tăng 9,75% và đóng góp 0,41 điểm phần trăm. Về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng khu vực NLTS từ 2,8% năm 2017 giảm xuống còn 2,7% năm 2018; tương tự, tỷ trọng khu vực dịch vụ từ 16,9% còn 16,6%, thuế sản phẩm từ 4,2% còn 4,1%; riêng tỷ trọng khu vực CN-XD từ 76,1% tăng lên 76,6%. GRDP bình quân đầu người đạt 150,1 triệu USD (tương đương gần 6.500 USD), tăng 8,7% so với năm 2017.

Là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh sang công nghiệp:

Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI giúp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp, đóng góp lớn vào chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh, đóng góp cho phát triển hạ tầng xã hội và an sinh xã hội.

FDI là một nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn vào việc phát triển và công nghiệp hóa tại Bắc Ninh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều trong giai đoạn 2010 – 2015 với giá trị công nghiệp bình quân có vốn FDI của tỉnh Bắc Ninh tăng 53,2%/năm, cao hơn bình quân trung toàn ngành của tỉnh 16,1%, toàn tỉnh là 37,1%/năm. FDI thực hiện đầu tư trong rất nhiều ngành nghề trong đó chủ đạo là ngành chế tạo công nghiệp. Năm 2010, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 111.037 tỷ đồng, chiếm 78,2% tổng giá trị sản xuất toàn ngành; đến năm 2015 giá trị sản xuất của ngành này đạt 642.706 tỷ đồng, chiếm 93,3% .

Sự tham gia của FDI đã đa dạng hóa các ngành nghề, sản phẩm công nghiệp và dịch vụ mới, đóng góp trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh, ví dụ như các sản phẩm thiết bị điện, điện tử, linh kiện. Cho đếnnăm 2017, sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 2 toàn quốc (sau Thành phố Hồ Chí Minh) với giá trị ước đạt 979.000 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010).

Tăng thu ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh Bắc Ninh:

Khu vực kinh tế FDI có vai trò quan trọng trong đóng góp ngân sách tỉnh Bắc Ninh với tỷ lệ bình quân 31,5% - 40% tổng thu ngân sách toàn tỉnh, tăng nhanh qua các năm từ 2010 đến nay. Năm 2018, tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh ước đạt 27.911,9 tỷ đồng, đạt 117% dự toán năm và tăng 24% so với năm 2017. Trong đó, thu nội địa chiếm 77,6% và vượt 20,5% dự toán; so với năm 2017, tăng 2,8% về tỷ trọng và tăng tới 28,6% về giá trị. Kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng, nên thu thuế cũng tăng khá.

Kể từ khi có sự tham gia của khu vực kinh tế FDI, hu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh đã được cải thiện đáng kể, đến hết năm 2015 đạt trên 42 triệu đồng/người/năm. Bình quân mỗi năm tỉnh đào tạo việc làm mới cho trên 26 nghìn lao động.

Tác động lan tỏa của khu vực FDI:

Khu vực FDI đã tác động lan tỏa đến các khu vực kinh tế và các lĩnh vực của đời sống xã hội rất rõ nét, khu vực FDI phát triển đã khơi dậy các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy gia tăng phát triển các ngành dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, tư vấn, vận tải, quảng cáo, việc làm...

3.3. Phát triển cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp FDI

3.3.1. Quan hệ cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp FDI nhánh Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp FDI

Số lượng doanh nghiệp FDI đang sử dụng các dịch vụ của VCB tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn trong nền khách hàng của Chi nhánh. Đến năm 2018 tổng khách hàng FDI của Chi nhánh là 393 khách hàng.

Số lượng các doanh nghiệp FDI có quan hệ cho vaychiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với tổng số lượng khách hàng FDI có quan hệ giao dịch nhưng liên tục tăng qua các năm: năm 2015 là 25 khách hàng; năm 2016 là 45 khách hàng; đến 2017 là 76 khách hàng.

Mặc dù số lượng các doanh nghiệp FDI có quan hệ cho vaykhông nhiều nhưng tổng dư nợ từ nhóm khách hàng này lại rất lớn, chiếm khoảng 50% tổng dư nợ của Chi nhánh. Bên cạnh đó, các khách hàng FDI còn mang lại lợi ích rất lớn cho chi nhánh trong hoạt động huy động vốn, thanh toán xuất nhập khẩu.

Tình hình huy động vốn của Doanh nghiệp FDI tại VCB Bắc Ninh:

Trong giai đoạn 2016-2018, Nguồn vốn huy động từ khối khách hàng Doanh nghiệp FDI tại VCB Bắc Ninh cụ thể như sau:

Bảng 3.5. Nguồn vốn huy động từ DN FDI tại Ngân hàng VCB Bắc Ninh (2016-2018)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng KH 5.710 7.734 9.414

- Doanh nghiệp FDI 2.265 2.624 2.889

-Tỷ trọng (%) 39,6 27,9 30,6

- Tổ chức kinh tế khác 705 1.442 1.046

-Tỷ trọng (%) 12,4 18,6 11,2

- Dân cư (Khách hàng cá nhân ) 2.740 3.688 5.479

Tỷ trọng (%) 48,0 47,7 58,2

Nguồn: Tổ tổng hợp của Ngân hàng VCB Bắc Ninh – Phòng Kế toán

Huy động vốn từ khối khách hàng doanh nghiệp FDI tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng tương đối trong Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Từ 2.265 tỷ đồng năm 2016, lượng vốn huy động từ các Doanh nghiệp FDI tăng lên 2.889 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 30,6% tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp FDI góp phần làm gia tăng nguồn vốn huy động từ các cá nhân là công nhân sản xuất của chính các Doanh nghiệp này, nguồn huy động từ lương của công nhân là nguồn vốn huy động không kỳ hạn, giá rẻ góp phần tăng lượng vốn huy động từ khối Khách hàng cá nhân, mang lại lợi nhuận rất lớn cho Chi nhánh.

Tình hình dư nợ của Doanh nghiệp FDI tại VCB Bắc Ninh: Bảng 3.6. Dư nợ khối DN FDI tại VCB Bắc Ninh (2016-2018)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo KH 5.467 6.819 7.455

- Doanh nghiệp FDI 2.606 3.247 3.387

-Tỷ trọng (%) 47,7 47,6 45,4

- Tổ chức kinh tế khác 2.222 2,836 2.137

-Tỷ trọng (%) 40,6 41,6 28,7

- Dân cư (Khách hàng cá nhân ) 639 736 1.931

Tỷ trọng (%) 11,7 10,8 25,9

Nguồn: Tổ tổng hợp của Ngân hàng VCB Bắc Ninh – Phòng Kế toán

Dư nợ khối Khách hàng FDI chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Tổng dư nợ của VCB Bắc Ninh với tỷ trọng bình quân trên 45% Tổng dư nợ. Dư nợ khối Doanh nghiệp FDI đang ngày càng gia tăng, trong giai đoạn 03 năm 2016 – 2018 dư nợ Khối FDI đã tăng 700 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ FDI tại 2018 đạt 3.387 tỷ đồng chiếm 45% tổng dư nợ. Điều này cho thấy hoạt động cho vay FDI tại VCB Bắc Ninh đang có xu hướng tăng trưởng nhanh về quy mô và có vai trò quan trọng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Lợi nhuận mang lại cho VCB Bắc Ninh từ Khách hàng FDI:

Lợi nhuận thu được từ hoạt động là tiêu chí quan trọng nhấtđể đánh giá hiệu quả của hoạt động đó.

Bảng 3.7. Lợi nhuận mang lại cho VCB Bắc Ninh từ các doanh nghiệp FDI (2016-2018) Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng Tuyệt đối Tăng trƣởng tƣơng đối (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 17/16 18/17

1 Lợi nhuận toàn Chi nhánh 190 275 329 85 54 45 20 2 Lợi nhuận do FDI mang lại 105 171 233 66 62 63 36

Tỷ trọng (2)/(1) (%) 55 62 71

3 Lợi nhuận từ cho vay FDI 62 87 95 35 8 56 10

Xét về tỷ trọng lợi nhuận thì mảng cho vay khối FDI có tỷ trọng lợi nhuận thấp hơn so mới mức chung của Chi nhánh do:

- Mức lãi suất áp dụng cho khối FDI thường thấp hơn khối doanh nghiệp nội nên biên lợi nhuận từ mảng cho vay FDI cũng thấp hơn.

- Lợi nhuận ngoài lãi vay của khối FDI lớn hơn khá nhiều so với các doanh nghiệp trong nước do doanh số sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác như: tiền gửi không kỳ hạn, thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, tài trợ thương mại, thanh toán lương… của khối FDI rất lớn.

Tuy nhiên có thể thấy, lợi nhuận từ khối FDI mang lại cho Chi nhánh là rất lớn và ngày càng gia tăng về giá trị cũng như tỷ trọng. Đặc biệt là từ năm 2016, khi dư nợ khối FDI tăng trưởng mạnh mẽ (tăng 87%) và tiệm cận mức 50% tổng dư nợ toàn Chi nhánh thì lợi nhuận mang lại từ khối này đã chiếm phần nhiều hơn trong cơ cấu lợi nhuận của VCB Bắc Ninh. Bởi lẽ, ngoài mảng cho vay ra, các doanh nghiệp FDI còn sử dụng rất nhiều các sản phẩm dịch vụ khác với doanh số lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp nội như: tiền gửi không kỳ hạn, thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, tài trợ thương mại, thanh toán lương…

3.3.2. Chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp FDI nhánh Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp FDI

Từ tháng 1/2015 TSC đã thành lập Phòng Khách hàng FDI tại Trụ sở chính và Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 3/2017 đã chuyển thành Ban Khách hàng FDI tại khu vực Phía Bắc và Phía Nam. Chức năng nhiệm vụ chính: nghiên cứu, đề xuất các chính sách cấp tín dụng, chính sách lãi suất trình Ban lãnh đạo phê duyệt cho đối tượng FDI, phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ Chi nhánh trong việc tiếp cận, chăm sóc Khách hàng FDI.

3.3.2.1. Tiêu chí cấp tín dụng

Theo định hướng chung của hệ thống Vietcombank, VCB Chi nhánh Bắc Ninh theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững đi kèm với việc coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc củng cố quan hệ với các khách hàng lớn, truyền thống, cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng đa dạng hoá khách hàng,

mở rộng cho vay đối tượng KHDN VVN và khách hàng thể nhân, tăng cường cho vay kích cầu đầu tư theo chủ trương của Chính phủ và NHNN. Bên cạnh đó, VCB Bắc Ninh kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đẩy mạnh công tác xử lý và thu hồi nợ xấu, từng bước ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tư, rà soát và có biện pháp kịp thời đối với các khoản cho vay trong lĩnh vực có rủi ro cao.

Trên cơ sở hồ sơ khách hàng cung cấp kèm theo việc thu thập thông tin tổng hợp từ ngành hàng, đánh giá thị trường, đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro khi cho vay, uy tín của khách hàng và kết hợp với báo cáo định hướng ngành do Phòng Phê duyệt tín dụng TSC tổng hợp thống kê, cùng với kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank (Credit rating) dành cho đối tượng khách hàng FDI, Chi nhánh sẽ ra quyết định cấp tín dụng trên cơ sở tiêu chí sau:

Bảng 3.8. Tỷ lệbảo đảm cấp tín dụng của Vietcombank

Loại hình khách hàng XHTD PD của Khách hàng

Tỷ lệ đảm bảo tối thiểu (%) Khoản tín dụng ngắn hạn Khoản tín dụng trung dài hạn 1. Khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)