Quan hệ cho vay của Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 56 - 59)

3.3. Phát triển cho vay của Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh

3.3.1. Quan hệ cho vay của Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh

3.3.1. Quan hệ cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp FDI nhánh Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp FDI

Số lượng doanh nghiệp FDI đang sử dụng các dịch vụ của VCB tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn trong nền khách hàng của Chi nhánh. Đến năm 2018 tổng khách hàng FDI của Chi nhánh là 393 khách hàng.

Số lượng các doanh nghiệp FDI có quan hệ cho vaychiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với tổng số lượng khách hàng FDI có quan hệ giao dịch nhưng liên tục tăng qua các năm: năm 2015 là 25 khách hàng; năm 2016 là 45 khách hàng; đến 2017 là 76 khách hàng.

Mặc dù số lượng các doanh nghiệp FDI có quan hệ cho vaykhông nhiều nhưng tổng dư nợ từ nhóm khách hàng này lại rất lớn, chiếm khoảng 50% tổng dư nợ của Chi nhánh. Bên cạnh đó, các khách hàng FDI còn mang lại lợi ích rất lớn cho chi nhánh trong hoạt động huy động vốn, thanh toán xuất nhập khẩu.

Tình hình huy động vốn của Doanh nghiệp FDI tại VCB Bắc Ninh:

Trong giai đoạn 2016-2018, Nguồn vốn huy động từ khối khách hàng Doanh nghiệp FDI tại VCB Bắc Ninh cụ thể như sau:

Bảng 3.5. Nguồn vốn huy động từ DN FDI tại Ngân hàng VCB Bắc Ninh (2016-2018)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng KH 5.710 7.734 9.414

- Doanh nghiệp FDI 2.265 2.624 2.889

-Tỷ trọng (%) 39,6 27,9 30,6

- Tổ chức kinh tế khác 705 1.442 1.046

-Tỷ trọng (%) 12,4 18,6 11,2

- Dân cư (Khách hàng cá nhân ) 2.740 3.688 5.479

Tỷ trọng (%) 48,0 47,7 58,2

Nguồn: Tổ tổng hợp của Ngân hàng VCB Bắc Ninh – Phòng Kế toán

Huy động vốn từ khối khách hàng doanh nghiệp FDI tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng tương đối trong Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Từ 2.265 tỷ đồng năm 2016, lượng vốn huy động từ các Doanh nghiệp FDI tăng lên 2.889 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 30,6% tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp FDI góp phần làm gia tăng nguồn vốn huy động từ các cá nhân là công nhân sản xuất của chính các Doanh nghiệp này, nguồn huy động từ lương của công nhân là nguồn vốn huy động không kỳ hạn, giá rẻ góp phần tăng lượng vốn huy động từ khối Khách hàng cá nhân, mang lại lợi nhuận rất lớn cho Chi nhánh.

Tình hình dư nợ của Doanh nghiệp FDI tại VCB Bắc Ninh: Bảng 3.6. Dư nợ khối DN FDI tại VCB Bắc Ninh (2016-2018)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo KH 5.467 6.819 7.455

- Doanh nghiệp FDI 2.606 3.247 3.387

-Tỷ trọng (%) 47,7 47,6 45,4

- Tổ chức kinh tế khác 2.222 2,836 2.137

-Tỷ trọng (%) 40,6 41,6 28,7

- Dân cư (Khách hàng cá nhân ) 639 736 1.931

Tỷ trọng (%) 11,7 10,8 25,9

Nguồn: Tổ tổng hợp của Ngân hàng VCB Bắc Ninh – Phòng Kế toán

Dư nợ khối Khách hàng FDI chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Tổng dư nợ của VCB Bắc Ninh với tỷ trọng bình quân trên 45% Tổng dư nợ. Dư nợ khối Doanh nghiệp FDI đang ngày càng gia tăng, trong giai đoạn 03 năm 2016 – 2018 dư nợ Khối FDI đã tăng 700 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ FDI tại 2018 đạt 3.387 tỷ đồng chiếm 45% tổng dư nợ. Điều này cho thấy hoạt động cho vay FDI tại VCB Bắc Ninh đang có xu hướng tăng trưởng nhanh về quy mô và có vai trò quan trọng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Lợi nhuận mang lại cho VCB Bắc Ninh từ Khách hàng FDI:

Lợi nhuận thu được từ hoạt động là tiêu chí quan trọng nhấtđể đánh giá hiệu quả của hoạt động đó.

Bảng 3.7. Lợi nhuận mang lại cho VCB Bắc Ninh từ các doanh nghiệp FDI (2016-2018) Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng Tuyệt đối Tăng trƣởng tƣơng đối (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 17/16 18/17

1 Lợi nhuận toàn Chi nhánh 190 275 329 85 54 45 20 2 Lợi nhuận do FDI mang lại 105 171 233 66 62 63 36

Tỷ trọng (2)/(1) (%) 55 62 71

3 Lợi nhuận từ cho vay FDI 62 87 95 35 8 56 10

Xét về tỷ trọng lợi nhuận thì mảng cho vay khối FDI có tỷ trọng lợi nhuận thấp hơn so mới mức chung của Chi nhánh do:

- Mức lãi suất áp dụng cho khối FDI thường thấp hơn khối doanh nghiệp nội nên biên lợi nhuận từ mảng cho vay FDI cũng thấp hơn.

- Lợi nhuận ngoài lãi vay của khối FDI lớn hơn khá nhiều so với các doanh nghiệp trong nước do doanh số sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác như: tiền gửi không kỳ hạn, thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, tài trợ thương mại, thanh toán lương… của khối FDI rất lớn.

Tuy nhiên có thể thấy, lợi nhuận từ khối FDI mang lại cho Chi nhánh là rất lớn và ngày càng gia tăng về giá trị cũng như tỷ trọng. Đặc biệt là từ năm 2016, khi dư nợ khối FDI tăng trưởng mạnh mẽ (tăng 87%) và tiệm cận mức 50% tổng dư nợ toàn Chi nhánh thì lợi nhuận mang lại từ khối này đã chiếm phần nhiều hơn trong cơ cấu lợi nhuận của VCB Bắc Ninh. Bởi lẽ, ngoài mảng cho vay ra, các doanh nghiệp FDI còn sử dụng rất nhiều các sản phẩm dịch vụ khác với doanh số lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp nội như: tiền gửi không kỳ hạn, thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, tài trợ thương mại, thanh toán lương…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)